Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: ARV và tác dụng trong điều trị HIV

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    ARV và tác dụng trong điều trị HIV

    ARV là thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV, có tác dụng làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS. Dùng ARV cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống của mình.

    ARV là gì?
    ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc ARV được khuyến khích sử dụng lết hợp để ngăn chặn hình thành khánh thuốc.
    Các nhóm thuốc ARV được sử dụng tại Việt nam:
    - Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI).
    - Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI).
    - Nhóm ức chế men protease (PI).
    Tác dụng của ARV
    - Ức chế sự nhân lên của virus HIV và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất. Thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc và tử vong doc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bênh nhân nhiễm HIV


    Ảnh minh họa. Nguồn internet

    - Cải thiện chất lượng sống và tăng thời gian sống cho người bệnh- Ngăn cản sự tiến triển HIV sang AIDS ở bênh nhân nhiễm HIV
    Nguyên tắc khi sử dụng ARV
    - Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS.
    - Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh có đủ tiêu chuẩn lâm sàng hoặc xét nghiệm và người bệnh đã sẵn sàng điều trị.
    - Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Điều trị ARV là điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
    Ảnh minh họa. Nguồn internet
    - Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm virus cho người khác.
    - Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
    - Tùy thuộc vào sự sẵn có của thuốc, tình trạng của người bệnh, các nhà chuyên môn sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị tương thích theo công thức trên.
    Điều trị ARV khi nào?
    - Điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV dựa vào số lượng tế bào CD4 (tế bào bạch cầu chỉ huy).
    - Chỉ số CD4 trung bình của một người HIV âm tính thường dao động trong khoảng 500 đến 1200 tế bào/mm3 tuy nhiên một số người có chỉ số này cao hoặc thấp hơn bình thường do bẩm sinh.
    Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
    - Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào CD4- Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3
    - Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3
    - Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4
    Các dấu hiệu chứng tỏ người bệnh có đáp ứng với điều trị ARV
    - Sức khỏe được cải thiện: tăng căn, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng hơn, thể trạng, tâm lý tốt hơn, người bệnh có nhiều sức hơn để thực hiện các hoạt động hằng ngày.
    - Các triệu chứng liên quan đến bệnh HIV được cải thiện.
    - Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có từ trước được cải thiện, giảm tần suất mắc và mức độ nặng của các nhiễm trùng cơ hội.


    Ảnh minh họa. Nguồn internet

    Tác dụng phụ của thuốc ARV
    Một số độc tính, tác dụng phụ khác của thuốc ARV có thể gặp khi điều trị như:
    - Bệnh lý thần kinh ngoại vi:
    Biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi, chủ yếu đầu chi, đi lại khó khăn. Thường gặp khi dùng d4T, ddI, các thuốc kháng retroviruss non-nucleosid. Cần dùng vitamin B liều cao, nếu nặng phải thay thế thuốc.
    - Viêm tụy: Gặp khi dùng ddI, d4T. Cần dừng ngay thuốc và thay bằng ZDV
    .
    - Phân bố lại mỡ: Khi dùng ddI, thuốc ức chế proteases. Biểu hiện tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy; teo mô mỡ ở cánh tay, cẳng chân, mông, má.
    - Độc cho gan:
    NPV, EFV, ZDV và thuốc ức chế proteases rất độc với gan, gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan. Cần ngừng thuốc nếu có tăng men gan gấp 5 lần bình thường.
    - Độc với thần kinh trung ương:
    EFV biểu hiện lẫn lộn, rối loạn tâm thần, trầm cảm. Cần dừng và thay thế thuốc khi bệnh nhân có vấn đề về tâm thần kinh.
    Điều trị thuốc kháng ARV cho những người có HIV là điều trị suốt đời,chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để người có HIV bắt đầu tham gia điều trị là khi có chỉ định của bác sỹ và khi thực sự sẵn sàng tham gia vào việc điều trị. Thuốc ARV làm giảm quá trình sinh sôi của virus HIV trong cơ thể, làm giảm quá trình từ HIV sang AIDS, phục hồi hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Điều trị bằng ARV là một quá trình lâu dài và phức tạp nên người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 01-03-2014 lúc 14:48.

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hung_happy (03-10-2014)

  3. #2
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hiệu quả điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

    Cập nhật lúc 08:13, Thứ Tư, 03/12/2014 (GMT+7)

    Đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng khám Ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng” của tác giả Phan Văn Điền và cộng sự được công bố tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2014 của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng đã mở ra niềm hy vọng cho bệnh nhân HIV/AIDS về hiệu quả của thuốc đặc trị giúp cải thiện sức khỏe, kéo dài sự sống.

    BS Phan Văn Điền - Trưởng khoa Khám bệnh, cấp cứu BVĐK tỉnh, đồng thời phụ trách Phòng khám Ngoại trú chuyên “tiếp đón” bệnh nhân có HIV cho biết: Điều trị các thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đáng kể tỉ lệ bệnh tật và tử vong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải chung sống với HIV/AIDS, mặc dù các thuốc ARV không điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ này.

    Tại Việt Nam, việc mở rộng điều trị và theo dõi điều trị ARV (điều trị đặc hiệu kháng HIV) tại các điểm tiếp cận điều trị ARV đã được tiến hành từ năm 2006. Trong điều trị ARV, việc tuân thủ điều trị đảm bảo cho kết quả điều trị có hiệu quả cao. Tuy nhiên, do điều trị thuốc ARV là điều trị suốt đời, do đó việc theo dõi hiệu quả điều trị theo thời gian còn gặp nhiều khó khăn. Cho tới nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bằng thuốc ARV để đánh giá hiệu quả điều trị và góp phần đề ra các giải pháp và các biện pháp cải thiện phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút. Vì vậy, đề tài “Đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng khám Ngoại trú - BVĐK Lâm Đồng” đã đánh giá hiệu quả điều trị ARV về lâm sàng và miễn dịch, đồng thời mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV.

    Qua nghiên cứu 107 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên 16 tuổi được điều trị ARV tại Phòng khám Ngoại trú - BVĐK Lâm Đồng từ tháng 1/2006 đến tháng 11/2013, BS Phan Văn Điền và cộng sự đã đưa ra kết luận: Số bệnh nhân còn sống và đang điều trị ARV là 97 người (chiếm 90,7%). Số bệnh nhân còn sống và điều trị sau 2 năm có 56 bệnh nhân và sau 3 năm có 48 bệnh nhân. Trong đó, số bệnh nhân HIV/AIDS còn điều trị sau 4 - 6 năm là 8 bệnh nhân và điều trị trên 6 năm có 23 bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân chuyển giai đoạn lâm sàng, miễn dịch tốt chiếm 52,3%. Tỉ lệ sống do được điều trị ARV rất cao, chứng tỏ hiệu quả của việc điều trị ARV đã cải thiện được tình trạng sức khỏe, miễn dịch, giúp bệnh nhân HIV/AIDS có được cuộc sống bình thường.

    Sau khi điều trị ARV từ 1 - 3 năm, tỉ lệ bệnh nhân có CD4>350 chiếm 62,5%, chứng tỏ có sự phục hồi miễn dịch và không còn phải điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. (CD4 là chỉ số tế bào lympho từ kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết số lượng tế bào này trong 1mm3 máu. Chỉ số CD4 cho biết mức độ HIV đã phá hủy miễn dịch và biết được khi nào bắt đầu điều trị ARV. Chỉ số CD4 trung bình của một người âm tính với HIV có khoảng 500 - 1.200 tế bào/mm3 máu). Trong quá trình điều trị ARV, có 8 trường hợp tử vong do AIDS (chiếm 7,4%).

    Theo nhận định của BS Phan Văn Điền và cộng sự, các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV: Tỉ lệ nhiễm trùng cơ hội trong thời gian điều trị ARV thấp (chiếm 5,6%), điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazol kết hợp với ARV làm giảm đáng kể nhiễm trùng cơ hội, tác dụng phụ của các thuốc ARV chiếm tỉ lệ 15,9% trong đó phổ biến là thuốc Zidovudin gây thiếu máu, vấn đề tuân thủ điều trị có liên quan đến kết quả điều trị. Nghiên cứu đánh giá có 89,7% bệnh nhân tuân thủ tốt trong quá trình điều ARV, 8 bệnh nhân tử vong có vấn đề tuân thủ điều trị kém.

    Từ kết quả nghiên cứu 107 bệnh nhân điều trị ARV cũng cho thấy Phòng khám Ngoại trú - BVĐK Lâm Đồng là nơi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS ở khắp các địa phương trong tỉnh. Cụ thể 107 bệnh nhân điều trị ARV cư trú tại 8 huyện, thành phố: Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lộc, Đơn Dương, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông. Đa số đối tượng được nghiên cứu nhiễm HIV lây qua đường tình dục (53,3%) và phối hợp lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích lẫn tình dục (chiếm 38,3%). Trong số bệnh nhân điều trị ARV được nghiên cứu có 63 nam và 44 nữ, độ tuổi trung bình 34 (nhỏ nhất 17 tuổi, lớn nhất 53 tuổi), phản ánh thực trạng người nhiễm HIV phần lớn đang độ tuổi lao động, việc tiếp cận điều trị ARV giúp bệnh nhân có cơ hội cải thiện sức khỏe và có cuộc sống bình thường.

    Hiệu quả điều trị ARV khẳng định người nhiễm HIV tuân thủ điều trị tốt vẫn sống chung với AIDS như một căn bệnh mạn tính. Từ góc nhìn khoa học, các bác sĩ khuyên mọi người dân hãy xem bệnh nhân có HIV/AIDS như những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính để có thái độ ứng xử phù hợp nhằm giúp người có HIV sống hòa nhập cộng đồng. Việc không phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp cho nhiều bệnh nhân công khai điều trị ARV mà không phải lén lút, rụt rè, sợ gặp người quen khi đến các điểm tiếp cận điều trị ARV. Các thuốc điều trị ARV hoàn toàn miễn phí, việc tăng khả năng tiếp cận điều trị ARV cũng là con đường xóa dần sự mặc cảm, tự ti của bệnh nhân HIV/AIDS.


  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị HIV/AIDS: Các thuốc kháng retrovirus

    Cần biết - 10/12/2014
    Những loại thuốc này sẽ ngăn sự nhân lên của HIV khi xâm nhập vào cơ thể người.

    Các thuốc kháng retrovirus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở các
    giai đoạnkhác nhau của chu kỳ sống. Hiện có 3 nhóm thuốc là:


    - Chất ức chế men phiên mã ngược tương tự Nucleosid (NRTI). NRTIs là thuốc kháng retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự nhân lên của một enzym HIV được gọi là enzym phiên mã ngược. Các thuốc này bao gồm zidovudin (Retrovir, AZT), lamivudin, didanosin (Videx), zalcitabine (Hivid), stavudin (Zerit) và abacavir (Ziagen).


    Tác dụng phụ chính của zidovudin là ức chế tuỷ xương, gây giảm số lượng hồng cầu vàbạch cầu. Khoảng 5% số người điều trị abacavir bị các phản ứng quá mẫn như phát ban kèm theo sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy và đau bụng. Phản ứng quá mẫn cũng có thể xảy ra mà không có phát ban. Trong các trường hợp, triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6 tuần đầu điều trị và thường hết khi dừng thuốc. Nếu bạn có phản ứng quá mẫn với abacavir, tránh dùng lại thuốc.


    Các thuốc kháng retrovirus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV (ảnh: internet)



    - Chất ức chế protease. Chất ức chế protease phá vỡ sự nhân lên của HIV ở giai đoạn muộn trong chu kỳ sống bằng cách ngăn cản enzym HIV protease. Điều này khiến các tiểu phân
    HIV trong cơ thể bị rối loạn cấu trúc và không gây nhiễm. Nhóm thuốc này gồm saquinavir (Fortovase), ritonavir (Norvir), indinavir (Crixivan), nelfinavir (Viracept), amprenavir (Agenerase) và lopirnavir (Kaletra).


    Các tác dụng phụ phổ biến nhất của chất ức chế protease là buồn nôn, ỉa chảy và các rối loạn khác của đường tiêu hóa. Chất ức chế protease cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi chúng tương tác với một số thuốc.


    Đó là vì tất cả chất ức chế protease, ở mức độ này hay khác đều ảnh hưởng đến hệ thống enzym ở gan chịu trách nhiệm chuyển hóa nhiều thuốc. Các tác dụng phụ mới hơn cũng xuất hiện với việc sử dụng liên tục và rộng rãi chất ức chế protease. Những tác dụng này bao gồm tăng triglycerid và rối loạn chuyển hóa đường đôi khi tiến triển thành tiểu đường.


    Cũng có những bất thường trong chuyển hóa và lắng đọng mỡ trong cơ thể bạn. Một số người mất nhiều mỡ, một số người khác lại tích mỡ ở lưng giữa hai vai (bướu trâu) hoặc ở dạ dày (bụng phệ protease). Không một ai biết chính xác tại sao những bất thường này xảy ra.


    Trên thực tế thậm chí người ta không chắc liệu những vấn đề này có phải là hậu quả trực tiếp của điều trị bằng chất ức chế protease hay do một nguyên nhân nào khác còn chưa được xác định. Những bất thường về chuyển hóa tương tự đã xảy ra ở người dùng liệu pháp kháng retrovirus không bao gồm chất ức chế protease. Mặc dù những thay đổi cơ thể này có thể làm bạn buồn, song không nên dừng điều trị HIV/AIDS vì chúng.


    - Chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI). Những thuốc này gắn trực tiếp với enzym phiên mã ngược. 3 thuốc đã được cấp phép sử dụng trên lâm sàng là nevirapin (Viramun), delavirdin (Rescriptor) và efavirenz (Sustiva). Tác dụng phụ chính của tất cả các NNRTI là phát ban. Ngoài ra người dùng efavirenz có thể bị những tác dụng phụ như mơ không bình thường, mất ngủ, chóng mặt và khó tập trung.
    Theo Suckhoedoisong.vn

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •