Kết quả 1 đến 13 của 13

Chủ đề: Tại sao phải tuân thủ điều trị?

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hạn chế tác dụng nguy hiểm của thuốc

    Chủ nhật, 04/01/2015 16:23

    Uống sai loại thuốc, uống không đúng giờ, không đúng liều lượng không những không khỏi được bệnh mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.



    Thuốc (hay dược phẩm) dùng để chẩn đoán, phòng và chữa bệnh, làm hạn chế hoặc thay đổi điều kiện bệnh lý hay sinh lý. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào để thuốc phát huy tối đa tác dụng và thuốc không bị phản tác dụng lại là một điều đáng lưu ý.


    Vì vậy các bác sĩ chữa trị bệnh thường kê đơn thuốc đầy đủ, hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những hiện tượng người bệnh không tuân thủ đúng theo đơn hoặc do nhầm lẫn mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.


    Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã mời các chuyên gia về lĩnh vực quản lý an toàn tiêu dùng dược phẩm để chỉ ra giải pháp không dùng sai thuốc chữa bệnh. Cụ thể:


    Biết toàn bộ đầy đủ tên thuốc


    Đến bệnh viện khám bệnh, rất nhiều người khám xong chỉ đợi bác sĩ kê thuốc rồi mang đi, không chú ý đến tên thuốc. Khi khám bệnh,chuyên gia khuyến nghị phải hỏi rõ bác sĩ ý nghĩa tên thuốc, kể cả khi dược sĩ dựa vào đơn phát thuốc cho bạn, nhưng trước khi rời đi cũng cần kiểm tra kỹ để đảm bảo nó có đúng như thuốc bạn cần hay không.


    Hiểu rõ cách dùng thuốc


    Nếu bạn quên uống đúng liều lượng thì làm thế nào? Uống trước khi ăn hay sau khi ăn? Mỗi lần uống cách nhau bao nhiều thời gian? Có tác dụng phụ không? Khi có vấn đề có cần đi khám không? Thuốc kiêng những cái gì? Những điều này nên hỏi rõ dược sỹ trước khi lấy thuốc, cần thiết sợ quên thì ghi lại những thông tin đó.


    Biết rõ tác dụng phụ của thuốc


    Một số loại thuốc có tác dụng phụ, hậu quả của tác dụng phụ như thế nào,cách dùng thuốc này sẽ có hiệu quả chữa trị như thế nào…để tiện quan sát bệnh tình và dễ dàng trao đổi, nói chuyện với bác sĩ cho những lần tái khám sau.
    Kiểm tra nhãn thuốc trước khi uống
    Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và logo của thuốc trước mỗi lần uống để đảm bảo bạn đã dùng đúng cách. Nếu đều uống vào buổi tối có thể sẽ gây buồn ngủ và hơi mệt mỏi, hãy chú ý điều này để tránh dùng sai.


    Cho mọi người biết mình đang uống thuốc gì


    Nếu bạn uống nhiều loại thuốc, khuyến nghị bạn nên làm một danh sách ghi rõ bệnh tình, danh sách bổ dưỡng sức khỏe bằng phương pháp uống thuốc bổ và thức ăn đồng thời mang theo bên người, giữ lại một bản phô tô. Trong trường hợp nguy cập, người nhà cũng có thể dễ dàng biết rõ tình trạng dùng thuốc bệnh tình của bạn.


    Theo Sức khỏe gia đình
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống thuốc đúng cách thế nào?

    Thứ tư, 11/02/2015 21:55
    Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu….


    Nước dùng để uống thuốc nhiều khi chưa được người bệnh chú ý, dẫn đến tình trạng uống thuốc với nước trà, uống thuốc với sữa, hoặc uống thuốc trong khi uống rượu… đã gây nên tình trạng tương tác giữa thuốc với các đồ uống trên, nhiều khi gây nguy hiểm cho người bệnh…


    Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc.


    Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng.


    Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.



    Không dùng sữa để uống thuốc vì sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng chữa bệnh của thuốc. Ảnh: TL


    Trong quá trình dùng thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc (đối với các loại thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn…


    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.
    Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…


    Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.


    Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.


    Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.


    Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.


    Theo DS Hoàng Thu - Sức khỏe và Đời sống

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •