Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 210

Chủ đề: Các bệnh lây qua đường tình dục.

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần

    Các bệnh lây qua đường tình dục.

    Bệnh lậu ở nam giới

    Bệnh lậu do một loại vi khuẩn hình cầu, ghép với nhau từng đôi, trên kính hiển vi cho hình ảnh giống như hạt cà phê, được gọi là song cầu lậu (Gonococcique). Bệnh được truyền từ người có bệnh sang người lành chủ yếu thông qua quan hệ tình dục, gây tổn thương chủ yếu tại bộ phận sinh dục. Với nam giới thì biểu hiện bệnh đặc trưng và rõ nét hơn đó là: đau khi đi tiểu, mủ tiết ra ở đầu dương vật. Khi mắc bệnh lậu, người bệnh đi tiểu ra mủ, rất đau, buốt, sốt.

    Bệnh lậu ở nam giới
    Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với bệnh có các triệu chứng giống lậu nhưng không do lậu gây ra bởi các vi khuẩn Chalmydia và Mycoplasma. Bệnh lậu nếu không được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường như viêm bàng quang, chít hẹp niệu đạo, vô sinh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung khăn tắm, quần áo lót có dây mủ niệu đạo, âm đạo của người bị lậu. Để phòng bệnh không có cách gì khác là phải chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục bừa bãi; không dùng chung quần áo, khăn tắm với người mắc bệnh lậu.
    Các biểu hiện thường gặp
    Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh lậu. Mặc dù một số nam giới bị bệnh lậu không bộc lộ triệu chứng gì nhưng với một số khác thì các dấu hiệu và triệu chứng vẫn bộc lộ trong vòng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh; các triệu chứng có thể tới 30 ngày mới bộc lộ như có cảm giác bỏng rát khi đái hay xuất tiết có màu trắng, vàng hay xanh ở dương vật. Đôi khi nam giới bị bệnh lậu thấy đau hay sưng ở tinh hoàn.
    Ở nữ, các triệu chứng thường nhẹ hơn nhưng hầu hết nữ bị nhiễm bệnh lại không bộc lộ triệu chứng gì. Ngay cả khi phụ nữ có triệu chứng thì cũng đặc hiệu và thường lầm là viêm bàng quang hay âm đạo. Các triệu chứng và dấu hiệu ban đầu ở nữ là đau hay nóng rát khi đi tiểu, tăng xuất tiết ở âm đạo hay ra máu giữa kỳ kinh.
    Bệnh lậu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên trong vòng 3-5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh; sớm nhất là 1 ngày, chậm nhất là 2 tuần lễ sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh.



    Lậu biến chứng ở mắt

    Triệu chứng nhiễm vi khuẩn lậu ở trực tràng với cả 2 giới là xuất tiết, ngứa hậu môn, ra máu hay nhu động ruột đau. Nhiễm khuẩn ở trực tràng cũng có thể không gây ra triệu chứng gì. Nhiễm khuẩn ở họng có thể gây đau họng nhưng thường không bộc lộ triệu chứng.
    Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
    Bệnh lậu không được điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ vĩnh viễn và nghiêm trọng cho cả nam và nữ. Với phụ nữ, bệnh lậu là một nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm tiểu khung, có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho vòi trứng bị tổn thương để gây ra hiếm muộn hay tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung. Với nam giới, bệnh lậu có thể gây viêm mào tinh, nếu không được điều trị có thể dẫn đến hiếm muộn. Bệnh lậu có thể lan tới máu và khớp, đe doạ sinh mạng người bệnh. Ngoài ra, người bị bệnh lậu cũng dễ bị nhiễm HIV và dễ lây lan HIV cho người khác hơn.
    Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có thể lây bệnh cho con khi đi qua âm đạo và có thể làm cho trẻ bị mù, nhiễm khuẩn khớp hay máu đe doạ sinh mạng trẻ. Nếu được điều trị sớm thì giảm nguy cơ có biến chứng nên khi có thai cần được thầy thuốc khám, làm tét và điều trị nếu nghi ngờ bị nhiễm lậu cầu.


    Biến chứng ở mắt trẻ bị nhiễm bệnh lậu
    Cách điều trị bệnh lậu
    Có nhiều loại kháng sinh điều trị hiệu quả bệnh lậu nhưng cần dùng đủ liều mới có thể khỏi hẳn. Dù thuốc có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không sửa chữa được tổn thương vĩnh viễn do bệnh gây ra. Bệnh nhân lậu cũng cần làm tét để phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục khác. Người đã từng bị bệnh lậu và đã từng được điều trị vẫn có thể tái nhiễm nếu có quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu. Nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng sau khi đã điều trị thì cần gặp thầy thuốc để khám lại.
    Bác sĩ Ðào Xuân Dũng
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  3. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh lậu và chlamydia


    Bệnh lậuchlamydia là hai bệnh hay đi kèm với nhau. Lậu và chlmaydia thường nhiễm vào cổ tử cung phụ nữ và đường tiết niệu nam giới, ngoài ra cũng có thể có ở trực tràng (bên trong hậu môn) và cổ họng. Đa số nam giới nhiễm các bệnh này đều có hiện tượng ra mủ ở dương vật, tiểu buốt. Nữ giới kém may mắn hơn, chỉ có một số ít phụ nữ tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt hoặc đau bụng dưới, còn đa số không có biểu hiện gì nên không biết mình bị bệnh.

    Cả hai bệnh đều có thể gây ra những hậu quả tai ác. Nữ giới nhiều người vì không biết, không điều trị mà bị viêm phần phụ, đến lúc phát hiện thì đã bị tắc ống dẫn trứng, chửa ngoài tử cung. Nếu đang mang thai mà nhiễm các bệnh này, bạn nhất thiết cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và xin lời khuyên về việc sinh đẻ, vì bệnh có thể lây sang bé khi bạn sinh. Cả hai bệnh đều có thể làm cho bé bị đau mắt, mù mắt nếu không điều trị kịp thời. Chlmaydia còn có thể làm cho bé bị viêm phổi. Nam giới bị một trong hai bệnh này nếu không điều trị sớm thì có thể viêm ống dẫn tinh và mào tinh, có khi dẫn đến vô sinh. Lậu không được điều trị còn có thể biến chứng đến các khớp xương, đến tim, đến não.


    Bệnh lậu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên trong vòng 3-5 ngày kể từ khi nhiễm bệnh
    Không phải tất cả những người bệnh mắc bệnh lậu khi xét nghiệm đều phát hiện ra bệnh, đặc biệt là nữ giới. Việc xét nghiệm Chlmaydia thì rất tốn kém và hiếm nơi có điều kiện thực hiện. Do đó, cách chữa phổ biến là chuẩn đoánbệnh lậu, sau đó điều trị đồng thời cả hai bệnh. Lậu và Chlmaydia có kháng sinh đặc biệt, nếu phát hiện khi chưa biến chứng thì có thể chữa không mấy khó khăn

  4. Có 2 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    mamsong (28-10-2013),satrungtho (01-08-2013)

  5. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Những dấu hiệu bị nhiễm khuẩn chlamydia ở chị em

    Nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ thường không có dấu hiệu rõ ràng và khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Vì vậy, chị em đừng bỏ qua bất kì thay đổi nào của cơ thể vì nó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia.

    Nhiễm khuẩn Chlamydia là tình trạng bệnh do vi khuẩn chlamydia tracomatis gây ra, có thể ở cơ quan sinh dục hoặc ở hệ thống cơ quan khác.


    Nếu bạn là phụ nữ và quan tâm đến các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia thì bạn nên biết rằng đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả vô sinh và đau vùng chậu mãn tính.


    Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là những dấu hiệu bệnh này ở phụ nữ thường khó nhận ra và khi phát hiện thì bệnh đã phát sinh các biến chứng.


    Nói như vậy không có nghĩa là không có cách nào để nhận biết các triệu chứng ban đầu của bệnh này. Với những chị em nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn chlamydia thì không nên coi thường các biểu hiện sau đây.


    1. Dịch âm đạo


    Nếu bạn nhận thấy tiết dịch âm đạo bất thường, có thể bạn đang bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó, không ngoại trừ nhiễm khuẩn chlamydia. Trong trường hợp này, điều tốt nhất bạn có thể làm là đi khám phụ khoa. Các xét nghiệm có thể cho bạn biết chính xác bạn đang mắc bệnh gì.


    2. Chuyện tiểu tiện thay đổi


    Nếu bạn đang nghi ngờ về những dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia ở phụ nữ, bạn không bao giờ được bỏ qua cảm giác bỏng rát hoặc đau khi đi tiểu. Cảm giác này cũng có thể xuất hiện khi giao hợp. Trong trường hợp gặp các triệu chứng như vậy, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.




    3. Chảy máu bất thường


    Khi nói đến các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia ở phụ nữ, nhiều chị em thừa nhận rằng, một trong số những triệu chứng ban đầu mà họ gặp là chảy máu sau khi giao hợp qua đường âm đạo. Nếu bạn cũng thấy hiện tượng này, nên ngừng "quan hệ vợ chồng" trước khi đi khám và được bác sĩ kết luận nguyên nhân do đâu.


    4. Đau ở gan và ở bụng


    Dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ cũng có thể bao gồm cả đau bụng. Những cơn đau này có thể đi kèm với đau xung quanh tử cung hay gan. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng gan không có liên quan tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nếu bạn bị đau ở gan thì rất có khả năng bạn bị nhiễm khuẩn chlamydia.


    5. Đau họng


    Những chị em đang lo lắng về các triệu chứng của nhiễm khuẩn chlamydia thì nên biết rằng đau họng cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn ở những trường hợp chị em có quan hệ tình dục bằng miệng với "đối tác" bị nhiễm khuẩn chlamydia.


    6. Đau ở lưng dưới hoặc xương chậu


    Cơn đau ở xương chậu hoặc ở phần lưng dưới có thể là dấu hiệu người phụ nữ đã nhiễm khuẩn chlamydia. Và khi các dấu hiệu này xuất hiện thì rất có thể nhiễm trùng đã lây lan từ cổ tử cung ra các ống dẫn trứng.


    Mặc dù các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ không phải luôn luôn rõ ràng, nhưng chị em hãy thận trọng khi có những thay đổi bất thường của cơ thể, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến hoạt động tình dục để có thể đi khám kịp sớm và phát hiện bệnh kịp thời.


    Những nguy hiểm do nhiễm khuẩn chlamydia gây ra với phụ nữ


    Nhiễm khuẩn chlamydia là bệnh tình dục khá phổ biến và dễ dàng lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt với những chị em có quan hệ tình dục không an toàn.






    Nhiễm khuẩn chlamydia nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng niệu đạo, viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng… Trong trường hợp này, người phụ nữ thường có các dấu hiệu như buồn đi tiểu liên tục, đau khi đi tiểu, co thắt vùng chậu, sốt, đau khi giao hợp và đau bụng.


    Nhiễm khuẩn chlamydia còn gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nó có thể khiến chị em khó khăn trong việc mang thai, thai ngoài tử cung, thậm chí có thể gây ra vô sinh. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, mưng mủ… thì khả năng phải phẫu thuật để cứu cuộc sống của bệnh nhân là khó tránh.


    Cũng giống như bệnh lậu, người mẹ đang mang thai mà nhiễm khuẩn chlamydia thì có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, em bé được sinh ra theo cách sinh thường cũng có thể bị nhiễm bệnh. Những em bé nhiễm khuẩn chlamydia có thể phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng mắt…


    Có thể nói, nhiễm khuẩn chlamydia rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, chị em cần hết sức chú ý, phòng bệnh hơn là chữa bệnh nhé. Cách tốt nhất để phòng nhiễm khuẩn chlamydia qua đường tình dục là dùng bao cao su khi có "quan hệ".

  6. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  7. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh hạ cam

    Bệnh hạ cam do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng là những vết loét đau, có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, thường kèm theo nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét bên trong thì bạn không nhìn thấy vết loét, nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất thường, chảy máu ở hậu môn.Bệnh hạ cam hiện có kháng sinh đặc hiệu.



    Bệnh hạ cam mềm.:vết loét tròn, kích thước 1-2cm. Bờ vết loét rất rõ, bờ có thể tróc, bờ đôi với 2 viền: trong vàng, ngoài đỏ. Bề mặt vết loét có mủ màu vàng.

    Vết loét thường thấy ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình âm đạo. Vết loét trong âm đạo không đau mà chỉ có mủ chảy ra.


    1. Triệu chứng của bệnh hạ cam

    - Tổn thương là vết loét mềm ở sinh dục xuất hiện 3-5 ngày sau khi lây bệnh.
    - Trái với giang mai loét không đau và tự lành sau một thời gian, bệnh hạ cam các vết loét tồn tại nhiều tháng.
    - Săng là một sẩn mềm bao quanh bằng hồng ban. Sau đó sẩn thành mủ rồi vỡ ra thành vết loét tròn, kích thước 1-2cm. Bờ vết loét rất rõ, bờ có thể tróc, bờ đôi với 2 viền: trong vàng, ngoài đỏ. Bề mặt vết loét có mủ màu vàng. Nếu rửa sạch mủ sẽ thấy đáy không bằng phẳng, lởm chởm, có những chồi thịt. Săng nằm trên vùng da phù nề mềm, đau nên gọi là hạ cam mềm.
    - Hạch: được coi là biến chứng của bệnh. Gặp 50% trường hợp. Hạch một bên bẹn sưng to, đỏ và đau. Ít gặp ở nữ.
    - Vết loét thường thấy ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật, tiền đình âm đạo. Vết loét trong âm đạo không đau mà chỉ có mủ chảy ra.
    2. Xét nghiệm
    - Nhuộm gram hoặc giêm sa: trực khuẩn gram âm, ngắn, xếp thành chuỗi song song như đàn cá bơi hoặc dải dài như đường tàu.
    - Nuôi cấy khó khăn.
    - Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh giang mai và herpes sinh dục.
    3. Cách điều trị bệnh hạ cam

    - Điều trị cho bệnh nhân và bạn tình.
    - Phải xét nghiệm tìm các BLQĐTD khác như giang mai, lậu…
    - Erythromycine 500mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày. Cedtriaxone 250mg TB liều duy nhất. Spectinomycin 2gr tiêm bắp liều duy nhất.
    - Hạch viêm cần chọc hút mủ qua vùng da lành.
    Theo Phác đồ điều trị Bv Từ Dũ

  8. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  9. #5
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1987 )
    trungan1987's Avatar
    Ngày tham gia
    26-06-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TPHCM
    Bài viết
    3,023
    Cảm ơn
    147
    Được cảm ơn: 751 lần
    anh tuấn ơi anh cho em hỏi, vậy để xn lậu thì cần thời gian bao lâu để mình có thể xn biết chính xác là mình bị lậu vậy anh.

  10. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh sùi mào gà biến chứng và điều trị

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện là những mụn sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng hoặc dương vật, đôi khi xung quanh lỗ hậu môn. Đó là những u lành tính của tế bào do virus HPV, lây truyền chủ yếu qua giao hợp. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.
    Biểu hiện bệnh sùi mào gà như thế nào? Đó là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa. Ở phụ nữ thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.
    Bệnh sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung – một loại ung thư gây ra bởi virus HPV (rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung). Cần phải nhấn mạnh rằng nhiễm HPV xảy ra trước khi xuất hiện các tổn thương loạn sản và sau đó là các tổn thương ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, bệnh cũng có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị.
    Hầu hết bệnh sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:
    - Chấm dung dịch trichloactic acid: Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.
    - Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da). Không được dùng thuốc này trong khi có thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn.
    Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Vớibệnh sùi mào gà ở nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.
    Nguy cơ của bệnh sùi mào gà là ung thư cổ tử cung nên những phụ nữ có sùi mào gà phải làm xét nghiệm soi tế bào âm đạo hằng năm để phát hiện sớm những thay đổi có thể dẫn đến bệnh này. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm này hai năm một lần. Đây là cách duy nhất để loại trừ sớm ung thư cổ tử cung ở người có sùi mào gà.
    Chú ý: Khi chữa trị, nên bôi thuốc mỡ xung quanh chỗ sùi để bảo vệ vùng da lành. Thuốc chữa sùi mào gà thường gây loét, đau trong thời gian ngắn ở nơi bị tổn thương. Cần giữ vết loét cho sạch và khô, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cho đến khi không còn sùi mào gà, sau khi điều trị khỏi vẫn phải dùng bao cao su ít nhất 6 tháng.


  11. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  12. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh rận mu

    Rận là loài kí sinh trùng hút máu, mình phẳng và không có cánh. Rận thường lây nhiễm cho những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hay trong môi trường sống chật chội, đông đúc. Rận mu (Phthirus pubis), còn được gọi là rận cua vì hình dạng giống con cua, thường sống và sinh sản ở vùng mu. Tuy nhiên rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày hay da đầu.
    Rận bờ mi hiếm gặp, thường gây ngứa mi mắt và khó chẩn đoán, điều trị bằng thuốc.
    Có 3 loại chí rận kí sinh trên cơ thể người. Pediculus humanus capitis (chí đầu) thấy ở trên đầu. Pediculus humanus corporis ( chí thân) thường sống trên quần áo. Phthirus pubis ( rận mu hay crab louse) thường thấy ở vùng bẹn, mu. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, hậu môn, lông mi, lông mày, lông trước ngực và da đầu. Bệnh rận thường gặp ở những nước đang phát triển do tình trạng vệ sinh kém, và hiện nay bệnh rận đang trở lại do sự gia tăng hoạt động tình dục của trẻ vị thành niên.

    Rận mu là một loại côn trùng có chân, không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh. Rận có ba cặp chân thuộc phần trước của bụng và bám vào lông mi bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu, 4 cặp chân nhỏ trên phần sau của bụng. Do tính chất đổi màu của rận, nên rất khó nhìn thấy chúng.

    Bệnh rận mu trên cơ quan sinh dục
    Rận mu còn được gọi là rận bẹn (vì thấy chúng hút máu ở vùng bẹn), hay là rận cua (vì chúng có hình hài giống con cua). Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu (ở những người đàn ông không cắt bao quy đầu). Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản (đẻ trứng) ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc.
    Bệnh rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi. Có lẽ do lông ở nam giới cứng và khô, dễ thích nghi với rận mu hơn nên rận mu thường gặp ở đấng mày râu. Bệnh rận mu có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục; mặc chung quần áo lót của người có rận mu; dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Một điều đáng lưu ý là, mắc bệnh rận mu có thể cùng lúc với các bệnh lây qua đường tình dục khác như, viêm gan B, C, HIV/AIDS, giang mai, nhiễm nấm. Khi ngứa vùng kín cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu. Điều trị bệnh rận mu thực ra không khó khăn, nhưng dùng thuốc gì, dùng như thế nào không thể tự ý mua thuốc về dùng mà cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cụ thể cho việc diệt rận mu và trứng của chúng như thế nào cho triệt để.
    Để phòng bệnh rận mu thì không mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.

  13. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  14. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh giang mai

    Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Bệnh này do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh. Bệnh giang mai phát triển theo ba giai đoạn:
    - Giai đoạn sớm: Khoảng 10-90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn, bạn có một vết loét dày ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn (cũng có khi trên cổ tử cung, miệng và những nơi khác). Vết loét thường không gây đau, không có mủ nên bạn có thể không để ý. Chúng tự biến mất trong khoảng 2-6 tuần. Bạn thường thấy hạch vùng bẹn to nhưng không đau.
    - Giai đoạn hai: Nhiều tháng sau, bạn có thể có một vài triệu chứng như sốt, suy nhược cơ thể, người nổi các vết màu hồng đỏ gọi là đào ban (hết trong vòng vài tháng). Sau đó, các sẩn giang mai nổi cao trên mặt da. Các sẩn trợt, sẩn phì đại chứa rất nhiều vi trùng, xuất hiện ở các cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng. Rất có thể bạn qua giai đoạn này mà không hề có triệu chứng của bệnh giang mai.



    - Giai đoạn muộn: Nếu không chữa trị, nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau, bệnh có thể biến chứng vào các cơ quan, gây các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, mù, điếc, liệt… và dẫn đến tử vong.
    Ngoài đường lây chính là đường tình dục, bệnh giang mai còn có thể lây từ mẹ sang con trong khi mang thai và sinh nở, có thể dẫn đến thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc chết sau khi đẻ.

    Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách thử máu. Khi đã xác định là có bệnh, bạn phải chữa bằng thuốc đặc trị, liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh
    .

  15. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  16. #9
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Mụn rộp sinh dục

    Bệnh mụn rộp là bệnh do một loại virut có khả năng lây truyền mạnh và sống trong cơ thể suốt đời, có 2 thể: virus herpes simplex 1 (HSV1) có nguồn gốc là virut gây chốc mép. Virus herpes 2 (HSV2) phát triển ở niêm mạc cơ quan sinh dục. Mụn rộp sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, các virus này xâm nhập vào cơ thể qua những lỗ hổng trên da hoặc trên màng nhầy của bạn.
    Triệu chứng của bệnh mụn rộp
    Nơi nhiễm HSV có cảm giác đau rát, vài giờ sau nổi mảng đỏ trên mặt da bị tổn thương và những mụn nước nhỏ, đau hoặc loét nông ở âm hộ, các môi sinh dục, cổ tử cung ở phụ nữ hoặc dương vật ở nam giới… xuất hiện trên mảng đỏ thành từng chùm hoặc rải rác. Bệnh nhân đi tiểu đau, vùng sinh dục dễ bị đau khi chạm vào. Phụ nữ có thể bị ra huyết trắng. Vài ngày sau mụn nước vỡ, tạo nên các vết loét có vảy, đau đớn. Từ 7-20 ngày, vảy bong ra để lại vết trợt đỏ rồi lành, không gây sẹo.

    Bệnh Herpes thường tái phát nên dù đã khỏi nhưng sau một thời gian vẫn bị lại. Lần đầu nhiễm bệnh Herpes sinh dục có triệu chứng giống như bệnh cúm (đau bắp thịt, mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ), đi tiểu đau và nước tiểu ít, hạch bạch huyết bị sưng; sưng, đau hoặc ngứa quanh bộ phận sinh dục.
    Biến chứng của mụn rộp
    Ở người trưởng thành, ngoài vết loét da, Herpes sinh dục không gây ra các biến chứng gì nặng nề khác. Khi mẹ mang thai bị Herpes sinh dục với các vết loét da có thể lây qua cho con trong quá trình đứa trẻ được sinh ra qua ngã âm đạo. Trường hợp này, Herpes sinh dục có thể gây tổn thương não, mờ mắt hoặc tử vong cho trẻ. Nhiễm Herpes sinh dục từ mẹ qua con thường gặp hơn nếu mẹ bị nhiễm và bộc phát lần đầu khi mang thai hoặc đang ở trong giai đoạn hoạt động của herpes sinh dục.
    Lời khuyên
    Khi phát hiện mình bị mụn rộp bạn cần nhanh chóng đi bệnh viện khám . Các xét nghiệm sẽ cho chẩn đoán chính xác và việc điều trị sẽ đạt kết quả tối ưu.
    - Không sờ vào, không gãi hoặc băng bó những vùng bị tổn thương.
    - Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục khi người bạn đời của bạn bị mụn rộp.
    - Rửa tay bằng xà phòng sau khi rửa, chạm vào… những vùng tổn thương.
    - Không dùng chung những dụng cụ như găng tay, khăn mặt… trong nhà tắm, nhà vệ sinh.
    - Không thơm, hôn… những người đang bị mụn rộp ở môi.
    - Không đưa tay lên mắt đề phòng bệnh có thể lây lan lên phần này.
    Hãy ghi nhớ rằng, virus cũng có thể lây truyền gay cả khi bạn hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Hãy đợi đến khi các vết loét hoàn toàn lành lặn trước khi quan hệ tình dục trở lại
    .

  17. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  18. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,977
    Cảm ơn
    1,943
    Được cảm ơn: 21,469 lần
    Bệnh nấm bẹn

    Bệnh nấm bẹn mà dân gian gọi là “hắc lào”. Bệnh thường do các chủng nấm dermatophyte gây nên. Điều kiện thuận lợi để loại nấm này phát triển là môi trường kiềm: tiết nhiều mồ hôi, dùng nhiều xà phòng. Mồ hôi đọng lại làm các tế bào sừng luôn bị ướt đẫm, rồi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử nấm xâm nhập vào trong da và gây bệnh.Khởi đầu vùng da đỏ lên, có thể ngứa hoặc hơi rát, sau đó xuất hiện các tổn thương da như sẩn, mụn nước. Càng gãi và chà xát thì tổn thương càng lan rộng ra. Tổn thương da có xu hướng bong vảy và lành ở trung tâm nhưng lại có viền bờ hình nhiều vòng cung do sợi nấm phát triển và lan rộng ra. Ta có thể quan sát thấy có các sẩn màu đỏ nổi cao hơn mặt da hoặc các mụn nước ở viền bờ tổn thương. Lúc đầu bị một bên bẹn sau đó có thể lan ra hai bên. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng thì bệnh có thể lan rộng ra cả hai mông, thân mình và khi gãi nhiều thì các sợi nấm ăn vào móng, gây sần sùi các móng.
    Bệnh lây cho người khác vì thế không dùng chung quần lót, chậu tắm.Điều trị: Tuyệt đối không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc. Nên tắm rửa nhẹ nhàng, không chà mạnh. Tắm bằng xà phòng diệt nấm như sastid, nizorale, kara hoặc bằng chanh hoà loãng, không nên xát chanh trực tiếp lên vùng da bệnh làm tổn thương da.Tại chỗ: Tuyệt đối không được bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort… vì các chế phẩm này làm cho nấm lan rộng ra và ăn sâu xuống, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bôi một trong các chế phẩm chứa các hoạt chất diệt nấm như: fungiderm, nizorale, lamisin… ngày 2 lần trong 2 – 4 tuần tùy theo mức độ của tổn thương. Khi tổn thương da trông như lành rồi vẫn phải tiếp tục bôi thêm thuốc từ 1-2 tuần để tránh tái phát. Nếu để bệnh phát lâu quá hoặc lan rộng thì phải uống thêm kháng sinh chống nấm phối hợp dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.Phòng tái phát: Lau bằng khăn khô ngay khi ra nhiều mồ hôi, tắm rửa bằng xà phòng diệt nấm, không tự ý bôi các thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
    TS. Nguyễn Thị Lai

  19. Có 3 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    frank ky (05-06-2015),hoanglong92 (14-08-2013),mamsong (28-10-2013)

  20. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh Mụn rộp sinh dục là gì?

    Bệnh Mụn rộp sinh dục là gì?

    Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh lây nhiễm qua bộ phận sinh dục do virus Herpes simplex (HSV) gây nên. Bệnh cần điều trị sớm nếu không sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và người thân của bạn

    Mụn rộp sinh dục lây truyền như thế nào?

    Mụn rộp sinh dục lây truyền qua giao hợp không được bảo vệ (theo hình thức dương vật - âm đạo hoặc dương vật - miệng), hoặc có thể lây truyền qua vết xước của bộ phận sinh dục khi tiếp xúc với dịch tiết của mụn rộp.
    Triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục?

    Thời gian ủ bệnh của mụn rộp sinh dục khoảng 1 tuần.Đầu tiên là tình trạng giả cúm (sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ toàn thân) sau đó xuất hiện đau, ngứa, đái khó, tiết dịch âm đạo, niệu đạo, các mụn nước nổi lên ở bộ phận sinh dục ngoài, lan rộng, sau vài ngày tự vỡ chảy nước vàng và để lại vết loét trợt rất nông, nền đỏ, đau, ngứa. Các vết loét này đóng vảy sau vài ngày đến vài tuần, không để lại sẹo, dễ tái phát.
    Tiến triển của mụn rộp sinh dục như thế nào?

    Mụn rộp sinh dục tiến triển thường rầm rộ và thường kéo dài từ 1-3 tuần, sau đó có thể tái phát lại dù có được điều trị. Tỷ lệ tái phát trong vòng 12 tháng của mụn rộp sinh dục là 90% đối với type 1 và 55% đối với type 2.
    Biến chứng của mụn rộp sinh dục là gì?

    Do có các vết loét ở bộ phận sinh dục nên biến chứng đầu tiên là nhiễm khuẩn (bội nhiễm), có thể có các biến chứng khác ở bạn gái như viêm cổ tử cung do herpes, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ.... Còn ở nam giới, có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến.
    Điều trị mụn rộp sinh dục như thế nào?

    HSV là một loại virus do vậy, cũng như mọi loại virus khác, kháng sinh không có thể diệt được chúng. Hiện nay việc sử dụng các thuốc kháng virus như acylovir, valacyclovir đã được áp dụng. Những thuốc này không diệt dược virus, không loại được virus ra khỏi cơ thê nhưng chúng kìm hãm được tốc độ phát triển của virus trong cơ thể, điều đó sẽ làm giảm các triệu chứng (mụn rộp, đau, ngứa). Tuy nhiên hiệu quả điều trị của những thuốc này còn khiêm tốn, chỉ có tác dụng trong giai đoạn cấp mà thôi, không ngăn ngừa được tái phát.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 09-10-2013 lúc 22:44.

  21. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  22. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh do virut Herpes: Chữa trị thế nào?

    Virut Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ. Hiếm khi virut này gây nên bệnh trầm trọng và có thể ảnh hưởng tổn hại đến thai nhi. Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó. Herpes ở môi phổ biến nhất gây bởi HSV týp1, ngược lại, Herpes sinh dục thường gây bởi HSV týp2.
    Nguy cơ và biểu hiện bệnh
    Điều kiện thuận lợi để virut xâm nhập gây bệnh thường là: tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương...), chấn thương răng - miệng (nhổ, trám răng...), sốt, cảm cúm, các bệnh nhiễm trùng (như viêm đường hô hấp trên...), kinh nguyệt, có thai, suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần, chấn thương thể chất, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch (AIDS, ung thư...). Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.
    Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.
    Nhiễm HSV ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài...) mụn nước lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.



    Herpes môi





    Một số hình ảnh tổn thương do virut Herpes simplex.
    Ðiều trị thế nào?
    HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.
    Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.
    Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.
    Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.
    Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
    Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.
    Phòng ngừa lây nhiễm
    Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
    Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...
    Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”...
    Rửa tay sau khi thoa thuốc.
    Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
    Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
    Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.
    BSCKI. Hoa Tấn Dũng

  23. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Triệu chứng của bệnh giang mai

    Triệu chứng của bệnh giang mai

    23:56:12, 26/12/2011

    Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.
    Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).
    Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.
    - Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.
    - Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.
    - Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.
    - Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
    - Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.
    Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.
    Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).
    (Theo Tâm sự bạn trẻ)

  24. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  25. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả

    Ngày: 27-11-2012Bệnh giang mai cùng với lậu và HIV là 3 bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Để tránh bị mắc những bệnh này bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về nó, có đời sống tình dục an toàn và lành mạnh. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn về dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
    Xoắn khuẩn giang mai
    1. Dấu hiệu nhận biết sớm

    Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau ở cơ quan sinh dục của bạn thì bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời:- Nhận thấy có một (hay hơn một) vết loét không đau, đường kính 1-2 cm, ở dương vật hay ở trong hay quanh âm đạo và có thể không nhận thấy.- Xuất hiện những ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, cánh tay và cẳng chân, kèm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.2. Nguyên nhân gây bệnh

    - Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây nên. Nó được phát hiện ra bởi Schaudinn và Hoffmann năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đư­ờng kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ.- Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thư­ờng là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đ­ường sinh dục,đư­ờng hậu môn grain đ­ường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.3. Triệu chứng

    Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần. Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai. Bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn, và mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau:Giai đoạn 1

    Sau thời kỳ ủ bệnh từ 3-4 tuần, sẽ xuất hiện những săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
    - Đó chính là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).- Săng thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục. Ở phụ nữ hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi, …- Có hiện tượng hạch ở vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có “hạch chúa” là hạch to nhất.Giai đoạn 2



    Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:- Xuất hiện các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.- Các mảng niêm mạc hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.- Viêm hạch lan tỏa.- Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.Giai mai đoạn 3

    Giai đoạn này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:- “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.- Xuất hiện những thương tổn ở tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).Tuy nhiên, giữa các giai đoạn thứ nhất đến thứ hai, thứ hai đến thứ ba bệnh có thể không có biểu hiện lâm sàng. Đây là những trường hợp giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.4. Hậu quả

    - Giang mai là một bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị ở giai đoạn sớm thì ở giai đoạn muộn (sau 3 đến 15 năm) xuất hiện những tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở xương, da hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra bệnh ở van tim hoặc phình mạch, viêm màng não, mù, bệnh ở hệ thần kinh trung ương – liệt, tử vong.- Giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ làm sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.- Gây một số dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc làm tổn thương một số cơ quan của trẻ như: bất thường về răng,tổn thương da và ban đỏ, điếc, mù…

  26. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  27. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giang mai

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Giang mai
    Phân loại và tư liệu bên ngoài

    Xoắn khuẩn giang mai
    ICD-10 A50.-A53.
    ICD-9 090-097
    MedlinePlus 001327
    eMedicine med/2224emerg/563 derm/413
    MeSH D013587
    Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩnTreponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.[1]
    Thầy thuốc mà rành về giang mai là rành về y khoa (William Osler)
    Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, vàxương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
    Mục lục

    [ẩn]



    Chẩn đoán[sửa]

    Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.[2]
    Giai đoạn 1[sửa]


    Vết loét hạ cam trên ngón tay. Khác với các bệnh lây truyền qua đường tình dụckhác, bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác

    Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.[2] Tổn thương này, được gọi là săng, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm,[2] bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.[2] Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
    Giai đoạn 2[sửa]


    Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn thứ phát xuất hiện trên lòng bàn tay, cũng có khi ở lòng bàn chân.


    Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 52 tuổi mắc bệnh AIDS; các vết loét và sẩn xuất hiện trên khuôn mặt, ngực, cánh tay


    Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 23 tuổi với các nốt phỏng nước trên lưng.

    Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.[2] Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân [2][3], hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.[4]
    Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc[2]. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.[4] Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu.[4] Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.[2] Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.[2][5] Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.[5]


    • Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 ở lòng bàn tay.

    • Nốt nhú đỏ xuất hiện toàn thân

    • Ban ngứa dữ dội của bệnh giang mai giai đoạn 2

    Giai đoạn tiềm ẩn[sửa]

    Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.[6] Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).[5] Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh,[5] giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.[5]
    Giai đoạn 3[sửa]


    Mô phỏng đầu của một bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn 3

    Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).[2][5] Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.[2]

    • Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm)[2] , có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.[4]
    • Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.[2] Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô sơ.[7]Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.[7]
    • Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.[2]

    Điều trị[sửa]


    Áp phích tuyên truyền điều trị giang mai trong thời kỳ đầu (Hoa Kỳ)

    Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
    Giai đoạn đầu[sửa]

    Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.[8] Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.[8] Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự như điều trị bằng penicillin.[2]
    Giai đoạn biến chứng[sửa]

    Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày.[2][8] Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.[2] Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra.[2]
    Phản ứng Jarisch-Herxheimer[sửa]

    Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer.[2] Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.[2]
    Phòng ngừa[sửa]

    Bài chi tiết: Tình dục an toàn
    Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống.[8] Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn.[9][10] Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.[11]
    Dịch tễ học[sửa]


    Chuẩn hóa theo độ tuổi tử vong do bệnh giang mai trên 100.000 người vào năm 2004.[12]  no data
      <35
      35-70
      70-105
      105-140
      140-175
      175-210
      210-245
      245-280
      280-315
      315-350
      350-500
      >500



    Báo cáo các ca nhiễm giang mai ở Hoa Kỳ giai đoạn 1941–2009

    12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển.[8] Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh.[13] Trong vùng Saharachâu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.[13]
    Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới[8](đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.[8]
    Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.[14]
    Lịch sử[sửa]

    Các tên gọi khác[sửa]

    Tên tiếng Anh của "giang mai" là "Syphilis" được đặt ra bởi một bác sĩ kiêm nhà thơ người Ý: Girolamo Fracastoro trong sử thi bằng tiếng Latinh viết vào năm 1530 của ông, có tiêu đềSyphilis sive gallicus (Giang mai hay các bệnh của người Pháp). Các nhân vật chính của bài thơ là một người chăn cừu tên là Syphilus (có lẽ là một lỗi chính tả biến thể của Sipylus, một nhân vật trong Metamorphoses của Ovid). Syphilus được biết đến như là người đầu tiên bị mắc bệnh này, do thần Apollo trừng phạt vì các thách thức của Syphilus. Từ nhân vật này đã bắt nguồn một cái tên cho căn bệnh giang mai.[15]
    Cho đến thời điểm đó, như ghi chú Fracastoro, giang mai đã được gọi là "bệnh của ngườiPháp" ở Ý, Ba LanĐức, và "bệnh của người Ý" tại Pháp. Ngoài ra, người Hà Lan gọi nó là "bệnh của người Tây Ban Nha", người Nga gọi nó là "căn bệnh của người Ba Lan", người Thổ Nhĩ Kỳ gọi nó là "bệnh của người Thiên Chúa giáo" hay "bệnh Frank" (frengi) vàTahiti gọi nó là "bệnh của người Anh" . Những cái tên "quốc gia" là do bệnh thường được lây lan bởi các thủy thủ nước ngoài và các binh sĩ do họ thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm ở địa phương.
    Trong thế kỷ 16, nó đã được gọi là "đại thủy" để phân biệt nó với bệnh đậu mùa bởi vì trong giai đoạn đầu của bệnh, các ban nước lớn phát ra tương tự như bệnh đậu mùa.
    Nguồn gốc[sửa]

    Nguồn gốc chính xác của bệnh giang mai không được xác định chính xác.[2] Có ba lý thuyết đã được đề xuất. Các sử gia và nhà nhân loại học cho rằng giang mai đã xuất hiện ở những người dân bản địa của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến vùng đất này. Tuy nhiên, vấn đề các chủng giang mai đã xuất hiện hàng thiên niên kỷ trên toàn thế giới hay là bệnh chỉ có ở Châu Mỹ trong thời kỳ tiền Columbus vẫn được đem ra tranh luận.

    • Năm công nguyên 79, một thị trấn của La Mã tại Pompeii bị phá hủy bởi một vụ phun trào núi lửa. Những di hài của người dân bị chôn vùi cung cấp những bằng chứng về sức khỏe của họ cũng như nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm để lại trong men răng. Các di chỉ của một cặp sinh đôi cho thấy gần như chắc chắn những dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.[16]
    • "Thuyết tiền-Columbus" cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ 3 của bệnh hoa liễu.[17] Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus, kể cả tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull. Lịch sử hàng hải này của thành phố này cho thấy việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh giang mai.[18] Việc xác định tuổi bằng phóng xạ Carbon xương của những tu sĩ sống trong tu viện này cho thấy có những tổn thương ở xương mà những người ủng hộ thuyết này cho là điển hình của bệnh giang mai hoa liễu, mặc dù điều này gây tranh cãi. Bộ xương ở Pompeii thời kỳ tiền Columbus và ở Metaponto, nước Ý cũng có những dấu hiệu thương tổn tương tự như bị bệnh giang mai bẩm sinh gây ra cũng đã được tìm thấy,[19][20] mặc dù việc giải thích nhữg bằng chứng này cũng không được đồng thuận.[21] Douglas Owsley, một nhà nhân chủng học thể chất tại Viện Smithsonian, và các ủng hộ viên khác của ý tưởng này phát biểu rằng nhiều trường hợp bị cho là do bệnh phong cùi vào thời trung cổ ở châu Âu thực chất là bệnh giang mai. Mặc dù văn hóa dân gian cho rằng bệnh giang mai chưa được biết ở châu Âu cho đến khi các thủy thủ bị bệnh trở lại xứ này từ các chuyến tàu thời Columbus,
      ...không thể đổ lỗi bệnh giang mai cho bất kì khu vực địa lý hay chủng tộc cụ thể nào. Những bằng chứng cho thấy bệnh này đã tồn tại ở cả 2 bán cầu vào thời tiền sử. Nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với những cuộc thám hiểm của Columbus rằng bệnh giang mai trước đây bị coi như là 'bệnh hủi' đã bất ngờ bộc lộ độc lực của nó vào cuối thế kỷ 15.[22]
      Lobdell và Owsley viết rằng một nhà văn châu Âu đã ghi nhận một đợt bùng phát "bệnh hủi" trong năm 1303 là một "mô tả rõ ràng bệnh giang mai."[22]
    • "Thuyết hậu Columbus" cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của Tân Thế giới được mang về bởi Cristoforo ColomboMartin Alonso Pinzon. Họ trích dẫn những tài liệu bằng chứng cho thấy mối liên hệ của các thuyền viên từ chuyến đi của Columbo với các ổ dịch giang mai để lại tại Naples vào năm 1494.[23] Lý thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu di truyền bệnh giang mai hoa liễu và những vi khuẩn liên quan đã tìm thấy một bệnh trung gian giữa bệnh ghẻ cóc và giang mai tại Guyana, Nam Mỹ.[24][25]
    • Cuối cùng, sử gia Alfred Crosby cho thấy cả hai lý thuyết có một phần đúng trong một "lý thuyết kết hợp". Crosby nói rằng vi khuẩn gây ra bệnh giang mai thuộc về cùng một họ phát sinh chủng loài như các vi khuẩn gây ra bệnh ghẻ cóc và vài bệnh khác. Mặc dù theo ấn định truyền thống thì quê hương của bệnh ghẻ cóc là từ Châu Phi hạ Sahara, Crosby lưu ý rằng không có bằng chứng rõ ràng của bất kỳ các bệnh có liên quan đã xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền Columbus, Châu Phi, hay châu Á.

    Crosby viết, "Không phải là không thể nào mà các sinh vật xoắn khuẩn đến từ Châu Mỹ vào những năm 1490... và phát triển thành cả hai dạng giang mai, hoa liễu và không hoa liễu, và bệnh ghẻ cóc."[26] Tuy nhiên, Crosby xem xét có nhiều khả năng có một loài vi khuẩn cổ rất dễ lây đã di chuyển cùng với tổ tiên của con người trên toàn cầu qua eo biển Bering hàng nghìn năm trước mà không chết. Ông đưa ra giả thuyết rằng "các điều kiện sinh thái khác nhau cho ra các loại xoắn khuẩn khác nhau và theo thời gian những vi khuẩn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại gây ra các bệnh khác nhau."[26]
    Hình ảnh[sửa]



    • Hình ảnh kính hiển viên điện tử của xoắn khuẩn Treponema pallidum

    • Giang mai gây tổn thương trên lưng của bệnh nhân

    • Giang mai gây tổn thương trên ngực của bệnh nhân

    • Củ giang mai trên mũi trong giai đoạn 3

    • Năm 2005 - Cuộc diễu hành thúc đẩy việc xét nghiệm bệnh giang mai tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ.





  28. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  29. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng và cách chữa trị bệnh giang mai

    Giang mai là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Đây là một căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay nhưng hầu như mọi người có hiểu biết rất ít về nó. Dưới đây là triệu chứng bệnh giang maicách chữa trị bệnh giang mai mà chúng ta nên biết:
    triệu chứng bệnh giang mai ở tay

    Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

    Triệu chứng bệnh giang mai
    :


    Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn:
    Giai đoạn 1:

    • Sau khi mắc bệnh được 3-90 ngày bệnh mới biểu hiện ra ngoài bằng các vết loét trên da, thường là tại bộ phận sinh dục như ở dương vật, quy đầu (ở nam giới), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới).
    • Đặc điểm vết loét: nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau và vùng bẹn bị nổi hạch ở 2 bên.
    • Sau 6-8 tuần vết loét sẽ biến mất mà không cần điều trị, lúc này vi khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.

    Giai đoạn 2:

    • Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
    • Có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ (hiếm gặp).
    • Các triệu chứng khác: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.

    Giai đoạn tiềm ẩn:
    Không xuất hiện các triệu chứng của bệnh, muốn xác định bệnh thì phải làm xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu. Dưới 1 năm sau giai đoạn 2, khoảng ¼ số bệnh nhân sẽ bị tái phát các triệu chứng bệnh giang mai thuộc giai đoạn 2, còn lại là không có triệu chứng gì.
    Giai đoạn 3:

    • Bệnh phát triển ăn sâu vào các tổ chức da thịt và các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

    Cách chữa trị bệnh giang mai:

    Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.
    Giai đoạn đầu

    • Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
    • Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

    Giai đoạn biến chứng

    • Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
    • Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.


  30. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  31. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Cách đề phòng và điều trị bệnh lậu

    Cách đề phòng và điều trị bệnh lậu

    Bệnh lậu là một căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục, hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh lậu. Nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế lây nhiễm và mắc bệnh bằng các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh lậu.

    Cách đề phòng bệnh lậu:

    1. Giáo dục sức khỏe cho mọi người, tuyên truyền các biến chứng nguy hiểm vàtriệu chứng của bệnh lậu ở nữ giớitriệu chứng bệnh lậu ở nam giới.
    2. Giữ gìn vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục, nhất là trước khi quan hệ và sau khi quan hệ đều phải vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
    3. Không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.
    4. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng để bảo vệ bạn và cả bạn tình.
    5. Chung thủy 1 vợ 1 chồng.
    6. Nếu bạn bị mắc bệnh lậu thì nghiêm cấm không được quan hệ tình dục tránh lây bệnh cho người khác và phải điều trị bệnh dứt điểm tránh nhiễm lại bệnh.
    7. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám ngay để phát hiện sớm các bệnh và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

    Điều trị bệnh lậu:
    - Hiện nay việc điều trị vẫn là dùng kháng sinh diệt khuẩn lậu.
    - Việc điều trị phải thực hiện hết sức nghiêm túc: bệnh nhân phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và phối hợp hợp tác tốt với bác sĩ để điều trị bệnh được hiệu quả nhất.
    - Trong quá trình điều trị nghiêm cấm việc quan hệ tình dục vì có thể khiến lây lan bệnh cho người khác và chính bản thân lại bị tái nhiễm lại bệnh và nặng hơn.
    Chúc các bạn thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bệnh lậu và điều trị bệnh lậu hiệu quả để luôn khỏe mạnh và vui tươi.

  32. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  33. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

    Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khá nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới sẽ bộc phát ra ngoài sau khi giao hợp 2-5 ngày nhưng cũng có trường hợp triệu chứng bệnh lậu ở nam giới không bộc lộ dấu hiệu gì.

    Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới thường gặp:

    1. Đái rắt, tiểu tiện thấy rát buốt, có mủ đặc màu vàng chảy ra theo.
    2. Đau dọc theo niệu đạo mỗi khi đi tiểu tiện, ngứa ngáy ở niệu đạo.
    3. Ngứa nhiều ở quy đầu và xung quanh dương vật bị tấy đỏ.
    4. Đa số các trường hợp ở nam giới sẽ thấy chất nhày như nhựa chuối chảy ra ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy và khi đi tiểu.
    5. Đau rát khi giao hợp, hay bị cường dương, đau rát khi dương vật cương lên.
    6. Người bệnh mệt mỏi hoảng hốt, nổi hạch bẹn, có thể kèm theo sốt.

    Biến chứng của bệnh lậu ở nam giới:

    1. Viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo…
    2. Viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh…
    3. Biến chứng nặng là gây vô sinh

    Trên đây là các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và các biến chứng nguy hiểm, nếu bạn có nghi ngờ mắc bệnh thì nên đến cơ sở y tế để khám và phát hiện điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể đọc thêm phần cách phòng tránh và điều trị bệnh lậu để có thể bảo vệ mình tốt nhất.

  34. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  35. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

    Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Tỷ lệ mắcbệnh lậu ở nữ giới cao hơn nam giới, nhất là ở nữ giới độ tuổi 15-24 tuổi. Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới thường từ 2 tuần trở lên, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới rất kín đáo, không rõ ràng.Các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường gặp:

    1. Đái rắt, đau rát khi tiểu tiện hoặc có mủ vàng sẫm đặc chảy ra theo khi tiểu tiện.
    2. Ngứa rát quanh vùng âm hộ, đau âm ỉ ở bụng dưới.
    3. Đau vùng xương mu khi giao hợp.
    4. Viêm tấy đỏ, có mủ vùng âm hộ, âm đạo…
    5. Có khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến là biểu hiện đã viêm cổ tử cung.
    6. Có thể đau vùng hố chậu hoặc hạ vị, đau ở giữa, một bên hoặc hai bên; sốt, buồn nôn, nôn, điều này cho thấy có thể đã lây lan nhiễm trùng lên các phần phụ.

    Biến chứng của bệnh lậu ở nữ giới:

    1. Viêm hậu môn, viêm khớp do lậu, viêm họng do lậu, lậu mắt…
    2. Chửa ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS…
    3. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nặng gây vô sinh.

    Hiểu rõ đượccác triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Các bạn nên đọc phần cách đề phòng và điều trị bệnh lậu để có thể bảo vệ mình tốt nhất.

  36. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  37. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sùi mào gà

    Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sùi mào gà

    xin chào ! xin cho em hỏi : Em và vợ em rất lo lắng khi bác sĩ cho biết vợ em đã mắc bệnh sùi mào gà.được biết bậnh này lây qua đường tình dục,nhưng em chưa từng quan hệ với ai khác va vợ em cũng vậy.thì tại sao lại mắc bệnh?bệnh có thể tự nhiên mắc phải?hay do nguyên nhân nào khác?xin giúp đỡ..Xin cảm ơn !

    (Huỳnh công sơn)
    CÁC HÌNH ẢNH VỀ BỆNH SÙI MÀO GÀ
















    Trả lời:
    Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, đó là bệnh sùi bộ phận sinh dục do virus Human papilloma (HPV) gây nên.HPV là một loại virus gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng.Tổn thương mà HPV gây nên là các mụn sần sùi như da cóc nên gọi là mụn cóc, khi các mụn này ở bộ phận sinh dục thì gọi là mụn cóc sinh dục.Tỷ lệ mụn cóc sinh dục tăng rất dữ dội trong 15-20 năm trở lại đây.

    Bệnh sùi mào gà lây truyền như thế nào?

    Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do loại virus thuộc nhóm papova gây nên.
    Sùi mào gà lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không được bảo vệ, theo mọi hình thức, đặc biệt hình thức dương vật-hậu môn. Mọi biểu mô của tổn thương sùi bong ra đều có chứa HPV, do vậy sùi mào gà còn có thể lây truyền dễ dàng do tiếp xúc trực tiếp ở những nơi có sang chấn.

    Bệnh sùi mào gà có biểu hiện như thế nào?

    Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà khoảng1-6 tháng.
    Biểu hiện là những nụ sùi ở bộ phận sinh dục ngoài, đó là các u nhú có nhiều gai nhỏ giống như mào gà, chai cứng gây ngứa, thỉnh thoảng có chảy máu.

    Sùi mào gà tiến triển như thế nào?

    Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.

    Sùi mào gà có biến chứng gì?

    Các biến chứng thường gặp của sùi mào gà là nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh. Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung.

    Điều trị sùi mào gà như thế nào?

    Bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng cách đốt điện hoặc chấm dung dịch như podophyllin 25%, hoặc chấm acidtrichloracetic 80%. Ngoài ra có các phương pháp điều trị khác như nitơ lỏng, laser hoặc phẫu thuật, được tiến hành ở những trung tâm y tế có đủ trang thiết bị và kỹ thuật.

    Để phòng bệnh, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước và xà phòng thích hợp trước và sau khi quan hệ tình dục. Việc dùng bao cao su có thể dự phòng được bệnh sùi mào gà và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

    Bạn nên đi khám và điều trị tại viện da liễu trung ương.

    Chúc bạn mau khỏi.
    (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

  38. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

Trang 1 của 11 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •