Kết quả 1 đến 20 của 210

Chủ đề: Các bệnh lây qua đường tình dục.

Threaded View

  1. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vùng kín... mọc gai

    Không lâu trước ngày cưới, Hiền phát hiện "chỗ ấy" có nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, sờ vào thấy gợn tay. Cô sợ hãi không hiểu sao mình "trong sạch" mà vẫn có bệnh.

    Thu Hiền, 27 tuổi (Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy) đang chuẩn bị kết hôn với Thắng, người mà cô đã yêu được hơn ba năm. Nhưng có một sự cố bất ngờ xảy ra khiến Hiền bị người yêu nghi oan và suýt nữa thì đám cưới bị hoãn vô thời hạn.
    Oan ức vì... gai sinh dục
    Thực ra, dù chưa làm đám cưới nhưng Hiền và Thắng đã “ăn cơm trước kẻng”. Trước đám cưới ít lâu, Hiền phát hiện vùng kín của mình có biểu hiện khác lạ, xuất hiện nhiều nốt mẩn tròn nhỏ, lốm đốm, khi sờ vào thấy gợn tay. Tất nhiên là Thắng cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này. Kiểm tra lại mình, Thắng không thấy có già khác lạ nên nghi ngờ Hiền không chung thủy với mình, dẫn đến bị lây bệnh. Còn bản thân Hiền cũng không biết giải thích ra sao ngoài câu "em không làm gì có lỗi với anh".

    Hiền đi khám và thở phào khi bác sĩ thông báo kết quả là cô bị gai sinh dục, một dạng dị tật tự phát, không phải là bệnh lây qua đường tình dục. Nỗi oan được giải, đám cưới tiến hành theo đúng dự kiến.


    Ảnh minh họa

    Sợ lây bệnh qua… tay người yêu
    Tương tự là trường hợp của Việt Thi, 21 tuổi, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Thi có bạn trai được hơn một năm nay. Tuy hai người chưa có quan hệ tình dục nhưng những lần đi chơi, Thi đã để cho bạn trai "âu yếm" bằng tay. Gần đây, cô bỗng thấy vùng kín xuất hiện các nốt sần lấm tấm giống như mọc rôm, không thấy có biểu hiện đau hay ngứa. Thi rất lo lắng, nghĩ mình đã bị lây bệnh tình dục qua… tay của người yêu nên đã vội vàng vào bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết, hiện tượng này được gọi là gai sinh dục.

    Không chỉ ở nữ mà gai sinh dục còn có cả ở nam giới. Trường hợp của anh Trí (35 tuổi) sau đây là một ví dụ. Một ngày, Trí thấy “dụng cụ” của mình xuất hiện từng đám gai li ti màu đỏ, trông rất “có vấn đề”. Dù anh khẳng định chưa bao giờ phản bội nhưng vợ không tin. Để chứng minh,Trí vội vàng đi khám và cũng được chẩn đoán là gai sinh dục.
    Tuy cuối cùng cũng chứng minh được sự trong sáng của mình nhưng anh cũng mất một thời gian dài lo lắng khiến chuyện chăn gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả hai vợ chồng đều cảm thấy không tự tin mỗi lần "gần gũi" nhau.
    Có thể sống chung với… “gai”

    Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ở cơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia.

    Có thể giải thích hiện tượng “mọc gai” này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da. Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn.
    Hiện tượng “gai” sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng), vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay. Khi hiện tượng này xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhiều người tưởng nhầm là bệnh hoa liễu như mụn rộp, sùi mào gà…

    Bác sĩ Dung cho biết, gai sinh dục có thể gặp ở cả nam và nữ với các biểu hiện: xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng hoặc đỏ ở một phần hoặc toàn bộ vùng sinh dục. Các nốt gai này không gây đau đớn hay bất kỳ cảm giác nào khác ngoài việc ảnh hưởng đến tâm lý. Bản thân người bị gai sinh dục mất tự tin trong "chuyện ấy", và “đối tác” cũng có cảm giác “sợ” hay ngại ngần, dẫn đến làm giảm chất lượng và sự thành công trong sinh hoạt tình dục.
    Đi khám với các biểu hiện “bất thường” này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm VA để phân biệt với bệnh lây lan qua đường tình dục khác. Nếu đúng chỉ là gai sinh dục, bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý để bệnh nhân yên tâm “sống chung với…gai” vì nó không phải là bệnh. Nó hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản và mọi chức năng khác của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu vẫn không thoải mái với những chiếc gai đáng ghét này thì các bác sĩ có thể xử lý chúng bằng một số phương pháp như đốt nóng, đốt lạnh để hủy chúng đi.

    Tuy nhiên bác sĩ Dung cũng lưu ý, nếu ngoài việc xuất hiện gai còn có thêm một số biểu hiện khác như đau rát, ngứa ngáy hay có mùi khó chịu ở vùng sinh dục thì nên nghĩ đến khả năng có bệnh, cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.


    Theo Đất Việt

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    huy (18-11-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •