Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Uống nước ở cà phê đi khách có an toàn ?

  1. #1
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    07-11-2021
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Bạc Liêu
    Bài viết
    50
    Cảm ơn
    20
    Được cảm ơn 1 lần.

    Uống nước ở cà phê đi khách có an toàn ?

    Cho e hỏi trừ HIV ra thì đối với các bệnh tình dục như : Sùi mào gà,
    giang mai, lậu, viêm gan b, herpes ... Có thể lây nhiễm qua sinh hoạt đời sống thường ngày không ?
    Một vài ví dụ : Dùng chung chén đũa, uống chung ly nước,uống chung ly bia, rượu, chung khăn tắm, khăn mặt. Dao cạo râu, nhíp nhổ râu, đồ cắt móng tay, chung thao chậu tắm rửa, chung vòi sen, vòi rửa hậu môn, chung bồn cầu hoặc mặc chung quần áo ( trừ quần lót ). Hoặc ăn uống từ tay người có bệnh chế biến... Hoặc có quan hệ bằng tay cho nhau, ôm hôn các kiểu ( trừ oral sex ). Tất cả kể trên có nguy cơ không.

    E có đi vào quán cà phê ( Cà phê có gái đi khách ). Chỉ là uống cà phê như các quán bình thường, không đụng chạm gì hết.
    Nhưng chị này đi khách ( làm gái ). Và người này trực tiếp làm nước uống mang ra.
    Nếu tay người này có vết loét, chảy máu hoặc mụn nhọt do bệnh thì khi làm nước uống như vậy có làm lây bệnh không.
    Tay bốc nước đá cho vào ly.
    ads

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,644
    Cảm ơn
    1,928
    Được cảm ơn: 21,274 lần
    Những hành vi không làm lây nhiễm HIV

    - Hôn và ôm:
    những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể của người kia được.

    - Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia - chúng hút máu và "tiêu hoá" máu. Chữ "H-Human" trong HIV có nghĩa là "người". Như vậy virut chỉ có thể sống được trong cơ thể người mà thôi.

    - Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV:
    Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể người không nhiễm qua bồn tắm được.

    - Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV:
    Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác ngay thì mới sống được - điều này không thể xảy ra nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm.

    - Dùng chung dao cạo râu và các vật dụng sắc nhọn khác: Trên lý thuyết, nếu có máu tươi dính vào dụng cụ sắc nhọn và ngay sau đó dụng cụ này được một người không nhiễm sử dụng hoặc người này bị đâm ngay thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, chưa ai bị nhiễm theo cách này. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung dao cạo râu với người khác.

    - Các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.


    Những gì thắc mắc có thể nằm trong chủ đề này những câu hỏi cơ bản, click vào đọc.

    Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •