Kết quả 1 đến 20 của 210

Chủ đề: Các bệnh lây qua đường tình dục.

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Triệu chứng của bệnh giang mai

    Triệu chứng của bệnh giang mai

    23:56:12, 26/12/2011

    Các biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thời kỳ của bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.
    Săng giang mai: Là một vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục, màu thịt tươi, không có mủ, không có vẩy, không đau rát (nếu không bị bội nhiễm).
    Săng có thể ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, nếp hậu môn, họng, lưỡi, đôi khi ở trán. Đó là những nơi mà xoắn khuẩn đã xâm nhập.
    - Sưng hạch bẹn: Hạch bẹn sưng lên thành từng chùm, trong đó có một hạch to hơn các hạch khác, không đau. Xuất hiện sau săng khoảng vài ngày, cũng tự mất đi theo săng.
    - Sẩn giang mai: Là những sẩn gồ cao trên mặt da, hình tròn hoặc bầu dục, rắn chắc, màu hồng đỏ, có khi tập trung thành đám, không gây đau. Sẩn giang mai thường xuất hiện ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ mông, quanh hậu môn, âm hộ.
    - Viêm hạch lan tỏa: các hạch vùng nách, bẹn, sau tai, dưới hàm trở nên chắc, cứng, không đau, di động ngay dưới da.
    - Gôm giang mai: là những khối u sùi, có thể ở da, niêm mạc, cơ, xương. Ban đầu gôm rất chắc, cứng sau đó mềm dần và loét, khi loét chảy ra mủ sánh, đặc lẫn máu, không đau. Khi mủ chảy hết sẽ để lại một ổ loét tròn, đáy cứng, ổ loét này dần sẹo hóa.
    - Củ giang mai: là những tổn thương gồ lên mặt da (cao hơn sẩn), màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau. Thường tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo. Củ giang mai không bao giờ tái phát trên sẹo cũ.
    Tất cả các biểu hiện trên đều có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì cả, sau đó tái diễn với mức độ nặng hơn.
    Ngoài những biểu hiện trên, giang mai còn có những biểu hiện khác như tổn thương van tim, cơ tim, tủy sống (liệt), não (rối loạn tâm thần).
    (Theo Tâm sự bạn trẻ)
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (28-10-2013)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả

    Ngày: 27-11-2012Bệnh giang mai cùng với lậu và HIV là 3 bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Để tránh bị mắc những bệnh này bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về nó, có đời sống tình dục an toàn và lành mạnh. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn về dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
    Xoắn khuẩn giang mai
    1. Dấu hiệu nhận biết sớm

    Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau ở cơ quan sinh dục của bạn thì bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời:- Nhận thấy có một (hay hơn một) vết loét không đau, đường kính 1-2 cm, ở dương vật hay ở trong hay quanh âm đạo và có thể không nhận thấy.- Xuất hiện những ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, cánh tay và cẳng chân, kèm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.2. Nguyên nhân gây bệnh

    - Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây nên. Nó được phát hiện ra bởi Schaudinn và Hoffmann năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đư­ờng kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ.- Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thư­ờng là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đ­ường sinh dục,đư­ờng hậu môn grain đ­ường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.3. Triệu chứng

    Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần. Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai. Bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn, và mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau:Giai đoạn 1

    Sau thời kỳ ủ bệnh từ 3-4 tuần, sẽ xuất hiện những săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
    - Đó chính là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).- Săng thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục. Ở phụ nữ hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi, …- Có hiện tượng hạch ở vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có “hạch chúa” là hạch to nhất.Giai đoạn 2



    Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:- Xuất hiện các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.- Các mảng niêm mạc hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.- Viêm hạch lan tỏa.- Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.Giai mai đoạn 3

    Giai đoạn này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:- “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.- Xuất hiện những thương tổn ở tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).Tuy nhiên, giữa các giai đoạn thứ nhất đến thứ hai, thứ hai đến thứ ba bệnh có thể không có biểu hiện lâm sàng. Đây là những trường hợp giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.4. Hậu quả

    - Giang mai là một bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị ở giai đoạn sớm thì ở giai đoạn muộn (sau 3 đến 15 năm) xuất hiện những tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở xương, da hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra bệnh ở van tim hoặc phình mạch, viêm màng não, mù, bệnh ở hệ thần kinh trung ương – liệt, tử vong.- Giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ làm sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.- Gây một số dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc làm tổn thương một số cơ quan của trẻ như: bất thường về răng,tổn thương da và ban đỏ, điếc, mù…

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  5. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giang mai

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Giang mai
    Phân loại và tư liệu bên ngoài

    Xoắn khuẩn giang mai
    ICD-10 A50.-A53.
    ICD-9 090-097
    MedlinePlus 001327
    eMedicine med/2224emerg/563 derm/413
    MeSH D013587
    Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩnTreponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.
    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.[1]
    Thầy thuốc mà rành về giang mai là rành về y khoa (William Osler)
    Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, vàxương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
    Mục lục

    [ẩn]



    Chẩn đoán[sửa]

    Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.[2]
    Giai đoạn 1[sửa]


    Vết loét hạ cam trên ngón tay. Khác với các bệnh lây truyền qua đường tình dụckhác, bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác

    Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.[2] Tổn thương này, được gọi là săng, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm,[2] bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.[2] Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.
    Giai đoạn 2[sửa]


    Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn thứ phát xuất hiện trên lòng bàn tay, cũng có khi ở lòng bàn chân.


    Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 52 tuổi mắc bệnh AIDS; các vết loét và sẩn xuất hiện trên khuôn mặt, ngực, cánh tay


    Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 23 tuổi với các nốt phỏng nước trên lưng.

    Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.[2] Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân [2][3], hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.[4]
    Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc[2]. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ sát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.[4] Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu.[4] Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.[2] Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.[2][5] Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.[5]


    • Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 ở lòng bàn tay.

    • Nốt nhú đỏ xuất hiện toàn thân

    • Ban ngứa dữ dội của bệnh giang mai giai đoạn 2

    Giai đoạn tiềm ẩn[sửa]

    Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.[6] Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).[5] Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh,[5] giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.[5]
    Giai đoạn 3[sửa]


    Mô phỏng đầu của một bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn 3

    Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).[2][5] Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.[2]

    • Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm)[2] , có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.[4]
    • Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.[2] Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô sơ.[7]Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.[7]
    • Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.[2]

    Điều trị[sửa]


    Áp phích tuyên truyền điều trị giang mai trong thời kỳ đầu (Hoa Kỳ)

    Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
    Giai đoạn đầu[sửa]

    Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.[8] Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.[8] Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự như điều trị bằng penicillin.[2]
    Giai đoạn biến chứng[sửa]

    Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày.[2][8] Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.[2] Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra.[2]
    Phản ứng Jarisch-Herxheimer[sửa]

    Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer.[2] Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.[2]
    Phòng ngừa[sửa]

    Bài chi tiết: Tình dục an toàn
    Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống.[8] Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn.[9][10] Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.[11]
    Dịch tễ học[sửa]


    Chuẩn hóa theo độ tuổi tử vong do bệnh giang mai trên 100.000 người vào năm 2004.[12]  no data
      <35
      35-70
      70-105
      105-140
      140-175
      175-210
      210-245
      245-280
      280-315
      315-350
      350-500
      >500



    Báo cáo các ca nhiễm giang mai ở Hoa Kỳ giai đoạn 1941–2009

    12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển.[8] Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh.[13] Trong vùng Saharachâu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.[13]
    Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới[8](đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.[8]
    Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.[14]
    Lịch sử[sửa]

    Các tên gọi khác[sửa]

    Tên tiếng Anh của "giang mai" là "Syphilis" được đặt ra bởi một bác sĩ kiêm nhà thơ người Ý: Girolamo Fracastoro trong sử thi bằng tiếng Latinh viết vào năm 1530 của ông, có tiêu đềSyphilis sive gallicus (Giang mai hay các bệnh của người Pháp). Các nhân vật chính của bài thơ là một người chăn cừu tên là Syphilus (có lẽ là một lỗi chính tả biến thể của Sipylus, một nhân vật trong Metamorphoses của Ovid). Syphilus được biết đến như là người đầu tiên bị mắc bệnh này, do thần Apollo trừng phạt vì các thách thức của Syphilus. Từ nhân vật này đã bắt nguồn một cái tên cho căn bệnh giang mai.[15]
    Cho đến thời điểm đó, như ghi chú Fracastoro, giang mai đã được gọi là "bệnh của ngườiPháp" ở Ý, Ba LanĐức, và "bệnh của người Ý" tại Pháp. Ngoài ra, người Hà Lan gọi nó là "bệnh của người Tây Ban Nha", người Nga gọi nó là "căn bệnh của người Ba Lan", người Thổ Nhĩ Kỳ gọi nó là "bệnh của người Thiên Chúa giáo" hay "bệnh Frank" (frengi) vàTahiti gọi nó là "bệnh của người Anh" . Những cái tên "quốc gia" là do bệnh thường được lây lan bởi các thủy thủ nước ngoài và các binh sĩ do họ thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm ở địa phương.
    Trong thế kỷ 16, nó đã được gọi là "đại thủy" để phân biệt nó với bệnh đậu mùa bởi vì trong giai đoạn đầu của bệnh, các ban nước lớn phát ra tương tự như bệnh đậu mùa.
    Nguồn gốc[sửa]

    Nguồn gốc chính xác của bệnh giang mai không được xác định chính xác.[2] Có ba lý thuyết đã được đề xuất. Các sử gia và nhà nhân loại học cho rằng giang mai đã xuất hiện ở những người dân bản địa của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến vùng đất này. Tuy nhiên, vấn đề các chủng giang mai đã xuất hiện hàng thiên niên kỷ trên toàn thế giới hay là bệnh chỉ có ở Châu Mỹ trong thời kỳ tiền Columbus vẫn được đem ra tranh luận.

    • Năm công nguyên 79, một thị trấn của La Mã tại Pompeii bị phá hủy bởi một vụ phun trào núi lửa. Những di hài của người dân bị chôn vùi cung cấp những bằng chứng về sức khỏe của họ cũng như nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm để lại trong men răng. Các di chỉ của một cặp sinh đôi cho thấy gần như chắc chắn những dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.[16]
    • "Thuyết tiền-Columbus" cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ 3 của bệnh hoa liễu.[17] Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus, kể cả tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull. Lịch sử hàng hải này của thành phố này cho thấy việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh giang mai.[18] Việc xác định tuổi bằng phóng xạ Carbon xương của những tu sĩ sống trong tu viện này cho thấy có những tổn thương ở xương mà những người ủng hộ thuyết này cho là điển hình của bệnh giang mai hoa liễu, mặc dù điều này gây tranh cãi. Bộ xương ở Pompeii thời kỳ tiền Columbus và ở Metaponto, nước Ý cũng có những dấu hiệu thương tổn tương tự như bị bệnh giang mai bẩm sinh gây ra cũng đã được tìm thấy,[19][20] mặc dù việc giải thích nhữg bằng chứng này cũng không được đồng thuận.[21] Douglas Owsley, một nhà nhân chủng học thể chất tại Viện Smithsonian, và các ủng hộ viên khác của ý tưởng này phát biểu rằng nhiều trường hợp bị cho là do bệnh phong cùi vào thời trung cổ ở châu Âu thực chất là bệnh giang mai. Mặc dù văn hóa dân gian cho rằng bệnh giang mai chưa được biết ở châu Âu cho đến khi các thủy thủ bị bệnh trở lại xứ này từ các chuyến tàu thời Columbus,
      ...không thể đổ lỗi bệnh giang mai cho bất kì khu vực địa lý hay chủng tộc cụ thể nào. Những bằng chứng cho thấy bệnh này đã tồn tại ở cả 2 bán cầu vào thời tiền sử. Nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với những cuộc thám hiểm của Columbus rằng bệnh giang mai trước đây bị coi như là 'bệnh hủi' đã bất ngờ bộc lộ độc lực của nó vào cuối thế kỷ 15.[22]
      Lobdell và Owsley viết rằng một nhà văn châu Âu đã ghi nhận một đợt bùng phát "bệnh hủi" trong năm 1303 là một "mô tả rõ ràng bệnh giang mai."[22]
    • "Thuyết hậu Columbus" cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của Tân Thế giới được mang về bởi Cristoforo ColomboMartin Alonso Pinzon. Họ trích dẫn những tài liệu bằng chứng cho thấy mối liên hệ của các thuyền viên từ chuyến đi của Columbo với các ổ dịch giang mai để lại tại Naples vào năm 1494.[23] Lý thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu di truyền bệnh giang mai hoa liễu và những vi khuẩn liên quan đã tìm thấy một bệnh trung gian giữa bệnh ghẻ cóc và giang mai tại Guyana, Nam Mỹ.[24][25]
    • Cuối cùng, sử gia Alfred Crosby cho thấy cả hai lý thuyết có một phần đúng trong một "lý thuyết kết hợp". Crosby nói rằng vi khuẩn gây ra bệnh giang mai thuộc về cùng một họ phát sinh chủng loài như các vi khuẩn gây ra bệnh ghẻ cóc và vài bệnh khác. Mặc dù theo ấn định truyền thống thì quê hương của bệnh ghẻ cóc là từ Châu Phi hạ Sahara, Crosby lưu ý rằng không có bằng chứng rõ ràng của bất kỳ các bệnh có liên quan đã xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền Columbus, Châu Phi, hay châu Á.

    Crosby viết, "Không phải là không thể nào mà các sinh vật xoắn khuẩn đến từ Châu Mỹ vào những năm 1490... và phát triển thành cả hai dạng giang mai, hoa liễu và không hoa liễu, và bệnh ghẻ cóc."[26] Tuy nhiên, Crosby xem xét có nhiều khả năng có một loài vi khuẩn cổ rất dễ lây đã di chuyển cùng với tổ tiên của con người trên toàn cầu qua eo biển Bering hàng nghìn năm trước mà không chết. Ông đưa ra giả thuyết rằng "các điều kiện sinh thái khác nhau cho ra các loại xoắn khuẩn khác nhau và theo thời gian những vi khuẩn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại gây ra các bệnh khác nhau."[26]
    Hình ảnh[sửa]



    • Hình ảnh kính hiển viên điện tử của xoắn khuẩn Treponema pallidum

    • Giang mai gây tổn thương trên lưng của bệnh nhân

    • Giang mai gây tổn thương trên ngực của bệnh nhân

    • Củ giang mai trên mũi trong giai đoạn 3

    • Năm 2005 - Cuộc diễu hành thúc đẩy việc xét nghiệm bệnh giang mai tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ.





  6. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  7. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng và cách chữa trị bệnh giang mai

    Giang mai là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Đây là một căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay nhưng hầu như mọi người có hiểu biết rất ít về nó. Dưới đây là triệu chứng bệnh giang maicách chữa trị bệnh giang mai mà chúng ta nên biết:
    triệu chứng bệnh giang mai ở tay

    Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

    Triệu chứng bệnh giang mai
    :


    Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn:
    Giai đoạn 1:

    • Sau khi mắc bệnh được 3-90 ngày bệnh mới biểu hiện ra ngoài bằng các vết loét trên da, thường là tại bộ phận sinh dục như ở dương vật, quy đầu (ở nam giới), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới).
    • Đặc điểm vết loét: nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau và vùng bẹn bị nổi hạch ở 2 bên.
    • Sau 6-8 tuần vết loét sẽ biến mất mà không cần điều trị, lúc này vi khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.

    Giai đoạn 2:

    • Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
    • Có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ (hiếm gặp).
    • Các triệu chứng khác: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.

    Giai đoạn tiềm ẩn:
    Không xuất hiện các triệu chứng của bệnh, muốn xác định bệnh thì phải làm xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu. Dưới 1 năm sau giai đoạn 2, khoảng ¼ số bệnh nhân sẽ bị tái phát các triệu chứng bệnh giang mai thuộc giai đoạn 2, còn lại là không có triệu chứng gì.
    Giai đoạn 3:

    • Bệnh phát triển ăn sâu vào các tổ chức da thịt và các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

    Cách chữa trị bệnh giang mai:

    Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.
    Giai đoạn đầu

    • Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
    • Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).

    Giai đoạn biến chứng

    • Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
    • Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.


  8. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

  9. #5
    Thành Viên Gắn Bó
    Ngày tham gia
    02-09-2013
    Bài viết
    322
    Cảm ơn
    40
    Được cảm ơn: 69 lần
    Các chuyên gia của phòng khám đa khoa 59 Khương Trung cho rằng, giai đoạn 1 là giai đoạn săng giang mai, phát triển sau khi quan hệ không sạch sẽ từ 2 – 4 tuần, nam giới thường xuất hiện trên rãnh bao quy đầu, quy đầu...

    Khi săng giang mai bắt đầu sẽ có những nốt ban đỏ, trong vòng 2 – 3 ngày phát triển rộng ra thành những mụn nhỏ, sau đó chuyển thành cứng và rất nhanh sẽ chuyển sang trạng thái lở loét. Hình thức điển hình của mụn thời điểm này là mụn hình tròn hoặc hình bầu dục, đường kính từ 1 – 2 cm, có ranh giới rõ ràng, xung quang bên ngoài có kiểu bờ nước, đê, có chứa vi khuẩn bên trong.


    Săng giang mai hay còn gọi là hạ cam cứng, có những đặc điểm như sau:


    - Săng giang mai là đơn chiếc, nhưng cũng có thể là đa thể.


    - Toàn cục bộ không có biểu hiện ngứa, đau rõ rệt.


    - Nếu dụng tay tiếp xúc có thấy cứng, cứng như khi dùng tay sờ vào tai, trong y học còn gọi là “ cứng như sụn”.


    - Gây tổn thương bề mặt


    Nếu không được điều trị trong 3 – 8 ngày có thể tự tiêu biến, không để lại sẹo hoặc để lại sẹo mờ.


    Hiện tượng giai đoạn này sau vài ngày đến 1 tuần, sẽ xuất hiện hạch sưng to một hoặc 2 bên.

    Theo http://benhxahoi.info/giang-mai/401-...-doan-dau.html

  10. Những thành viên đã cảm ơn 2013 cho bài viết này:

    mamsong (17-10-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 8 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 8 khách)

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •