Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Phác đồ phối họp 3 trong 1: Tdf/fdc - công dụng và tác dụng phụ

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Phác đồ phối họp 3 trong 1: Tdf/fdc - công dụng và tác dụng phụ

    Tenofovir STADA® 300 mg



    Tenofovir STADA® 300 mg

    Quy cách: Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.
    Thành phần:
    Mỗi viên nén bao phim chứa:
    Tenofovir disoproxil fumarat 300 mg
    Tá dược vừa đủ 1 viên
    (Lactose monohydrat, microcrystallin cellulose, tinh bột ngô, croscarmellose natri, magnesi stearat, opadry blue).

    Chỉ định:

    • Tenofovir disoproxil fumarat được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (nhưng không sử dụng riêng lẻ) trong điều trị nhiễm HIV-týp 1 (HIV-1) ở người lớn.
    • Tenofovir disoproxil fumarat được dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong phòng ngừa nhiễm HIV sau khi đã tiếp xúc với bệnh (do nghề nghiệp hay không do nghề nghiệp) ở những cá thể có nguy cơ lây nhiễm virus.





    • Tenofovir disoproxil fumarat cũng được dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính ở người lớn. Cũng như adefovir, tenofovir cũng có hoạt tính chống lại virus HBV đột biến đề kháng với lamivudin.



    Chống chỉ định:

    • Bệnh nhân mẫn cảm với tenofovir disoproxil fumarat hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.



    Tác dụng phụ:

    • Tác dụng thường gặp nhất khi sử dụng tenofovir disoproxil fumarat là các tác dụng nhẹ trên đường tiêu hóa, đặc biệt tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn.
    • Nồng độ amylase huyết thanh có thể tăng cao và viêm tụy.
    • Giảm phosphat huyết cũng thường xảy ra.
    • Phát ban da cũng có thể gặp.
    • Một số tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm bệnh thần kinh ngoại vi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, suy nhược, ra mồ hôi và đau cơ.
    • Tăng men gan, tăng nồng độ triglycerid máu, tăng đường huyết và thiếu bạch cầu trung tính.
    • Suy thận, suy thận cấp và các tác dụng trên ống lượn gần, bao gồm hội chứng Fanconi
    • Nhiễm acid lactic, thường kết hợp với chứng gan to nghiêm trọng và nhiễm mỡ, thường gặp khi điều trị với các thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid.



    Phụ nữ có thai và cho con bú:Phụ nữ có thai:

    • Chưa có thông tin về việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat trong thời kỳ mang thai. Chỉ nên dùng tenofovir disoproxil fumarat khi lợi ích được chứng minh nhiều hơn nguy cơ đối với bào thai.

    • Tuy nhiên, do nguy cơ tăng khả năng thụ thai chưa biết, việc sử dụng tenofovir disoproxil fumarat ở những phụ nữ độ tuổi sinh sản cần kèm theo các biện pháp tránh thai hiệu quả.


    Phụ nữ đang cho con bú:

    • Chưa có thông tin về sự bài tiết của tenofovir disoproxil fumarat qua sữa mẹ.
    • Vì thế, không dùng tenofovir ở phụ nữ cho con bú. Theo khuyến cáo chung, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền HIV cho trẻ.



    Ảnh hưởng với người vận hành máy móc và đi tàu xe:

    • Chưa có nghiên cứu cho thấy tác dụng của thuốc ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được thông báo về khả năng gây chóng mặt khi điều trị bằng tenofovir disoproxil fumarat.



    Liều dùng:Tenofovir STADA® 300 mg được dùng bằng đường uống một lần mỗi ngày, không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn.Người lớn:Điều trị nhiễm HIV:

    • 1 viên x 1 lần/ngày, kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
    • Dự phòng nhiễm HIV sau tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1 lần/ngày kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác (thường kết hợp với lamivudin hay emtricitabin).
    • Dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp (tốt nhất là trong vòng vài giờ hơn là vài ngày) và tiếp tục trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp.




    • Dự phòng nhiễm HIV không do nguyên nhân nghề nghiệp: 1 viên x 1lần/ngày kết hợp với ít nhất 2 thuốc kháng retrovirus khác.
    • Dự phòng nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc không do nguyên nhân nghề nghiệp (tốt nhất là trong vòng 72 giờ) và tiếp tục trong 28 ngày.



    Điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính:

    • Liều khuyến cáo là 1 viên x 1 lần/ngày trong hơn 48 tuần.



    Bệnh nhân suy thận:- Nên giảm liều tenofovir disoproxil fumarat bằng cách điều chỉnh khoảng cách thời gian dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận dựa trên độ thanh thải creatinin (CC) của bệnh nhân:


    • CC 50 ml/phút hoặc lớn hơn: dùng liều thông thường 1 lần/ngày.
    • CC 30 đến 49 ml/phút: dùng cách nhau mỗi 48 giờ.
    • CC 10 đến 29 ml/phút: dùng cách nhau mỗi 72 đến 96 giờ.
    • Bệnh nhân thẩm phân máu: dùng mỗi liều cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thẩm phân 12 giờ.



    - Do tính an toàn và hiệu quả của những liều dùng trên chưa được đánh giá trên lâm sàng, đáp ứng lâm sàng của trị liệu và chức năng thận nên theo dõi chặt chẽ.Bệnh nhân suy gan:

    • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan không cần thiết phải điều chỉnh liều.



    Hạn sử dụng:


    24 tháng kể từ ngày sản xuất.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lamivudin 150 ICA (Lamivudine 150mg)
    Thành phần
    Mỗi viên nén bao phim chứa 150 mg lamivudin và tá dược vừa đủ (cellulose vi tinh thể, tinh bột biến tính, L-HPC (low-substituted hydroxypropyl cellulose), magnesi stearat, tá dược bao phim).

    Dạng bào chế
    Viên nén bao phim.

    Qui cách đóng gói
    Hộp 1 chai x 60 viên nén bao phim.

    Chỉ định
    Lamivudin 150 mg được phối hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV.

    Chống chỉ định
    Quá mẫn với lamivudin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    Suy thận nặng.

    Thận trọng
    Trẻ em có tiền sử sử dụng nucleosid kháng retrovirus, tiền sử viêm tụy hay các yếu tố nguy cơ khác gây viêm tụy. Phải ngưng việc điều trị ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng hay các bất thường cận lâm sàng liên quan đến viêm tụy.
    Đặc biệt thận trọng khi dùng lamivudin cho bệnh nhân đã biết có yếu tố nguy cơ về bệnh gan; tuy nhiên, bệnh nhân không nằm trong diện được biết trước là có yếu tố nguy cơ về bệnh gan vẫn phải được chú ý. Chấm dứt điều trị bằng lamivudin khi bệnh nhân biểu hiện kết quả lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý về việc nhiễm acid lactic, hay gan bị nhiễm độc (có thể bao gồm cả chứng gan to và nhiễm mỡ dù không có sự gia tăng enzym transaminase một cách đáng kể).
    Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều.
    Bệnh nhân nhiễm đồng thời HIV và virus viêm gan B: Tính an toàn và hiệu lực của lamivudin chưa được biết rõ trong điều trị viêm gan B cho bệnh nhân đồng thời nhiễm HIV và HBV. Ở các bệnh nhân không nhiễm HIV nhưng nhiễm HBV mạn tính được điều trị với lamivudin, đã xuất hiện HBV đề kháng lamivudin và làm giảm đáp ứng điều trị. Sự xuất hiện các chủng HBV đề kháng với lamivudin ở các bệnh nhân nhiễm HIV và HBV được điều trị theo phác đồ lamivudin- thuốc kháng retrovirus cũng đã được báo cáo. Viêm gan trầm trọng sau điều trị cũng đã được báo cáo.
    Sử dụng ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú
    Phụ nữ có thai: Dùng lamivudin trong thời kỳ mang thai chỉ khi nào lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Bệnh nhân đang mang thai mà sử dụng lamivudin hay trong lúc sử dụng lamivudin lại có thai phải báo ngay cho bác sĩ.
    Phụ nữ cho con bú: Phụ nữ khi đang điều trị bằng lamivudin không nên cho con bú.

    Tác dụng không mong muốn
    Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kết hợp lamivudin 150 mg (2 lần/ngày) và zidovudin 200 mg (3 lần/ngày): Nhức đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, chán ăn, bệnh thần kinh, mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, các triệu chứng bệnh mũi, ho, đau cơ xương…
    Các tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em khi sử dụng kết hợp lamivudin 4 mg/kg (2 lần/ngày) và zidovudin 5,33 mg/kg (3 lần/ngày): Sốt, gan to, ho, phát ban ngoài da…
    Viêm tụy (có thể kèm theo biến chứng nặng) cũng đã được ghi nhận trong các thử nghiệm ở phụ nữ có thai và trẻ em khi sử dụng lamivudin 150 mg có hoặc không kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
    Chứng dị cảm và các bệnh thần kinh ngoại biên cũng được báo cáo.
    Một số ghi nhận chưa đầy đủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Thiếu máu, tiêu chảy, rối loạn điện giải, hạ đường huyết, vàng da, gan to, phát ban, nhiễm trùng hô hấp.
    Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng lamivudin ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính: Nhiễm trùng tai mũi họng, mệt mỏi khó chịu, nhức đầu. Các bất thường cận lâm sàng thường gặp nhất được ghi nhận: tăng ALT, tăng lipase huyết thanh, tăng CPK.
    Các tác dụng phụ trong thực tế lâm sàng: Rối loạn phân bố mỡ, viêm miệng, tăng đường huyết, yếu sức, thiếu máu, nhiễm acid lactic, viêm tụy, phản ứng quá mẫn, nổi mày đay, phát ban, thở khò khè…
    Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

    Tương tác thuốc
    Nên xem xét khả năng tương tác với thuốc khác khi dùng đồng thời, đặc biệt khi đường thải trừ chính của những thuốc này là bài tiết chủ động qua thận thông qua hệ thống vận chuyển cation hữu cơ, ví dụ trimethoprim.
    Sử dụng trimethoprim (TMP) 160 mg/sulphamethoxazol (SMX) 800 mg mỗi ngày 1 lần đã làm tăng AUC của lamivudin lên đến 44%. Không có thông tin nào cho thấy các liều cao hơn của TMP/SMX (như liều dùng để điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii) gây ảnh hưởng lên dược động học của lamivudin.
    Lamivudin và zalcitabin có thể kìm hãm lẫn nhau sự phosphoryl hóa nội bào. Do vậy, không nên sử dụng phối hợp lamivudin và zalcitabin.

    Liều lượng và cách dùng
    Người lớn: 150 mg x 2 lần/ngày hoặc 300 mg x 1 lần/ngày, kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác. Nếu lamivudin được sử dụng cho bệnh nhân đồng thời bị nhiễm HIV và HBV thì liều chỉ định cho việc điều trị HIV được dùng như là một phần của phác đồ phối hợp.
    Bệnh nhân trẻ tuổi (trẻ nhỏ, trẻ em, trẻ vị thành niên): Liều đề nghị cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 16 tuổi là 4 mg/kg thể trọng x 2 lần/ngày (đến tối đa 150 mg x 2 lần/ngày), kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác.
    Điều chỉnh liều dùng: Liều dùng cần được điều chỉnh phụ thuộc vào chức năng thận như sau:
    -Độ thanh thải creatinin(ml/phút):
    Lớn hơn 50, Liều dùng đề nghị: 150 mg x 2 lần/ngày hoặc 300 mgx1 lần/ngày
    Từ 30 - 49, Liều dùng đề nghị: 150 mg x 1 lần/ngày
    Từ 15 - 29, Liều dùng đề nghị: Liều khởi đầu 150 mg, sau đó 100 mg, mỗi ngày 1 lần
    Từ 5 - 14, Liều dùng đề nghị: Liều khởi đầu 150 mg, sau đó 50 mg, mỗi ngày 1 lần
    Nhỏ hơn 5, Liều dùng đề nghị: Liều khởi đầu 50 mg, sau đó 25 mg, mỗi ngày 1 lần
    Chưa có đủ dữ liệu để đưa ra liều dùng phù hợp cho bệnh nhân đang tiến hành thẩm tách. Mặc dù chưa có đủ dữ liệu cho việc chỉnh liều dùng cho trẻ bị suy thận, nhưng cần lưu ý đến việc giảm liều và/hoặc tăng khoảng cách thời gian giữa các liều dùng.

    Hạn dùng
    36 tháng.

    Bảo quản
    Giữ nơi khô mát, dưới 30 độ C. Để xa tầm tay trẻ em.
    Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
    Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Efavirenz STADA® 600 mg


    Efavirenz STADA® 600 mg
    Quy cách:Vỉ 10 viên. Hộp 3 vỉ.Chai 30 viên. Hộp 1 chai.
    Thành phần:Mỗi viên nén bao phim chứa:Efavirenz 600 mgTá dược vừa đủ 1 viên(Lactose monohydrat, croscarmellose natri, natri lauryl sulphat, polysorbat 80, acid stearic, magnesi stearat, hydroxypropylmethylcellulose, PEG 6000, talc, titan dioxyd, oxyd sắt vàng)
    Chỉ định:

    • Efavirenz được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV-1.


    Chống chỉ định:

    • Efavirenz chống chỉ định khi có dấu hiệu lâm sàng quá mẫn nghiêm trọng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
    • Efavirenz không nên dùng đồng thời với astemizol, cisaprid, midazolam, triazolam hoặc các dẫn chất nấm cựa lõa mạch do cạnh tranh CYP3A4 với efavirenz có thể dẫn đến ức chế chuyển hóa của các thuốc này và gây ra khả năng các phản ứng phụ nguy hiểm và/hoặc đe dọa tính mạng (ví dụ loạn nhịp tim, an thần kéo dài hoặc suy hô hấp).



    Tác dụng phụ:


    • Tác dụng phụ thường gặp khi dùng efavirenz là phát ban da và rối loạn hệ thần kinh trung ương. Phát ban nhẹ có thể mất khi tiếp tục điều trị, nhưng những dạng nặng hơn có thể xảy ra và hồng ban đa dạng cũng như hội chứng Stevens-Johnson cũng có thể xảy ra.
    • Các triệu chứng hệ thần kinh trung ương bao gồm chóng mặt, đau đầu, mất ngủ hoặc ngủ lơ mơ, giảm tập trung, ác mộng, và co giật. Các triệu chứng tương tự rối loạn tâm thần và trầm cảm cấp tính nặng cũng được báo cáo.
    • Các phản ứng phụ khác bao gồm buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và viêm tụy. Có thể xảy ra tăng trị số men gan, đặc biệt ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi.
    • Tăng nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh cũng được báo cáo.



    Thận trọng:

    • Efavirenz chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan nặng, và nên dùng thận trọng đi kèm sự theo dõi giá trị các men gan ở những bệnh nhân bệnh gan nhẹ đến trung bình.
    • Nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc rối loạn tâm thần.
    • Nên ngưng efavirenz nếu bị phát ban da nặng, đi kèm với sự tróc vảy, dính lớp màng nhầy,...
    • Cần thiết phải theo dõi nồng độ cholesterol trong huyết tương trong suốt quá trình điều trị với efavirenz.



    Phụ nữ có thai và cho con bú:Phụ nữ có thai:


    • Efavirenz có thể gây hại cho bào thai nếu dùng trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ có khả năng mang thai không nên dùng efavirenz cho đến khi khả năng có thai được loại trừ. (Hiện tại loại thuốc này được phép sử dụng cho bà mẹ đang mang thai)



    Phụ nữ cho con bú:

    • Chưa biết efavirenz có phân bố vào sữa mẹ hay không. Vì thế, do nguy cơ lây nhiễm HIV và nguy cơ gặp phải những phản ứng phụ trầm trọng từ efavirenz ở trẻ khi thuốc phân bố vào trong sữa mẹ, phụ nữ không nên cho con bú khi đang dùng efavirenz.



    Tác dụng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:

    • Efavirenz chưa được đánh giá về tác dụng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Thuốc có thể gây chóng mặt, giảm tập trung, và/hoặc buồn ngủ. Bệnh nhân nên tránh những công việc nguy hiểm như lái xe và vận hành máy móc.



    Quá liều:Triệu chứng:

    • Thông tin chỉ có giới hạn đối với ngộ độc cấp efavirenz. Tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương bao gồm co cơ không chủ ý, được thấy ở một vài bệnh nhân dùng liều efavirenz 600 mg hai lần mỗi ngày thay vì dùng liều khuyến cáo thông thường cho người lớn là 600 mg một lần mỗi ngày.



    Điều trị:

    • Nếu ngộ độc cấp efavirenz xảy ra, điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ nên được tiến hành ngay và bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ. Có thể uống than hoạt tính để ngăn cản sự hấp thu của thuốc. Không có thuốc giải độc cho efavirenz. Thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng không loại trừ lượng đáng kể efavirenz ra khỏi cơ thể và không nên dựa vào các biện pháp này để loại thuốc khỏi cơ thể.



    Liều dùng và cách dùng:


    • Efavirenz STADA® 600 mg được dùng theo đường uống. Thuốc được khuyên dùng trước khi đi ngủ trong suốt 2 đến 4 tuần đầu điều trị để tăng dung nạp thuốc.
    • Người lớn và thanh thiếu niên cân nặng 40 kg trở lên: 600 mg/lần/ngày.


    Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 02-03-2014 lúc 14:37.

  4. #4
    Thành Viên Gắn Bó muathu's Avatar
    Ngày tham gia
    30-06-2013
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    ninh bình
    Bài viết
    194
    Cảm ơn
    209
    Được cảm ơn: 139 lần
    Cả nhà trả lời giúp em....bây giờ vc em muốn có em bé mà hiện tại em đang dùng viên kết hợp 3 trong 1...em hơi mơ hồ và lo lắng về td phụ của EFV em có đọc và tham khảo thậm trí hỏi cả ý kiến bs...nhưng mỗi câu trả lời lại trái ngược nhau....hôm nay em nhờ cả nhà tư vấn dùm em xem có nên đổi phác đồ điều trị khi biết mình có thai không..cảm ơn sự chia sẻ của cả nhà

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi muathu Xem bài viết
    Cả nhà trả lời giúp em....bây giờ vc em muốn có em bé mà hiện tại em đang dùng viên kết hợp 3 trong 1...em hơi mơ hồ và lo lắng về td phụ của EFV em có đọc và tham khảo thậm trí hỏi cả ý kiến bs...nhưng mỗi câu trả lời lại trái ngược nhau....hôm nay em nhờ cả nhà tư vấn dùm em xem có nên đổi phác đồ điều trị khi biết mình có thai không..cảm ơn sự chia sẻ của cả nhà
    Hoàn toàn yên tâm, hiện tại viên Efavirenz vẫn được áp dụng cho phụ nữ mang thai. Nhưng nếu lo ngại, khi phụ nữ mang thai thì báo BS điều trị, nếu BS đồng ý đổi thì đổi, k thì vẫn dùng bình thường, vì songchung làm trong ngành và theo dõi rất rất nhiều phụ nữ thai kỳ vẫn dùng Efavirenz vẫn an toàn cho bé.

  6. #6
    Thành Viên Gắn Bó muathu's Avatar
    Ngày tham gia
    30-06-2013
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    ninh bình
    Bài viết
    194
    Cảm ơn
    209
    Được cảm ơn: 139 lần
    Trích dẫn Gửi bởi songchungvoi_HIV Xem bài viết
    Hoàn toàn yên tâm, hiện tại viên Efavirenz vẫn được áp dụng cho phụ nữ mang thai. Nhưng nếu lo ngại, khi phụ nữ mang thai thì báo BS điều trị, nếu BS đồng ý đổi thì đổi, k thì vẫn dùng bình thường, vì songchung làm trong ngành và theo dõi rất rất nhiều phụ nữ thai kỳ vẫn dùng Efavirenz vẫn an toàn cho bé.
    Cảm ơn anh như vậy em yên tâm rồi ạ

  7. Những thành viên đã cảm ơn muathu cho bài viết này:

    songchungvoi_HIV (28-07-2014)

  8. #7
    Quản Trị Box :Cùng chia sẻ tâm sự
    Ngày tham gia
    17-11-2013
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    từ thiên đường đến địa phủ
    Bài viết
    423
    Cảm ơn
    50
    Được cảm ơn: 202 lần
    Chúc hạnh phúc nha muathu

  9. #8
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    Xin hỏi các anh chị hiện tại em đang uống 1F nhưng có lúc do nguồn kinh phí nên cơ sở điều trị lúc thì phát loại 3 trong 1 uống 1 lần vào buổi tối. lúc thì phát thuốc 3 lọ rời bảo chia ra uống cách nhau 12h vậy em có thể uống tất cả một lần hay không ? Hiện tại mấy tháng nay được phát loại 3 trong 1 em uống vào lúc 20h bây giờ em muốn lùi lại uống vào 22h có được không ạ và phương pháp thực hiện lùi dần mỗi ngày 20-30 phút hay là chuyển hẳn một phát từ 20h lên 22h luôn. Rất mong nhận được lời tư vấn của các anh chị. Em xin cảm ơn nhiều.

  10. #9
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi tuphuong0901 Xem bài viết
    Xin hỏi các anh chị hiện tại em đang uống 1F nhưng có lúc do nguồn kinh phí nên cơ sở điều trị lúc thì phát loại 3 trong 1 uống 1 lần vào buổi tối. lúc thì phát thuốc 3 lọ rời bảo chia ra uống cách nhau 12h vậy em có thể uống tất cả một lần hay không ? Hiện tại mấy tháng nay được phát loại 3 trong 1 em uống vào lúc 20h bây giờ em muốn lùi lại uống vào 22h có được không ạ và phương pháp thực hiện lùi dần mỗi ngày 20-30 phút hay là chuyển hẳn một phát từ 20h lên 22h luôn. Rất mong nhận được lời tư vấn của các anh chị. Em xin cảm ơn nhiều.
    Em chuyển hẳn luôn cũng không có sao.Nếu em cẩn thận thì chuyển 30 phút vài ngày sẽ thuận tiện.Thường viên 3 trong 1 nên uống trước khi đi ngủ là tốt,đỡ bị tác dụng phụ.

  11. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    tuphuong0901 (03-09-2015)

  12. #10
    Thành Viên Mới tuphuong0901's Avatar
    Ngày tham gia
    13-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Vinh
    Bài viết
    27
    Cảm ơn
    15
    Được cảm ơn: 9 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Tuanmecsedec Xem bài viết
    Em chuyển hẳn luôn cũng không có sao.Nếu em cẩn thận thì chuyển 30 phút vài ngày sẽ thuận tiện.Thường viên 3 trong 1 nên uống trước khi đi ngủ là tốt,đỡ bị tác dụng phụ.
    Vâng em hiểu rồi. Cảm ơn anh nhiều.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •