Trang 2 của 11 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 210

Chủ đề: Các bệnh lây qua đường tình dục.

  1. #21
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị bệnh sùi mào gà

    bác sĩ cho em hỏi . em bị bệnh sùi mào gà nhung em không biêt cach nào chũa khỏi duọc và mua thuoc uong o dâu . bac chỉ giup cho em duọc không .

    (nhathieu)

    Trả lời:
    Sùi mào gà là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, qua chỗ sây sát niêm mạc do virut sùi mào gà gây nên, có tên là Human papova (HPV).
    Bệnh thường gặp ở cả hai giới. Sùi mào gà thường là lành tính nhưng ở một số trường hợp sẽ trở thành ác tính gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và hậu môn.
    Triệu chứng của bệnh không điển hình và thường khó phát hiện vì thời gian ủ bệnh khá lâu (2-9 tháng). Biểu hiện bệnh là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Có thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện.
    Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở cổ tử cung, hậu môn.
    Ở nam giới, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu.
    Thông thường bệnh không biểu hiện nhanh lại không gây đau đớn cho người bệnh nên rất khó tự phát hiện. Đến khi thấy mào gà sưng to, chỗ kín thấy ngứa, có chảy nước, mủ người bệnh mới tới bác sĩ khám. Hiện chưa có thuốc đặc trị, người ta có thể áp dụng phương pháp đốt điện, chấm dung dịch, dùng thuốc tại chỗ, thuốc uống...
    Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:

    Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

    Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).
    Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Với sùi mào gà ở nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.

    Đối với những tổn thương rộng hoặc ở nhiều nơi phải điều trị bằng áp lạnh hoặc đốt bằng laser.
    Rất nhiều người do tâm lý ngại nên nghe mách bảo của thầy lang vườn tự điều trị dẫn tới hậu quả xấu. Khi bị bệnh, không nên xấu hổ, không nên tự điều trị theo những lời mách bảo... mà nên đến khám ngay tại Viện da liễu Trung ương, các bác sĩ bằng kinh nghiệm của mình sẽ giúp bạn đánh giá mức độ nặng nhẹ của bạn và sẽ có tư vấn điều trị bệnh tốt nhất cho bạn.
    Ngoài ra, bạn hãy tự phòng bệnh bằng cách: giữ vệ sinh cá nhân tốt, trước và sau khi quan hệ tình dục nên vệ sinh vùng kín; khi quan hệ tình dục nên dùng bao cao su và chỉ quan hệ chung thủy, một vợ một chồng sẽ là biện pháp tốt nhất tránh được sự lây truyền các bệnh qua đường tình dục.

    Chúc bạn mau khỏi.

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  3. #22
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh sùi mào gà bao lâu thì chuyển thành ung thư?

    Xin hỏi bác sĩ bệnh sùi mào gà bao lâu thì chuyển thành ung thư

    (ngô văn hùng)

    Trả lời:
    Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng hoặc dương vật, đôi khi xung quanh lỗ hậu môn. Đó là những u lành tính của tế bào do virus HPV, lây truyền chủ yếu qua giao hợp. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.

    Sùi mào gà phát triển nhanh khi có thai. Việc mọc nhiều sùi mào gà trong khi có thai thì có thể ảnh hưởng đến con khi sinh đẻ.

    Biểu hiện sùi mào gà như thế nào? Đó là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa. Ở phụ nữ thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

    Sùi mào gà nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung - một loại ung thư gây ra bởi virus HPV (rất nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm HPV trong 99,8% trường hợp ung thư cổ tử cung). Cần phải nhấn mạnh rằng nhiễm HPV xảy ra trước khi xuất hiện các tổn thương loạn sản và sau đó là các tổn thương ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, bệnh cũng có thể gây ung thư dương vật nếu không được điều trị.

    Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều thì phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:

    Chấm dung dịch trichloactic acid: Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

    Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da). Không được dùng thuốc này trong khi có thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn.

    Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Với sùi mào gà ở nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.

    Đối với những tổn thương rộng hoặc ở nhiều nơi phải điều trị bằng áp lạnh hoặc đốt bằng laser.

    Nguy cơ của sùi mào gà là ung thư cổ tử cung nên những phụ nữ có sùi mào gà phải làm xét nghiệm soi tế bào âm đạo hằng năm để phát hiện sớm những thay đổi có thể dẫn đến bệnh này. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm này hai năm một lần. Đây là cách duy nhất để loại trừ sớm ung thư cổ tử cung ở người có sùi mào gà.

    Chú ý: Khi chữa trị, nên bôi thuốc mỡ xung quanh chỗ sùi để bảo vệ vùng da lành. Thuốc chữa sùi mào gà thường gây loét, đau trong thời gian ngắn ở nơi bị tổn thương. Cần giữ vết loét cho sạch và khô, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cho đến khi không còn sùi mào gà, sau khi điều trị khỏi vẫn phải dùng bao cao su ít nhất 6 tháng.
    (Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  5. #23
    Thành Viên Gắn Bó
    Ngày tham gia
    02-09-2013
    Bài viết
    322
    Cảm ơn
    40
    Được cảm ơn: 69 lần
    Các chuyên gia của phòng khám đa khoa 59 Khương Trung cho rằng, giai đoạn 1 là giai đoạn săng giang mai, phát triển sau khi quan hệ không sạch sẽ từ 2 – 4 tuần, nam giới thường xuất hiện trên rãnh bao quy đầu, quy đầu...

    Khi săng giang mai bắt đầu sẽ có những nốt ban đỏ, trong vòng 2 – 3 ngày phát triển rộng ra thành những mụn nhỏ, sau đó chuyển thành cứng và rất nhanh sẽ chuyển sang trạng thái lở loét. Hình thức điển hình của mụn thời điểm này là mụn hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính từ 1 – 2 cm, có ranh giới rõ ràng, xung quang bên ngoài có kiểu bờ nước, đê, có chứa vi khuẩn bên trong.


    Săng giang mai hay còn gọi là hạ cam cứng, có những đặc điểm như sau:


    - Săng giang mai là đơn chiếc, nhưng cũng có thể là đa thể.


    - Toàn cục bộ không có biểu hiện ngứa, đau rõ rệt.


    - Nếu dụng tay tiếp xúc có thấy cứng, cứng như khi dùng tay sờ vào tai, trong y học còn gọi là “ cứng như sụn”.


    - Gây tổn thương bề mặt


    Nếu không được điều trị trong 3 – 8 ngày có thể tự tiêu biến, không để lại sẹo hoặc để lại sẹo mờ.


    Hiện tượng giai đoạn này sau vài ngày đến 1 tuần, sẽ xuất hiện hạch sưng to một hoặc 2 bên.

    Theo http://benhxahoi.info/giang-mai/401-...-doan-dau.html

  6. Những thành viên đã cảm ơn 2013 cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  7. #24
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỆNH LẬU!








  8. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  9. #25
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh rận mu ở nam giới

    Bệnh rận mu

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Bài này viết về bệnh. Đối với bài về loài này, xem rận mu.
    Bệnh rận mu
    Phân loại và tư liệu bên ngoài

    Rận mu trong vùng lông của bộ phận sinh dục.
    ICD-10 B85.3
    ICD-9 132.2
    DiseasesDB 10028
    MedlinePlus 000841
    eMedicine med/1769
    MeSH D010373
    Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu (Pthirus pubis) gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Người nhiễm bệnh thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm của con người. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.





    Bài chi tiết: Rận mu
    Nguyên nhân[sửa]


    Bệnh do tác nhân chính là rận mu gây ra, rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân.[1]Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.
    Rận mu thường lây qua quá trình quan hệ chung chăn chung gối giữa các cá thể.[1] và thường thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Cha mẹ lây cho con cái thông qua nhiều cách như dùng chung khăn tắm, quần áo, giường hoặc tủ. Người lớn thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn trẻ em. Cũng giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, rận mu chỉ có thể tồn tại được ở bên ngoài cơ thể ấm và ẩm của con người trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh thì không nhất thiết là do bị lạm dụng tình dục nên mới bị lây, mặc dù khả năng này nên được lưu ý.[2][3]
    Triệu chứng[sửa]


    Rận mu trên lông mi.

    Các triệu chứng chủ yếu gồm:

    • Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.[1]
    • Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.[1]
    • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
    • Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường.[1]

    Chẩn đoán[sửa]

    Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành.[1] Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác. Nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ có những người đang bị nhiễm những con rận còn sống mới cần được điều trị. Khuyến cáo bệnh nhân cũng nên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.[1]
    Phòng trị[sửa]

    Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơCypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm. Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.[4][5][6][7]


  10. #26
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rận mu

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Bài này viết về loài rận. Đối với bài về bệnh do loài này gây ra, xem Bệnh rận mu.
    Rận mu
    Phân loại khoa học
    Giới (regnum) Animalia
    Ngành (phylum) Arthropoda
    Lớp (class) Insecta
    Bộ (ordo) Phthiraptera
    Phân bộ (subordo) Anoplura
    Họ (familia) Pthiridae
    Chi (genus) Pthirus
    Loài (species) P. pubis
    Danh pháp hai phần
    Pthirus pubis
    (Linnaeus, 1758)
    Danh pháp đồng nghĩa
    Pediculus pubis Linnaeus, 1758

    Rận mu sống trên mắt



    Rận mu ở bụng

    Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis hay Phthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới[1]. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở những vùng nhạy cảm của con người[2].
    Mục lục

    [ẩn]



    Đặc điểm[sửa]

    Rận mu là những sinh vật ký sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục có hình thù giống con cua, nó là loài côn trùng có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông của con người[2], chúng bám vào lông ở phần mu[3]. Rận mu không có cánh, thân trắng, màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu.[2][4].
    Rận mu còn được gọi là rận bẹn do người ta thấy chúng hút máu ở vùng bẹn, hay là rận cua vì chúng có hình hài giống với con cua[1]. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô),dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc[1] Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh[2][4].
    Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau.[1] Nói chung, Rận mu là ký sinh trùng gây ngứa ngáy rất khó chịu và là bệnh lây qua quan hệ tình dục[4].
    Bệnh rận mu[sửa]

    Bài chi tiết: Bệnh rận mu

    Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm.[1] Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt[3]. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơCypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm.[2][4] Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.[1]

    Nguy cơ tuyệt chủng[sửa]

    Từ lâu trong lịch sử, rận mu đã đã hoành hành xã hội loài người. Con người bị nhiễm rận mu từ cách đây khoảng 3 triệu năm. Ởphương Tây, rận mu được coi là hung thần của loài người, đặc biệt đối với người Tây Dương qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên những năm gần đây loài rận mu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị hủy diệt theo hướng ngày càng tăng đẩy sinh vật bé nhỏ này đến bờ vực diệt vong[5].[6][7]
    Trong những năm gần đây, trào lưu tẩy lông (wax) tất cả mọi nơi trên cơ thể, ở cả nam lẫn nữ diễn ra ngày càng tăng. Năm 2011, tạiMỹ có đến 80% thanh niên ở nước trong độ tuổi đại học đi theo xu hướng tẩy lông cơ thể và đây vốn đang là mốt thời thượng tại nhiều nơi. Trào lưu tẩy lông, đặc biệt vùng mặc bikini đã bùng nổ mạnh mẽ và điều này dẫn đến hệ quả là số lượng loài ký sinh này đang giảm đột biến. Một phòng khám chuyên về sức khỏe giới tính tại Sydney nước Úc cho biết chưa nhận ca nhiễm rận mu nào ởnữ giới từ năm 2008, trong khi các trường hợp ở nam giới giảm đến 80% trong thập niên qua[5].
    Đối với các động vật khác[sửa]

    Loài người là vật chủ duy nhất cho rận mu ký sinh, mặc dù loài Pthirus gorillae bà con gần với chúng lại sinh sống trên vật chủ khỉ đột.[8]

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 05-11-2013 lúc 12:40.

  11. #27
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh rận lông mu

    Bệnh dễ gặp ở người đa tình


    "Mọi người hay nói nhiều về các bệnh phụ khoa, nam khoa mà không biết rằng cũng có một chứng không kém phần đáng sợ sống ở vùng kín là bệnh rận mu", lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
    Theo lương y Trung, do tâm lý ngại, xấu hổ và hiểu biết không đúng nên một số người rất ngại đi khám các bệnh ở vùng kín, một khi đi thì bệnh đã nặng. Phòng khám của ông từng điều trị cho vài bệnh nhân bị chứng này.
    "Rận mu chuyên sống ở vung mu, bẹn, nó tụ tập thành từng mảng lớn, ăn sát vào da, hút máu, gây ngứa ngáy vô cùng, làm người bệnh gãi và dễ khiến vùng kín trầy xước".
    Lương y kể về trường hợp mới đây đến phòng khám của ông, là một chàng trai trắng trẻo, bảnh bao. Cậu kể có các dấu hiệu vùng kín bị nóng ran, bẹn rất ngứa ngáy, khó chịu, gãi vào cảm giác sồn sột như trên cát, liên tục rửa bằng xà phòng diệt khuẩn song không thấy thuyên giảm. Cậu lo lắng không hiểu mình bị bệnh nam khoa gì. Kiểm tra nhìn dưới kính hiểu vi, lương y Trung kết luận cậu bị rận bẹn.
    "Nói đến rận vùng kín, chàng trai đó bất giác kinh hãi, cho biết thêm bạn gái cậu cũng có triệu chứng tương tự", lương y Trung nói.
    Bệnh rận mu không nguy hiểm cũng không khó điều trị như một số bệnh phụ khoa, nam khoa, song thời nay ít gặp nên nhiều người không biết. Một khi mắc bệnh thì ở phần mu hoặc hậu môn sẽ bị ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh cảm giác rất khó chịu, gãi nhiều và dễ làm lở loét vùng kín, cơ thể bị sốt, kiệt sức.
    Theo PGS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ em, rận mu (hay còn gọi là rận bẹn, rận cua) là một loại ký sinh trùng sinh sống chủ yếu ở vùng kín vì nơi này tối, ẩm ướt. Nhưng đã là rận thì nó có thể sống bất cứ đâu có lông, kể cả ở mi mắt.
    Loài ký sinh trùng này rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi, có hình dạng giống con cua. Bình thường nó có màu xám nhưng khi hút máu sẽ đậm màu hơn. Loài này có chân chắc khỏe, bám rất chắc vào chân lông ở da. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh, trứng màu trắng thường tụ tập thành từng mảng.
    Rận mu là chứng bệnh sinh ra do lây lan qua đường tình dục hoặc vệ sinh bẩn. Nhất là vào mùa đông hay khi có kinh nguyệt, một số người có tâm lý ngại tắm rửa, thậm chí không thay đồ lót ít nhất một lần mỗi ngày. Hoặc do mặc đồ kín, chật chội, vùng kín bị ẩm ướt mà không lau rửa dễ là môi trường cho ký sinh trùng phát triển. Ngoài ra, dù hiếm bệnh này cũng có thể lây lan qua chăn màn, quần áo, khăn lau chung.
    Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Hoài Đức cho biết thêm, thời xưa bệnh này khá phổ biến do điều kiện sống thiếu thốn; đến nay đời sống tiên tiến hơn nên có phần giảm bớt. Bệnh dễ lây lan nhất qua con đường sinh hoạt tình dục. Những người có quan hệ tình dục bừa bãi dễ bị mắc bệnh này.
    "Một khi bị rận mu là phải cạo sạch phần lông vùng kín, sau đó dùng các loại thuốc sát trùng đặc trị sẽ hết. Việc này phải làm đồng thời cả vợ chồng. Riêng quần áo, chăn màn nên luộc bằng nước nóng, phơi khô. Nhà cửa cũng phải dọn dẹp, phun thuốc diệt", bác sĩ Hoài Đức nói.
    Lương y Vũ Quốc Trung cũng bổ sung sau khi "dọn cỏ" vùng kín phải sát trùng bằng hóa chất (tìm mua hóa chất không ăn da, có nồng độ nhẹ như Pyrethimid) bôi. "Vì vùng da ở bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu chữa không đúng cách sẽ gây tác hại khôn lường. Tốt nhất khi bị bệnh này bạn nên tìm đến lời khuyên của bác sĩ trước", lương y Trung khuyên.
    Thanh Thu

  12. #28
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh rận mu và cách điều trị
    09/01/2013
    Rận mu là gì ?
    Rận mu (Phtiriasis pubis), còn được gọi là rận cua vì hình thù giống con cua, là một loại rận (côn trùng hút máu không cánh) có thể sống và sinh sản ở vùng lông mu. Rận mu là những con côn trùng bé nhỏ bám vào da tóc chúng ta ở các khu vực công cộng
    Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày và da đầu.
    Triệu chứng bệnh rận mu
    Cũng có những trường hợp bị bệnh mận ru mà không đi kèm triệu chứng nào cả, nếu có triệu chứng của rận mu sẽ xuất hiện trong khoảng 5 ngày. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm các dấu hiệu sau:
    Sốt
    Khó chịu
    Ngứa ngáy dữ dội ở bộ phận sinh dục và/ hoặc ở hậu môn
    Suy nhược
    Cảm thấy kiệt sức
    Sự hiện diện của rận hoặc các túi trứng nhỏ ở các vùng lông mu
    Chuẩn đoán rận mu
    Thông thường chúng ta có thể tự chuẩn
    đoán được bệnh rận mu. Tuy nhiên để được chắc chắn và yên tâm, bạn cũng có thể đến bệnh viện hoặc phòng khám để được hướng dẫn. Bạn cũng có thể tự quan sát rận mu bằng mắt thường hoặc sử dụng kính lúp, trông chúng như những con cua nhỏ xíu, có màu xám nhạt nhưng sẽ thẫm hơn khi cơ thể chúng sưng lên sau khi hút máu người. Cá thể rận mu và trứng của chúng bám vào lông mu, ngoài ra chúng còn kí sinh ở những chỗ khác như nách, lông mi và lông mày. Trứng của rận mu màu trắng vào thường được tìm thấy theo cụm nhỏ gần lỗ chân lông
    Cơ chế lây lan của rận mu
    Rận mu rất dễ lây truyền. Nhiều trường hợp lây qua quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có một số con đường khác mà rận mu có thể lây qua:
    Tiếp xúc với chăn màn chiếu gối, quần áo, nội thất không được bọc, và bồn cầu vệ sinh đã có rận mu
    Tiếp xúc cơ thể.
    Điều trị rận mu
    - Thông thường, chúng ta có thể tự chẩn đoán bệnh rận mu, tuy nhiên để yên tâm, các bạn nên để nhân viên y tế trợ giúp.
    - Thuốc không kê toa có thể tìm thấy ở khắp các nhà thuốc. Nếu cần đến các phương pháp chuyên sâu hơn, nhân viên y tế của bạn có thể kê toa cho thuốc mạnh hơn.
    - Rận mu có thể điều trị. Một số nhãn hiệu thuốc phổ biến điều trị rận mu có thể tìm mua mà không cần toa là A-200, RID, và Nix và làm theo hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc. Bạn có thể phải xức thuốc khắp nơi nhiều lần.
    - Các thuốc điều trị mạnh hơn cũng được bán rộng rãi trên thị trường, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
    - Nên cạo lông vùng mu để việc điều trị được hiệu quả hơn
    - Bác sĩ có thể chỉ định cho dùng
    - Điều trị nhiễm rận bằng kem permethrin hoặc pyrethrins kết hợp với piperonyl butoxide.
    - Điều trị bằng thuốc diệt côn trùng có thể được lập lại sau 1 tuần.
    - Bôi dung dịch Malathion 0,5%, hoặc uống ivermectin, liều duy nhất, dùng nhắc lại sau 1 tuần.
    - Điều trị tất cả các bạn tình của người bệnh.
    Bác sĩ cần biết chắc chắn rằng tất cả những vùng có lông trên cơ thể đều đã được tiệt trừ rận để ngăn ngừa tái phát.
    - Tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bệnh nhân lẫn bạn tình của mình đã được điều trị sạch rận mu.
    - Cạo lông, tắm nước nóng, hoặc các loại phương thuốc gia đình sẽ KHÔNG đem lại hiệu quả.
    - Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, và trẻ sơ sinh phải sử dụng các sản phẩm điều trị được bào chế riêng cho đối tượng này.
    - Tất cả những ai đã từng tiếp cận với rận mu cần được điều trị cùng một lúc. Như vậy việc bị lây lần nữa sẽ được giảm thiểu.
    - Tất cả mùng, mền, chiếu, gối và quần áo đã từng tiếp cận với rận mu cần phải được giặt phơi hoặc sấy kĩ lưỡng, nhà cửa của bạn cũng nên được hút bụi hoặc quét dọn sách sẽ.
    Phòng tránh rận mu
    - Rận mu rất dễ lây lan, và không có biện pháp phòng tránh.
    - Bạn chỉ có thể hạn chế nguy cơ bằng cách hạn chế số người bạn gần gũi và quan hệ tình dục với họ. Nếu bạn tình của bạn bị rận mu, đừng quan hệ cho đến khi người ấy hoàn tất quá trình điều trị.


  13. #29
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rận lông mu- Nguyên nhân và cách điều trị

    Rận lông mu là một loại ký sinh trùng rất nhỏ, màu vàng hung, bám sát vào chân lông mu, gây ngứa nhiều ở vùng xương mu và bộ phận sinh dục, thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục với người có rận. Đàn ông dễ bị nhiễm rận mu hơn, có thể do lông trên cơ thể thô cứng hơn.




    Triệu chứng


    Rận và trứng của chúng dính vào lông mu hoặc lông ở các vùng khác của cơ thể. Có thể thấy sưng hạch lymphô ở vùng bẹn. Có thể thấy các vết xanh ánh bạc ở vị trí bị rận cắn.

    Nhiễm rận thường gây ngứa, nhưng có khi lại không kèm triệu chứng nào cả.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh lây truyền qua tiếp xúc qua đường tình dục, hoặc qua áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh

    Phòng ngừa

    Luôn tuân thủ các biện pháp an toàn tình dục, bao gồm cả việc tránh tiếp xúc thân mật với các bạn tình nhiễm rận mu.

    Chữa trị

    - Bác sĩ có thể chỉ định cho uống thuốc hoặc bôi dung dịch. Đồng thời với việc điều trị cho bệnh nhân, cần điều trị tất cả các bạn tình của người bệnh.




    - Bác sĩ cần biết chắc chắn rằng tất cả những vùng có lông trên cơ thể đều đã được tiệt trừ rận để ngăn ngừa tái phát.

    - Tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bệnh nhân lẫn bạn tình của mình đã được điều trị sạch rận mu.

    Khi bị rận lông mu, cần thận trọng bởi rận có thể là dấu hiệu của một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, nhất là bệnh lậu. Hãy đến bệnh viện để khám và điều trị, không cần phải cạo lông, vì nếu cạo, lông vẫn mọc trở lại.

  14. #30
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rận mu - căn bệnh bị lãng quên




    KTVTrần Thị Nguyệt Ánh-Khoa Vi Sinh
    Bệnh rận mu là một căn bệnh đã từng hiện diện ở hầu hết các châu lục trên thế giới, xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và dường như đã bị lãng quên ở thời đại ngày nay. Hiện nay căn bệnh “dở khóc dở cười” này vẫn còn hiện diện trong cộng đồng, nhất là các nước chưa phát triển có điều kiện vệ sinh và ý thức tự bảo vệ sức khoẻ còn kém.Để giúp mọi người có điều kiện ôn lại căn bệnh này, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược đôi nét về Rận mu và Bệnh rận mu.RẬN MUDanh pháp khoa học: Phthirus pubis hay Phthirius pubisRận mu là những sinh vật ký sinh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới,thuộc côn trùng hút máu không có cánh, kích thước nhỏ (con trưởng thành dài 1,5 - 2mm), có thân hình oval, ngực rất rộng, bụng ngắn có 5 đốt , màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu.Rận có ba cặp chân khỏe và hình giống càng cua bám rất chắc vào da và lông của con người bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu. Do tính chất đổi màu của rận nên rất khó nhìn thấy chúng.Rận mu còn được gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua (vì chúng có hình hài giống với con cua), rận bẹn(do người ta thấy chúng hút máu ở vùng bẹn)Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), bìu, bẹn, dương vật, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở nách, hậu môn, lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.
    Rận cái đẻ khoảng 26 trứng trong khoảng 3 – 4 tuần. Trứng hình bầu dục, giống trứng chí và hơi nhỏ hơn. Trứng nở sau 7 - 8 ngày.BỆNH RẬN MUKhi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu. Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẫn đỏ, chấm đỏ và ngứa ngấy rất khó chịu, nhất là về đêm, là nguồn gốc nhiễm trùng thứ phát do gãi đưa đến chốc hoá và viêm da mủ có hạch. Nhưng cũng có những trường hợp thấy xuất hiện các nốt đỏ, mẫn đỏ nhưng không ngứa.Thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến vài tuần. Đôi khi bệnh nhân có thể nhiễm rận một thời gian dài mà không có triệu chứng.Vì rận mu thường dễ chết khi sống ở môi trường bên ngoài nên bệnh thường lây truyền qua quan hệ tình dục (chủ yếu), tiếp xúc kề cận, đôi khi qua áo quần, giường chiếu, mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh. Lây nhiễm thường xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 15 – 40 và ở những người có quan hệ tình dục thiếu an toàn.Bệnh rận mu hiện nay tuy ít được nhắc tới nhưng vẫn còn là nguy cơ cao phát tán trong cộng đồng, phần lớn là do thiếu hiểu biết về bệnh này và tâm lý e ngại, không đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Theo nghiên cứu năm 2009 của Đại học East Carolina (Mỹ), bệnh rận mu ảnh hưởng tới khoảng 10% dân số. Bệnh thuộc dạng dễ lây nhất trong số các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.Rận Phthirus pubis không có vai trò truyền bệnh nào cả ngoài vai trò gây bệnh như trên.Vào năm 2011, tại Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam có phát hiện một cas bệnh rận mu. Bệnh nhân nam 70 tuổi bị lở ngứa vùng sinh dục, đã điều trị nhiều nơi không khỏi, lần này đến khám và được chỉ định soi tươi tìm nấm. Kết quả tìm nấm âm tính, tuy nhiên nhìn bằng mắt thường thấy có một chấm màu vàng ở rìa ngoài lam kính, quan sát dưới kính hiển vi thấy con rận mu.Điều trị rận lông mu- Khi có rận lông mu, bạn không thể tự bắt những con rận đó hết được mà phải điều trị bằng thuốc.Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ, làm khô thoáng bộ phận sinh dục bạn có thể điều trị rận lông mu bằng một số loại thuốc (theo chỉ định của bác sỹ) như: Lindane 1%, Benzoate de Benzyl 25%, dung dịch Malathion 0,5%,... Nếu sau một tuần điều trị vẫn không khỏi thì bạn cần phải đi khám lại và có thể sẽ phải thay đổi loại thuốc.- Rận và trứng phải được tiệt trừ tại tất cả các khu vực khác trên cơ thể để ngăn ngừa tái phát.- Các đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, giường chiếu... phải được giặt là sạch sẽ để triệt trứng và rận khỏi lây trở lại sang cơ thể.- Điều trị cho cả vợ và chồng nếu một người phát hiện mắc. Trong thời gian điều trị phải tránh hoàn toàn quan hệ tình dục.Ngoài ra, khi bị rận lông mu, bạn cũng cần nghi ngờ đến những viêm nhiễm khác vì bên cạnh việc bị lây nhiễm rận lông mu qua quan hệ tình dục bạn cũng có thể bị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục khác, nhất là bệnh lậu. Bởi vậy, tốt nhất là bạn cần đến thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế.

  15. #31
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rận Mu



    Rận là loài kí sinh trùng hút máu, mình phẳng và không có cánh. Rận thường lây nhiễm cho những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hay trong môi trường sống chật chội, đông đúc. Rận mu (Phthirus pubis), còn được gọi là rận cua vì hình dạng giống con cua, thường sống và sinh sản ở vùng mu. Tuy nhiên rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày hay da đầu.
    Rận bờ mi hiếm gặp, thường gây ngứa mi mắt và khó chẩn đoán, điều trị bằng thuốc.
    Có 3 loại chí rận kí sinh trên cơ thể người. Pediculus humanus capitis (chí đầu) thấy ở trên đầu. Pediculus humanus corporis ( chí thân) thường sống trên quần áo. Phthirus pubis ( rận mu hay crab louse) thường thấy ở vùng bẹn, mu. Tuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, hậu môn, lông mi, lông mày, lông trước ngực và da đầu. Bệnh rận thường gặp ở những nước đang phát triển do tình trạng vệ sinh kém, và hiện nay bệnh rận đang trở lại do sự gia tăng hoạt động tình dục của trẻ vị thành niên.
    Rận mu là một loại côn trùng có chân, không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh. Rận có ba cặp chân thuộc phần trước của bụng và bám vào lông mi bằng móng vuốt của các cặp chân thứ hai và thứ ba, 2 râu, 4 cặp chân nhỏ trên phần sau của bụng. Do tính chất đổi màu của rận, nên rất khó nhìn thấy chúng. Rận mu còn được gọi là rận bẹn (vì thấy chúng hút máu ở vùng bẹn), hay là rận cua (vì chúng có hình hài giống con cua). Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu (ở những người đàn ông không cắt bao quy đầu). Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản (đẻ trứng) ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc.

    Vì rận mu thường dễ chết khi sống ở môi trường bên ngoài nên bệnh thường lây truyền qua tiếp xúc kề cận, đôi khi qua áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn lông nhiễm mầm bệnh (fomites). Người lớn có thể lây truyền cho trẻ em do tiếp xúc trực tiếp, dùng chung khăn, qua quần áo, giường ngủ.
    Rận mu khác chí thân và chí đầu, kích thước nhỏ hơn (< 2mm), chúng có thân hình oval với những đôi chân khỏe và hình giống càng cua.
    - Rận cái đẻ khoảng 26 trứng trong khoảng 3 – 4 tuần, trứng nở sau khoảng 8 ngày.
    - Rận mi có thể gặp ở thanh thiếu niên hoặc người lớn, thường kèm theo rận mu. Trên bệnh nhân này, rận mu xuất hiện sau khi thực hiện nối lông mi và không phát hiện rận ở nơi khác. Rận mi cũng thường gặp ở trẻ em do tiếp xúc gần gũi với người lớn có rận mu. Bệnh gây ngứa, rát, và kích thích mắt. Trẻ em bị rận mi có thể liên tục chà xát mắt. Khi khám trẻ em bị rận mi, chúng ta cần khám kĩ vùng da đầu.
    Thời gian ủ bệnh từ 5 ngày đến vài tuần. Đôi khi bệnh nhân có thể nhiễm rận một thời gian dài mà không có triệu chứng.
    Triệu chứng nhiễm rận bờ mi: ngứa vùng bờ mi, viêm bờ mi, viêm kết mạc và nhiễm trùng thứ phát ở vị trí bị rận cắn. Thường thấy mài máu khô ở bờ mi. Đã có 1 trường hợp viêm giác mạc rìa do rận mu đã được ghi nhận.
    Rận mi thường khó chẩn đoán nếu chỉ khám bệnh sơ sài vì thân rận hơi trong và chúng thường bám sâu ở những lỗ tuyến vùng bờ mi. Vì lý do này mà đôi khi bệnh nhân bị nhiễm chúng trong một thời gian dài trước khi được chẩn đoán. Trứng rận trắng trong bám chặt vào chân lông mi. Tuy nhiên chẩn đoán dễ dàng khi khám kĩ mi mắt dưới kính sinh hiển vi.

    Có nhiều phương pháp để điều trị rận bờ mi. Tuy nhiên, chúng tôi không dùng thuốc, chỉ sử dụng phương pháp cắt tận gốc lông mi để loại bỏ rận và trứng, tra pommade Tetracyclin đầy 2 mắt để rận chết vì thiếu dưỡng khí và gắp rận bằng forceps. Sau 1 tháng chúng tôi thấy lông mi đã mọc lại và không thấy rận tái phát. Qua trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng rận bờ mi có thể chẩn đoán khi khám kĩ càng bờ mi bằng kính sinh hiển vi và điều trị khỏi hoàn toàn mà không cần dùng thuốc.
    Ngoài ra, để điều tri triệt để rận, chúng ta nên khám kĩ những vùng có lông tóc khác trên cơ thể bệnh nhân và khám, điều trị cho những người có tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân. Hơn nữa, người bệnh còn cần thay nệm giường, quần áo, khăn... Nếu muốn dùng lại phải bỏ chúng trong túi nhựa kín, không có không khí, trong vòng 15 ngày trước khi đem giặt, nhằm diệt rận và trứng còn vướng trên nệm hay áo quần.

  16. #32
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách chữa bệnh rận mu sinh dục

    17-09-2013 | 0 phản hồi » |
    Chữa bệnh rận mu sinh dục không khó,tuy nhiên vẫn đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.Rận mu sinh dục là bệnh có tỷ lệ lây lan cao,do đó cần phát hiện sớm và chữa dứt điểm căn bệnh này sớm nhất có thể.Nhiều bệnh nhân phải đến khi bệnh trở nên rất nặng,lở loét bộ phận sinh dục mới đi điều trị ,lúc này việc chữa trị sẽ tốn rất nhiều thời gian và gây khó khăn cho công việc điều trị sau này.Dưới đây các bác sĩ trung tâm chăm sóc SKSS hà Nội sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh rận mu sinh dục hiệu quả.

    Đọc thêm bệnh rận mu sinh dục :

    >>>>>>Con đường lây truyền rận mu sinh dục

    >>>>>>Rận mu sinh dục là gì ?
    Rận mu là gì ?Rận mu (Phtiriasis pubis), còn được gọi là rận cua vì hình thù giống con cua, là một loại rận (côn trùng hút máu không cánh) có thể sống và sinh sản ở vùng lông mu. Rận mu là những con côn trùng bé nhỏ bám vào da tóc chúng ta ở các khu vực công cộngTuy thường sống ở vùng lông mu, rận mu vẫn có thể ký sinh ở những vùng có lông khác trên cơ thể như nách, lông mi, lông mày và da đầu.Triệu chứng bệnh rận muCũng có những trường hợp bị bệnh mận ru mà không đi kèm triệu chứng nào cả, nếu có triệu chứng của rận mu sẽ xuất hiện trong khoảng 5 ngày. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm các dấu hiệu sau:SốtKhó chịuNgứa ngáy dữ dội ở bộ phận sinh dục và/ hoặc ở hậu mônSuy nhượcCảm thấy kiệt sứcSự hiện diện của rận hoặc các túi trứng nhỏ ở các vùng lông muChuẩn đoán rận muThông thường chúng ta có thể tự chuẩn đoán được bệnh rận mu. Tuy nhiên để được chắc chắn và yên tâm, bạn cũng có thể đến bệnh viện hoặc phòng khám để được hướng dẫn. Bạn cũng có thể tự quan sát rận mu bằng mắt thường hoặc sử dụng kính lúp, trông chúng như những con cua nhỏ xíu, có màu xám nhạt nhưng sẽ thẫm hơn khi cơ thể chúng sưng lên sau khi hút máu người. Cá thể rận mu và trứng của chúng bám vào lông mu, ngoài ra chúng còn kí sinh ở những chỗ khác như nách, lông mi và lông mày. Trứng của rận mu màu trắng vào thường được tìm thấy theo cụm nhỏ gần lỗ chân lôngCơ chế lây lan của rận muRận mu rất dễ lây truyền. Nhiều trường hợp lây qua quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên cũng có một số con đường khác mà rận mu có thể lây qua:Tiếp xúc với chăn màn chiếu gối, quần áo, nội thất không được bọc, và bồn cầu vệ sinh đã có rận muTiếp xúc cơ thể.Điều trị rận mu- Thông thường, chúng ta có thể tự chẩn đoán bệnh rận mu, tuy nhiên để yên tâm, các bạn nên để nhân viên y tế trợ giúp.- Thuốc không kê toa có thể tìm thấy ở khắp các nhà thuốc. Nếu cần đến các phương pháp chuyên sâu hơn, nhân viên y tế của bạn có thể kê toa cho thuốc mạnh hơn.- Rận mu có thể điều trị. Một số nhãn hiệu thuốc phổ biến điều trị rận mu có thể tìm mua mà không cần toa là A-200, RID, và Nix và làm theo hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc. Bạn có thể phải xức thuốc khắp nơi nhiều lần.- Các thuốc điều trị mạnh hơn cũng được bán rộng rãi trên thị trường, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.- Nên cạo lông vùng mu để việc điều trị được hiệu quả hơn- Bác sĩ có thể chỉ định cho dùng- Điều trị nhiễm rận bằng kem permethrin hoặc pyrethrins kết hợp với piperonyl butoxide.- Điều trị bằng thuốc diệt côn trùng có thể được lập lại sau 1 tuần.- Bôi dung dịch Malathion 0,5%, hoặc uống ivermectin, liều duy nhất, dùng nhắc lại sau 1 tuần.- Điều trị tất cả các bạn tình của người bệnh.Bác sĩ cần biết chắc chắn rằng tất cả những vùng có lông trên cơ thể đều đã được tiệt trừ rận để ngăn ngừa tái phát.- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi cả bệnh nhân lẫn bạn tình của mình đã được điều trị sạch rận mu.- Cạo lông, tắm nước nóng, hoặc các loại phương thuốc gia đình sẽ KHÔNG đem lại hiệu quả.- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, và trẻ sơ sinh phải sử dụng các sản phẩm điều trị được bào chế riêng cho đối tượng này.- Tất cả những ai đã từng tiếp cận với rận mu cần được điều trị cùng một lúc. Như vậy việc bị lây lần nữa sẽ được giảm thiểu.- Tất cả mùng, mền, chiếu, gối và quần áo đã từng tiếp cận với rận mu cần phải được giặt phơi hoặc sấy kĩ lưỡng, nhà cửa của bạn cũng nên được hút bụi hoặc quét dọn sách sẽ.Phòng tránh rận mu- Rận mu rất dễ lây lan, và không có biện pháp phòng tránh.- Bạn chỉ có thể hạn chế nguy cơ bằng cách hạn chế số người bạn gần gũi và quan hệ tình dục với họ. Nếu bạn tình của bạn bị rận mu, đừng quan hệ cho đến khi người ấy hoàn tất quá trình điều trị.

  17. #33
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Con đường lây truyền Rận mu sinh dục

    15-09-2013 | 0 phản hồi » |
    Bệnh rận mu sinh dục là căn bệnh có khả năng lây lan khá nhanh.Bệnh rận mu sinh dục chủ yếu lây lan theo con đường QHTD không an toàn.Tuy nhiên,ngoài ra chúng vẫn có thể lây truyền theo nhiều con đường khác,với tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn.Dưới đây các bác sĩ Trung Tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh Rận mu sinh dục và con đường lây truyền căn bệnh này trong cuộc sống.

    Đọc thêm về rận mu sinh dục :
    >>>>>Rận mu sinh dục là gì ?
    Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội sẽ chỉ ra các con đường chính lây truyền bệnh rận mu sau đây.Rận lông mu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Các chuyên gia về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho biết, bệnh rận mu thường thấy ở những người có vệ sinh cá nhân kém, không có ý thức phòng ngừa bệnh trong cuộc sống thường ngày. Nếu bạn phát hiện mình bị mắc bệnh rận mu hãy đừng ngần ngại tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.Các bác sĩ thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà nộiTrực tiếp: Ý muốn nói tới quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khác giới hay đồng giới đều là con đường chính gây ra sự lây truyền bệnh từ người này sang người khác. Khi quan hệ sụ ma sát giữa cơ quan sinh dục là cơ hội tốt để rận muu tìm “nha ở” mới cho mình và tiếp tục sinh sôi và “tác quái”.Gián tiếp: Những đồ dùng vật phẩm mà người bị bệnh từng sử dụng cũng có thể trở thành vật trung gian để lây truyền từ người này sang người khác. Ví dụ: khăn tắm, quần lót, chăn, ga, gối…Tiếp xúc: Một số nơi, một số người điều kiện sống không cho phép, nơi ở tạm bợ, điều kiện vệ sinh kém, cùng sống với người bị bệnh không tránh khoi những va chạm tiếp xúc, đây cũng là một con đường lây truyền bệnh rận mu.Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ thuộc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà nội. Nếu bạn còn có thắc mắc gì hãy nhấp chuột chọn【Tư vấn trực tuyến】để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số 62991199 để được giải đáp. Địa chỉ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản: Số 38, phố Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  18. #34
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Rận mu sinh dục là gì ?

    15-09-2013 | 0 phản hồi » |
    Rận mu sinh dục là căn bệnh xã hội nhẹ nhất trong số các căn bệnh xã hội hiện nay.Bệnh rận mu sinh dục chủ yếu gặp ở những đối tượng có chế độ vệ sinh kém.Đây là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn,không gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.Tuy nhiên chúng vẫn có thể gây nên sự khó chịu nhất định cho người nhiễm phải.Dưới đây các bác sĩ sẽ cùng chúng ta tìm hiểu về căn bệnh Rận mu sinh dục này.

    Đọc thêm :
    >>>>Rận mu sinh dục là gì ?
    1. KHÁI NIỆMRận mu là một bệnh ngoài da có tính lây truyền cũng là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại kí sinh trùng gọi là “rận” gây nên. Rận mu rất nhỏ, màu vàng hung, kích thước khoảng 1,5-2mm, chân có móc.Tùy vào hình thái và bộ phận kí sinh mà phân làm 3 loại- Rận tóc: kí sinh trên tóc người- Rận cơ thể: kí sinh ở quần lót- Rận mu: kí sinh ở lông muRận tóc và rận cơ thể chủ yếu lây truyền qua việc dùng chung chăn gối hoặc tiếp xúc bên ngoài qua các hoạt động tập thể.Rận mu chủ yếu kí sinh ở lông mu ngoài bộ phận sinh dục, lông xung quanh hậu môn, qua quan hệ tình dục của những người khác giới hoặc đồng giới bệnh đều lây truyền cho đối phương.2. TRIỆU CHỨNG- Nổi nốt ban màu xám đenCác nốt ban màu xám đen, vùng bị nhiễm rận mu có thể thấy những nốt ban xám đen 0,2cm-2cm, không ngứa không đau, dùng tay ấn cũng không hết màu, hiện tượng này xuất hiện trong vài tháng, các nốt này thường thấy ở vùng bụng, vùng háng trong. Nguyên nhân dẫn đến những nốt ban này hiện vẫn chưa rõ, có thể là do khi rận cắn thì độc tố của nó vào máu gây nên.

  19. #35
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh rận bẹn (rận mu, rận cua) ký sinh

    Chuyển đến nhà mới được 2 tuần, tự nhiên Hùng (25 tuổi, Hà Nội) thấy vùng quanh "thằng nhỏ" ngứa kinh khủng, lại có con gì màu trắng, bằng đầu tăm.

    Lúc đầu, thấy vùng xung quanh dương vật bị ngứa, Hùng nghĩ chắc là mình bị nấm hoặc do chàm nhưng bôi thuốc cũng không thấy đỡ. Sau mỗi lần tắm xong, để ý trên quần lót anh lại thấy có những đốm vàng nhỏ ly ti và mật độ ngày càng nhiều.

    Đến lúc nhìn kỹ anh rất bất ngờ khi thấy có những sinh vật ký sinh nhiều chân, thân trắng, bám rất chắc vào da. Trên những sợi lông có rất nhiều chùm trứng nhỏ như đầu mũi kim màu trắng. Dùng xà bông chà thật kỹ nhưng anh vẫn không thấy thuyên giảm về số lượng.

    Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội), những sinh vật này là rận bẹn (hay còn gọi là rận mu, rận cua). Đây là loại ký sinh trùng hút máu, dài 1-1,5mm, chu kỳ sống khoảng 3 tuần, cư ngụ ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy rất khó chịu.

    "Loại rận này có màu trắng như màu của da nên phải tinh mắt lắm mới phát hiện được. Biện pháp chữa hết sức đơn giản là cạo sạch lông, sau đó tắm sạch sẽ bằng xà phòng. Tất cả quần áo cũng phải đem luộc để tiêu diệt hết trứng và rận, sau đó phơi ngoài nắng", bác sĩ Dung nói.

    Những trường hợp mắc rận bẹn rất ít gặp và chủ yếu lây qua đường tình dục. Ngoài ra trứng cũng có thể có ở trong quần áo cũ hoặc mặc quần chung với người bị rận bẹn.

    Cũng theo bác sĩ Dung, ngoài rận bẹn, nấm cũng có thể gây ngứa cho các bạn nam. 17 tuổi, chưa hề quan hệ tình dục thế nhưng tự nhiên Nam (Nghệ An) thấy những chấm đỏ ở dương vật. Những chấm này xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là ngứa rất khó chịu, đi khám bác sĩ bảo là bị nấm.

    "Nhiều người cho rằng nấm là bệnh lây từ bạn tình, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Phụ nữ dễ bị nấm hơn nam giới, và thường lây sang bạn tình nếu mắc bệnh. Thế nhưng không có nghĩa bản thân nam giới không thể bị nấm. Bất cứ môi trường nào ẩm ướt đều là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển", bác sĩ Dung nói.

    Các triệu chứng của bệnh thường là những chấm đỏ hay mẩn đỏ ở dương vật, bìu hay bẹn. Nó có thể phát triển dưới da quy đầu ở những người đàn ông không cắt bao quy đầu.

    Bệnh nấm ở nam giới không nghiêm trọng như ở nữ giới, một số người có thể tự khỏi. Nhưng khi thấy sưng rát, mẩn đỏ nhiều, bị viêm nhiễm thì nên đi khám bác sĩ. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngứa của nam giới như hắc lào, ghẻ... hoặc đơn giản vì mặc quần quá chật, vùng da đó bị nóng, ẩm nên nổi mụn.

    Vì thế theo bác sĩ Dung, nam giới không nên mặc quần áo chật đặc biệt là vào những ngày nóng, nên lựa chọn chất liệu cotton giúp vùng xung quanh "thằng nhỏ" được thoáng khí. Ở đàn ông không cắt bao quy đầu nên rửa cẩn thận da quy đầu mỗi ngày.

  20. #36
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ngứa ngoài vùng kín vì... rận bẹn!



    [COLOR=#AEADAD !important]0

    [/COLOR]
    Không hiểu sao tự nhiên Thu (23 tuổi, Hà Nội) lại thấy ngứa điên ngứa dại ở vùng lông mu, tắm rửa thế nào cũng không hết. Đi khám cô mới biết nguyên nhân là do rận bẹn.

    Chưa hề có quan hệ gần gũi với ai nên cô nghĩ mình không thể bị ngứa do viêm nhiễm phụ khoa. Nhưng dùng đủ mọi loại xà bông, sữa tắm, dung dịch vệ sinh mà cô vẫn không thấy hết ngứa. Chưa kể việc thi thoảng lại đưa tay xuống phía dưới gãi khiến cô rất mất tự tin, Thu cho biết.
    Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, Hà Nội, cho biết, lúc Thu đến khám cô đã soi, khám kỹ càng những vẫn không thấy gì. May lúc đó cô gái ngứa, gãi thì thấy trong móng tay có gì đen đen. Soi kỹ thì thấy trứng rận bám đầy trên lông, gắp ra cũng được mấy chục con.
    "Rận bẹn (hay còn gọi là rận mu, rận cua) là loại ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Loại rận này có màu trắng như màu của da nên khó phát hiện", bác sĩ Dung nói.
    Vì bám rất chặt vào da, nên dù có tắm rửa sạch nhưng không thể hết được rận. Bác sĩ đã phải cạo hết lông đi, dùng xà phòng sát trùng kỹ để làm sạch trứng và rận.
    Những trường hợp mắc rận bẹn rất ít gặp và chủ yếu lây qua đường tình dục. Tuy nhiên như trường hợp của Thu, vì chưa hề có quan hệ gần gũi nên có thể là do cô gái thường mua đồ cũ về mặc hoặc do nuôi mèo.
    Bác sĩ Dung cũng cho biết ngoài rận bẹn, có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa bên ngoài vùng kín cho chị em mà không phải do viêm nhiễm bên trong. Như trường hợp của Nga (18 tuổi, Sơn La) là một ví dụ.
    Chẳng hiểu sao trong ngày đèn đỏ, cô thấy bị ngứa nhưng chỉ ngứa bên ngoài, bên trong không sao cả. Nghĩ cũng là bình thường, nhưng đến mấy ngày sau thì bộ phận sinh dục bị rộp lên đỏ rực theo đáy quần con, gây ngứa rất khó chịu. Đi khám cô mới ngã ngửa ra là chỉ tại loại băng vệ sinh đắt tiền mà cô mới tậu được.
    "Thôi không dùng băng vệ ấy là tôi thấy hết ngứa liền. Nghe bạn bè quảng cáo tốt, mình mới thử. Cứ tưởng dùng hàng xịn thì không sao, ai dè", Nga nói.
    Ngoài ra có thể do quần con quá chật, đi bơi ở vùng nước không sạch, dị ứng với thành phần của thuốc đặt bên trong hoặc cũng có thể chỉ là vấn đề ở lông mu. Nhiều chị em bị ngứa bên ngoài kinh khủng, đi khám bác sĩ cho đặt thuốc mấy tháng liền mà vẫn không hết ngứa. Thế nhưng chỉ cần dùng dầu gội đầu rửa là hết ngứa ngay, bác sĩ Dung cho biết.
    Cũng theo bác sĩ, việc bị ngứa ở bên ngoài không quá ảnh hưởng, nhưng gây khó chịu và nhiều khi khiến chị em mất tự tin. Việc chữa trị cũng không quá phức tạp chỉ cần theo cách chữa da liễu là được, dùng các dung dịch có khả năng tẩy rửa để làm sạch. Nếu không được, chị em nên đi khám.

    Theo VnExpress

  21. #37
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quý ông đa tình, rận mu phát triển đeo kín 'của quý'

    "Mọi người hay nói nhiều về các bệnh phụ khoa, nam khoa mà không biết rằng cũng có một chứng không kém phần đáng sợ sống ở vùng kín là bệnh rận mu".




    Theo lương y Trung, do tâm ly ngại, xấu hổ và hiểu biết không đúng nên một số người rất ngại đi khám các bệnh ở vùng kín, một khi đi thì bệnh đã nặng. Phòng khám của ông từng điều trị cho vài bệnh nhân bị chứng này."Rận mu chuyên sống ở vung mu, bẹn, nó tụ tập thành từng mảng lớn, ăn sát vào da, hút máu, gây ngứa ngáy vô cùng, làm người bệnh gãi và dễ khiến vùng kín trầy xước".Lương y kể về một trường hợp mới đây đến phòng khám của ông, đó là một chàng trai trắng trẻo, bảnh bao. Cậu kể có các dấu hiệu vùng kín bị nóng ran, bẹn rất ngứa ngáy, khó chịu, gãi vào cảm giác sồn sột như trên cát. Dù liên tục rửa bằng xà phòng diệt khuẩn song không thấy thuyên giảm. Cậu này lo lắng không hiểu mình bị bệnh nam khoa gì. Kiểm tra nhìn dưới kính hiểu vi, lương y Trung kết luận cậu bị rận bẹn."Nói đến rận vùng kín, chàng trai đó bất giác kinh hãi, cho biết thêm bạn gái cậu cũng có triệu chứng tương tự", lương y Trung nói.> Đọc thêm: Làm 'chuyện ấy' với chị dâu đêm tân hônBệnh rận mu không nguy hiểm cũng không khó điều trị như một số bệnh phụ khoa, nam khoa, song thời nay ít gặp nên nhiều người không biết có bệnh này. Một khi bị rận mu thì ở phần mu hoặc hậu môn sẽ bị ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh cảm giác rất khó chịu, gãi nhiều và dễ làm lở loét vùng kín, cơ thể bị sốt, kiệt sức.Theo PGS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ em, rận mu (hay còn gọi là rận bẹn, rận cua) là một loại kí sinh trùng sinh sống chủ yếu ở vùng kín vì nơi này tối, ẩm ướt. Nhưng đã là rận thì nó có thể sống bất cứ đâu có lông, kể cả ở mi mắt.Loài kí sinh trùng này rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi, có hình dạng giống con cua. Bình thường nó có màu xám nhưng khi hút máu sẽ đậm màu hơn. Loài này có chân chắc khỏe, bám rất chắc vào chân lông ở da. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh, trứng màu trắng thường tụ tập thành từng mảng.> Hãy cùng chung tay hành động vì một Việt Nam xanh> Đọc thêm: Tá hỏa vì làm bạn gái rách màng trinh, chảy máu 25 tiếngRận mu là chứng bệnh sinh ra do lây lan qua đường tình dục hoặc vệ sinh bẩn. Nhất là vào mùa đông hay khi có kinh nguyệt, một số người có tâm lý ngại tắm rửa, thậm chí không thay đồ lót ít nhất 1 lần/ngày hoặc do mặc đồ kín, chật chội, vùng kín bị ẩm ướt mà không lau rửa thì dễ là môi trường cho kí sinh trùng phát triển. Ngoài ra, dù hiếm bệnh này cũng có thể lây lan qua chăn màn, quần áo, khăn lau chung.Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Hoài Đức cho biết thêm, thời xưa bệnh này khá phổ biến do điều kiện sống thiếu thốn nhưng đến nay đời sống tiên tiến hơn nên có phần giảm bớt. Bệnh dễ lây lan nhất qua con đường sinh hoạt tình dục. Những người có quan hệ tình dục bừa bãi dễ bị mắc bệnh này."Một khi bị rận mu là phải cạo sạch phần lông vùng kín, sau đó dùng các loại thuốc sát trùng đặc trị sẽ hết. Việc này phải làm đồng thời cả vợ chồng. Riêng quần áo, chăn màn nên luộc trên nước nóng, phơi khô. Nhà cửa cũng phải dọn dẹp, phun thuốc diệt", bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức nói.Lương y Vũ Quốc Trung cũng bổ sung sau khi "dọn cỏ" vùng kín phải sát trùng bằng hóa chất (tìm mua hóa chất không ăn da, có nồng độ nhẹ như Pyrethimid) bôi. "Vì vùng da ở bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu làm không đúng cách sẽ gây tác hại khôn lường nên tốt nhất khi bị bệnh này bạn nên tìm đến lời khuyên của bác sĩ trước", lương y Trung khuyên.Theo Vnexpress.net



    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 05-11-2013 lúc 12:55.

  22. #38
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khái niệm

    Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.



    Các giai đoạn phát triển và triệu chứng

    Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn I

    giai đoạn II

    giai đoạn tiềm ẩn (III)

    giai đoạn IV



    Giai đoạn I
    Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Tổn thương này, được gọi là hạ cam, là một dạng viêm loét, không ngứa, không đau, không có mủ. Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

    Giai đoạn II
    Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân, hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1-3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.



    Giai đoạn III
    Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn). Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh, giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.

    Giai đoạn IV
    Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.


    Đường lây truyền là đường trực tiếp tiếp xúc giữa người bệnh và người lành hoặc gián tiếp qua đồ vật. Ta có thể khái quát có 3 đường chính sau:

    —» Lây truyền qua đường tình dục.
    —» Lây truyền qua đường máu(tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý mà bơm tiêm không vô khuẩn).
    —» Truyền từ mẹ sang con (qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi).




    Giang mai lây truyền từ mẹ sang con

    Theo nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong của những đứa trẻ nằm trong bụng những bà mẹ bị giang mai khi mang bầu là khoảng 25%. Tỉ lệ truyền bệnh giang mai cho thai nhi rơi vào khoảng 40 đến 70%.
    Trong số những đứa trẻ không may mắn bị mắc bệnh này, một số trẻ sơ sinh có biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh ra. Còn lại hầu hết các triệu chứng này sẽ phát triển rõ khi trẻ được hai tuần hoặc ba tháng. Những triệu chứng dễ thấy bao gồm phát ban, đau ngoài da, sốt, mệt mỏi hoặc khóc khàn giọng. Bác sĩ thăm khám sẽ thấy các bé có biểu hiện sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu và một loạt các dấu hiệu khác.
    Cũng có khi có một vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh không phát ra ngoài khi ở trẻ sơ sinh. Mầm mống bệnh ẩn giấu bên trong cho đến khi trẻ lớn hơn hoặc khi vào tuổi thành niên thì các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, răng lợi, mắt, tai và não bộ.

    Tác hại của bệnh giang mai
    Nếu không được điều trị, giang mai có thể gây hại cho tim mà ta có thể nhập suy tim trầm trọng. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về thần kinh như đột quỵ và động kinh và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh giang mai mà vẫn không được điều trị có thể làm cho một người nhạy cảm hơn với các bệnh khác lây truyền qua đường tình dục như HIV . Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có thể được để lại cho hậu quả của việc đi qua các nhiễm trùng đứa con chưa sinh của họ.

    Nếu không được điều trị, vi khuẩn giang mai có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tim, não, mắt, hệ thần kinh, xương và khớp. Nó có thể dẫn đến mất trí nhớ, thiếu kiểm soát trên những phong trào, mù một phần hoặc hoàn toàn, chứng phình động mạch não và tử vong. Một hậu quả khác có thể có của bệnh giang mai là làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Bởi vì các vết loét mở liên quan với căn bệnh này, nó dễ dàng hơn để bạn có thể trở thành bị nhiễm virus HIV. Nếu bạn bị nhiễm với vi khuẩn giang mai, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm virus HIV, virus gây ra bệnh AIDS.

    Giang mai có thể chữa khỏi được không?
    Theo các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Bệnh giang mai chỉ cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và sớm theo từng giai đoạn thì bệnh có thể điều trị dứt điểm. Nhằm tránh những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ của chúng ta, thì nhất định cần phải làm tốt các biện pháp phòng tránh và tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ, nhằm đảm bảo và tránh lây cho người thân trong gia đình.

    Chỉ cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể điều trị khỏi. Trong quá trình điều trị và sau khi điều trị khỏi bệnh cần định kỳ tiến hành kiểm tra và xét nghiệm, hai người có quan hệ tình dục phải cùng tiến hành kiểm tra và cùng điều trị. Khi bệnh đang trong giai đoạn đầu khi điều trị khỏi có thể tránh lây nhiễm cho đối phương, đối với những bệnh nhân khi điều trị bệnh theo đúng phác đồ thì 6 tháng sau các chỉ số USR, RPR hoặc VDRL trong xét nghiệm bệnh giang mai đều có kết quả âm tính hoặc số lượng viruts đã giảm rõ rệt, nếu lượng kháng thể trong máu lại tăng lên chứng tỏ máu đã trở lại trạng thái bình thường. Khi bệnh giang mai trong giai đoạn cuối thì các vùng viêm sẽ thu hẹp dần dần và mất đi, nhưng những vùng tế bào bị vỡ không thể hồi phục lại như bình thường mà có thể để lại sẹo.


    Phòng ngừa

    Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.


  23. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    giuptuvanhiv (07-11-2013)

  24. #39
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh gai sinh dục có phải là bệnh sùi mào gà không?

    Có nhiều người khi xuất hiện những nốt gai ở bộ phận sinh dục nhưng lại lầm tưởng đó là Bệnh sùi mào gà nhưng thực tế không phải như vậy. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại bệnh này.

    Gai sinh sục là gì?


    Gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ởcơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia.Có thể giải thích hiện tượng “mọc gai” này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da. Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn. Hiện tượng “gai” sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng),vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay.Gai sinh dục có thể gặp ở cả nam và nữ với các biểu hiện: xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc đỏ ở một phần hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Các nốt gai này không gây đau đớn hay bất kỳ cảm giác nào khác ngoài việc ảnh hưởng đến tâm lý. Bản thân người bị gai sinh dục mất tự tin trong “chuyện ấy”, và”đối tác” cũng có cảm giác “sợ” hay ngại ngần,dẫn đến làm giảm chất lượng và sự thành công trong sinh hoạt tình dục. Đi khám với các biểu hiện “bất thường” này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm VA để phân biệt với bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu đúng chỉ là gai sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý để bệnh nhân yên tâm “sống chung với…gai” vì nó không phải là bệnh. Nó hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản và mọi chức năng khác của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu vẫn không thoải mái với những chiếc gai đáng ghét này thì các bác sĩ có thể xử lý chúng bằng một số phương pháp như đốt nóng, đốt lạnh để hủy chúng đi.Sùi mào gà là gì?

    Sùi mào gà là một trong số các Bệnh xã hội rất nguy hiểm vì sùi mào gà sinh ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, nhất là khi bệnh Sùi Mào Gà sinh biến chứng ung thư thì đây là dạng biến chứng nguy hiểm nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.Bệnh sùi mào gà lây nhiễm qua quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ. Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, Bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu.Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có Bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-11-2013 lúc 14:58.

  25. #40
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Oan ức chỉ vì gai sinh dục
    Thu Hiền, 27 tuổi (Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy) đang chuẩn bị kết hôn với Thắng, người mà cô đã yêu được hơn ba năm. Nhưng có một sự cố bất ngờ xảy ra khiến Hiền bị người yêu nghi oan và suýt nữa thì đám cưới bị hoãn vô thời hạn.
    Oan ức vì... gai sinh dụcThực ra, dù chưa làm đám cưới nhưng Hiền và Thắng đã “ăn cơm trước kẻng”. Trước đám cưới ít lâu, Hiền phát hiện vùng kín của mình có biểu hiện khác lạ, xuất hiện nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, khi sờ vào thấy gợn tay. Tất nhiên là Thắng cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này. Kiểm tra lại mình, Thắng không thấy có gì khác lạ nên nghi ngờ Hiền không chung thủy với mình, dẫn đến bị lây bệnh. Còn bản thân Hiền cũng không biết giải thích ra sao ngoài câu "em không làm gì có lỗi với anh".

    Hiền đi khám và thở phào khi bác sĩ thông báo kết quả là cô bị gai sinh dục, một dạng dị tật tự phát, không phải là bệnh lây qua đường tình dục. Nỗi oan được giải, đám cưới tiến hành theo đúng dự kiến.
    Sợ lây bệnh qua… tay người yêu Tương tự là trường hợp của Việt Thi, 21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Thi có bạn trai được hơn một năm nay. Tuy hai người chưa có quan hệ tình dục nhưng những lần đi chơi, Thi đã để cho bạn trai "âu yếm" bằng tay. Gần đây, cô bỗng thấy vùng kín xuất hiện các nốt sần lấm tấm giống như mọc rôm, không thấy có biểu hiện đau hay ngứa. Thi rất lo lắng, nghĩ mình đã bị lây bệnh tình dục qua… tay của người yêu nên đã vội vàng vào bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, hiện tượng này được gọi là gai sinh dục.

    Không chỉ ở nữ mà gai sinh dục còn có cả ở nam giới. Trường hợp của anh Trí (35 tuổi) sau đây là một ví dụ. Một ngày, Trí thấy “dụng cụ” của mình xuất hiện từng đám gai li ti màu đỏ, trông rất “có vấn đề”. Dù anh khẳng định chưa bao giờ phản bội nhưng vợ không tin. Để chứng minh,Trí vội vàng đi khám và cũng được chẩn đoán là gai sinh dục.
    Tuy cuối cùng cũng chứng minh được sự trong sáng của mình nhưng anh cũng mất một thời gian dài lo lắng khiến chuyện chăn gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy không tự tin mỗi lần "gần gũi" nhau. Có thể sống chung với… “gai”Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ở cơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia.

    Có thể giải thích hiện tượng “mọc gai” này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da. Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn.
    Hiện tượng gai sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng), vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay. Khi hiện tượng này xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhiều người tưởng nhầm là bệnh hoa liễu như mụn rộp, sùi mào gà…

    Bác sĩ Dung cho biết, gai sinh dục có thể gặp ở cả nam và nữ với các biểu hiện: xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc đỏ ở một phần hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Các nốt gai này không gây đau đớn hay bất kỳ cảm giác nào khác ngoài việc ảnh hưởng đến tâm lý. Bản thân người bị gai sinh dục mất tự tin trong "chuyện ấy", và “đối tác” cũng có cảm giác “sợ” hay ngại ngần, dẫn đến làm giảm chất lượng và sự thành công trong sinh hoạt tình dục.
    Đi khám với các biểu hiện “bất thường” này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm VA để phân biệt với bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu đúng chỉ là gai sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý để bệnh nhân yên tâm “sống chung với…gai” vì nó không phải là bệnh. Nó hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản và mọi chức năng khác của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu vẫn không thoải mái với những chiếc gai đáng ghét này thì các bác sĩ có thể xử lý chúng bằng một số phương pháp như đốt nóng, đốt lạnh để hủy chúng đi.

    Tuy nhiên bác sĩ Dung cũng lưu ý, nếu ngoài việc xuất hiện gai còn có thêm một số biểu hiện khác như đau rát, ngứa ngáy hay có mùi khó chịu ở vùng sinh dục thì nên nghĩ đến khả năng có bệnh, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.



Trang 2 của 11 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •