NHỮNG CÂU HỎI ĐÁP VỀ TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM, DỰ PHÒNG, GIÁO DỤC VÀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN HIV/AIDS

Câu 1. Nếu tôi muốn đi xét nghiệm HIV thì liệu tôi có nhận được tư vấn về xét nghiệm và về kết quả xét nghiệm hay không ?

Trả lời:


, theo Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, khi bạn yêu cầu được xét nghiệm HIV thì bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như sau:


1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.


2. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.


3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV
”.


Câu 2. Xin cho biết có phải cơ sở y tế nào cũng được xét nghiệm HIV và công bố kết quả HIV dương tính không?


Trả lời:


Không
, “chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó” (Khoản 1 Điều 29 của luật Phòng, chống HIV/AIDS).


Câu 3. Xin cho biết việc xét nghiệm HIV trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc? Khi tôi vào bệnh viện để khám và điều trị, bệnh viện đã yêu cầu tôi làm một số xét nghiệm trong đó có xét nghiệm HIV. Xin hỏi, việc yêu cầu xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?


Trả lời:


Không
, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.


1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:


“ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.


- Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó
.


2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.


Câu 4. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?


Trả lời:


Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.


Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:


1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:


a) Người được xét nghiệm;


b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;


c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;


d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;


e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;


f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này
.


2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
.


Câu 5. Xin hỏi, có quy định nào về qui trình truyền máu để đảm bảo máu an toàn và không nhiễm HIV khi truyền máu cho bệnh nhân không?


Trả lời:


Bạn yên tâm là pháp luật có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người được truyền các túi máu và chế phẩm máu không bị nhiễm HIV. Điều 31 của Luật Phòng, chống HIV/AIIDS đã quy định:


- “Các túi máu, chế phẩm máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng kể cả trong trường hợp cấp cứu;


- Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.


- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV”.


Câu 6. Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?


Trả lời
:


Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.


Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyền truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.


Câu 7. Trẻ em và người nhiễm HIV có được đến trường và được học tập không?


Trả lời:


, người nhiễm HIV có quyền bình đẳng, quyền được học văn hoá, học nghề như mọi công dân trong xã hội. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã xác định: Người nhiễm HIV có quyền được học văn hoá, học nghề. Để đảm bảo được quyền này, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định các cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau:


“a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;


c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;


d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học
”.


Câu 8. Xin hỏi việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV (hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV) đối với học sinh, sinh viên, học viên có đúng không?


Trả lời:


Không
, việc yêu cầu sinh viên phải xét nghiệm HIV là trái pháp luật.Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì cơ sở giáo dục không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học. Do vậy, việc nhà trường yêu cầu xét nghiệm HIV với học sinh, sinh viên, học viên là không đúng theo quy định của pháp luật.


Câu 9. Người nhiễm HIV có quyền được làm việc không? Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS?


Trả lời:


Ngoại trừ những qui định tại khoản 1 điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, người nhiễm HIV có quyền được bình đẳng, quyền được làm việc như mọi công dân trong xã hội. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục nhân viên của mình về HIV và không được kỳ thị phân biệt đối xử với nhân viên là người nhiễm HIV.


Quyền này đã được khẳng định tại điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động có trách nhiệm:


a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biên pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;


b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;


c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS


d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật
”.


3. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đối với người lao động:


“a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;


b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;


c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;


d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này
”.


Câu 10. Tôi mới tốt nghiệp ra trường, tôi nộp hồ sơ xin việc tại một công ty xuất khẩu may mặc. Ở vòng sơ tuyển, công ty đã yêu cầu tôi phải lấy máu để xét nghiệm HIV. Xin hỏi, xét nghiệm HIV có phải là điều kiện bắt buộc trước khi tuyển dụng lao động không?


Trả lời:


Không
, ngoại trừ 2 lĩnh vực nghề nghiệp được qui định dưới đây thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV/AIDS với người dự tuyển lao động là trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng chống HIV/AIDS: “Người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động hoặc từ chối tuyển dụng người lao động vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ”.


Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP, quy định như sau:


1. Danh mục nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng:


a) Thanh viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;


b)Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng...”


Theo quy định nêu trên, nếu vị trí trong công ty mà bạn dự tuyển không thuộc danh mục nghề nêu trên thì việc yêu cầu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng với bạn là vi phạm pháp luật.


Câu 11. Tôi làm kế toán ở xí nghiệp X đã lâu. Khi biết tôi bị nhiễm HIV, giám đốc công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi. Xin hỏi, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc xí nghiệp có đúng không?


Trả lời:


Không
, hành động đó là trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 14 khoản 2 điểm a của Luật Phòng chống HIV/AIDS thì: “Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động bị nhiễm HIV”.


Như vậy, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc đối với bạn vì lý do bạn bị nhiễm HIV là vi phạm pháp luật. Bạn được thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của giám đốc công ty theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.


Câu 12. Người bị nhiễm HIV có quyền kết hôn không?


Trả lời:


, người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền được kết hôn như mọi người khác khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000).


Tuy nhiên, vì HIV có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục cho nên nếu bị nhiễm HIV thì bạn cần phải thông báo cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. Tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng chống HIV/ AIDS đã quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ: "Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết". Sau khi được thông báo mà người đó vẫn đồng ý kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Nếu sau khi được thông báo mà người đó không đồng ý kết hôn với bạn thì bạn cũng nên tôn trọng quyết định đó.


Câu 13. Vợ chồng tôi đều nhiễm HIV, chúng tôi có một cháu bé 24 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn, nhưng tôi sợ không được quyền nuôi con vì chồng tôi và nhà chông muốn giành quyền nuôi cháu. Vậy xin hỏi, nếu ly hôn tôi có được quyền nuôi con không?


Trả lời
:


Theo quy định tại Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “… Về nguyên tắc, con duới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”. Theo quy định này thì con dưới 36 tháng tuổi quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp người mẹ từ chối). Do vậy, theo quy định nêu trên, nếu ly hôn thì bạn có quyền nuôi con.


Câu 14. Vợ chồng tôi bị nhiễm HIV chồng tôi đã mất. Chúng tôi có 1 cháu nhỏ 04 tuổi (cháu không bị nhiễm HIV). Vì thiếu hiểu biết nên tôi không dám chăm sóc cháu mà để bà nội nuôi cháu từ năm 2003 đến nay. Nay tôi muốn được nuôi con nhưng bà nội cháu không đồng ý vì cho rằng tôi không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi cháu. Tôi có được quyền nuôi con tôi không?


Trả lời
:


- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ chăm sóc trẻ thuộc về bạn và chồng bạn. Khi chồng bạn mất thì việc nuôi con cũng là quyền và là nghĩa vụ của bạn. Bà nội của cháu chỉ được quyền nuôi con của bạn khi bạn không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng cháu và bạn có yêu cầu bà nội chăm sóc cháu. Xin hãy tham khảo thêm điều 34 và 36 của Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2000 để có thêm thông tin về vấn để này hoặc liên hệ với Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý tại địa phương hoặc đường dây nóng về HIV để được tư vấn thêm.


- Để bảo vệ quyền nuôi con của mình, trước hết bạn nên gặp bà nội cháu phân tích cho bà cháu hiểu rằng: Việc bà không đồng ý cho bạn nuôi dưỡng cháu là không đúng theo quy định của pháp luật. Nếu sau đó, bà nội của cháu vẫn chưa đồng ý để bạn nuôi con thì bạn có thể nhờ uỷ ban nhân dân xã, phường nơi bà nội cháu sinh sống can thiệp. Nếu sự can thiệp của chính quyền địa phương không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi quyền nuôi con đến toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi bà nội cháu đang sinh sống.


Câu 15. Cơ quan thông tin đại chúng có được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV không? Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về vấn đề này như thế nào?


Trả lời:


Không
, cơ quan thông tin đại chúng không được quyền đưa công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV. Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định nghiêm cấm hành vi: "Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp Điều 30 của Luật này” (tham khảo câu 14 ở trên).


Câu 16. Công việc của tôi thường xuyên phải đi công tác và tôi thường sống xa gia đình. Tôi nghe mọi người nói những người như tôi có nguy cơ nhiễm HIV. Tôi có thể tìm hiểu thông tin về HIV ở đâu để tôi có thể tránh được các nguy cơ cho mình và những người khác?


Trả lời:


Theo khoản 14 điều 1 của Luật phòng chống HIV/AIDS thì những người thường xuyên di chuyển được xếp vào Nhóm người di biến động.


“Nhóm người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình và thay đổi nơi ở và nơi làm việc”.


Tại Điều 16 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm người di biến động như sau:


"1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người ở nơi khác đến cư trú tại địa phương mình.


2. Chủ, người quản lý điều hành cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, đậu tàu, thuyền, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hoá, xã hội khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thích hợp cho người sử dụng dịch vụ tại cơ sở của mình.


3. Người đứng đầu cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.


4. Cơ quan, tổ chức có hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS đối với người lao động, người đi học".


Câu 17. Xin cho biết những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống HIV/AIDS?


Trả lời:


Theo quy định tại Điều 8 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:


“1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.


2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.


3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.


4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.


5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.


6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.


7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.


8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.


9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.


10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.


11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.


12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật
”.


Ngoài những hành vi nêu trên, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định quy định những hành vi sau bị nghiêm cấm:


“Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.


Lợi dụng thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý.


Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí”.


Câu 18. Tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?

Trả lời:


Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự như sau:


"1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì sẽ bị phạt tù. Thời gian nhận hình phạt từ một năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. phu thuộc vào một trong các trường hợp cụ thể khi hành động phạm tội xảy ra:


a) Đối với nhiều người;


b) Đối với người chưa thành niên;


c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;


d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;


e) Hoạt động có tổ chức;


f). Lợi dụng nghề nghiệp.


2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm
".


Câu 19. Chế độ giam giữ đối với phạm nhân là người nhiễm HIV được pháp luật quy định như thế nào?


Trả lời:


Theo Pháp lệnh Thi hành án phạt tù và các văn bản hướng dẫn thi hành thì phạm nhân không bị giam riêng vì lý do bệnh tật. Khi ốm đau, họ được khám và chữa bệnh ở bệnh xá của trại giam, trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của y tế trại giam thì được chuyển đến chữa trị ở các bệnh viện của Nhà nước. Quy chế phòng, chống HIV/AIDS trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được ban hành kèm theo Quyết định số 511/QĐ-BCA (V26) ngày 03/09/1999 của Bộ Trưởng Bộ Công an cũng đã quy định: “ Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS không nhất thiết phải bố trí thành đội quản lý và cải tạo riêng” (Điều 5 của Quy chế).


Điều đó cũng phù hợp với nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.


Tuy nhiên, trại giam cũng cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, tư vấn để từng phạm nhân hiểu biết về căn bệnh này để có ý thức chủ động phòng ngừa lây nhiễm nhằm tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ những người xung quanh.


Câu 20. Người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không?


Trả lời:


Không
, tuy nhiên toà án sẽ có thể có hình thức giảm hoặc hoãn thi hành án đối với bệnh nhân AIDS. Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự thì tình trạng nhiễm HIV của người phạm tội không thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cũng theo Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người phạm tội trong khi đang mắc bệnh AIDS không phải là trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà mình đã thực hiện.


Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 42 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối như sau:


“1. Người đang bị điều tra, truy tố, xét xử mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được tạm đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.


2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.


3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; hoãn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.


4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao quy định cụ thể điều kiện công nhận người bi bệnh AIDS giai đoạn cuối quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
.”


Câu 21. Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ không?


Trả lời:


Không có qui định nào hạn chế quyền của người sống chung với HIV/AIDS và gia đình họ về nơi cư trú. Người sống chung với HIV có các quyền tương tự như mọi công dân Việt Nam khác liên quan đến việc quyết định nơi cư trú theo qui định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1992 thì: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp cũng quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.


Để thực hiện các quy định của Hiến pháp, tại Điều 3 Luật Cư trú đã quy định:


"Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.


Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
"


Quyền tự do cư trú của người nhiễm HIV cũng chỉ bị hạn chế như mọi người khác trong một số trường hợp theo quy định của Điều 10 của luật Cư trú nêu trên.


Câu 22. Chồng tôi được dùng thuốc ARV miễn phí của nhà nước. Khi chồng tôi chết vẫn còn lại một ít thuốc ARV, tôi có thể lấy thuốc bán cho người khác được không ?


Trả lời:


Không,
bạn cần phải báo ngay cho cơ quan quản lý dự án có thẩm quyền về việc chồng của bạn đã mất để cơ quan đó ngừng cấp thuốc cho chồng của bạn và nộp lại thuốc thừa.


Tại Khoản 11 Điều 8 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, việc bán thuốc kể trên được coi là hành vi bị nghiêm cấm vì “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”.


Cũng tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí” .


Trần Thị Ngọc