Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Thắc mắc trong TG xn có PEP có cần an toàn cho bạn tình không

  1. #1
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    02-03-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Hanoi
    Bài viết
    5
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    Thắc mắc trong TG xn có PEP có cần an toàn cho bạn tình không

    Nếu như khi dung pep trong 72 h vàng là 100% ko nhiễm hiv , vậy sau 4 tuần sử dụng pep là có thể QHTD bình thường với bạn tình phải ko mod
    ads

  2. #2
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Nguyenhuyhung Xem bài viết
    Nếu như khi dung pep trong 72 h vàng là 100% ko nhiễm hiv , vậy sau 4 tuần sử dụng pep là có thể QHTD bình thường với bạn tình phải ko mod
    Bạn nói vậy không đúng, đã sử dụng PEP thì phải dùng xong và XN theo quy trình, XN một lần sau ngưng PEP 8 tuần, và XN chốt sau nguy cơ 24 tuần. Nên khi chưa có kết quả XN cuối cùng thì vẫn phải sử dụng BCS khi QHTD để bảo vệ người thân.

  3. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:


  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Nguyenhuyhung Xem bài viết
    Nếu như khi dung pep trong 72 h vàng là 100% ko nhiễm hiv , vậy sau 4 tuần sử dụng pep là có thể QHTD bình thường với bạn tình phải ko mod
    Xử trí khi bị phơi nhiễm HIV?

    Những người làm trong ngành y tế, công an, những người chăm sóc người thân bị nhiễm HIV là những đối tượng có khả năng bị phơi nhiễm HIV cao. Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

    * Nguồn lây nhiễm


    Về cơ chế lây nhiễm HIV, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể:

    Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng (bưng mữ, viêm nhiễm), vết loét, xây xước đang chảy máu) hoặc bắn vào niêm mạc.

    - Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

    - Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

    - Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.



    * Làm gì khi mắc nguy cơ phơi nhiễm HIV?

    Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít.

    Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước. Trong những trường hợp như thế, nên xử lý theo những cách sau:

    Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ. Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch ngay càng sớm càng tốt (lưu ý là không được lau trực tiếp vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu một hai phút rồi tiếp tục rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như cồn, rượu trong 5 phút.

    Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu bắn vào miệng thì cần xúc miệng bằng dung dịch nước muối nhiều lần.

    * Điều trị dự phòng phơi nhiễm


    Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Người bị phơi nhiễm cần đến Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống AIDS và các phòng tư vấn và xét nghiệm HIV cấp huyện để được tư vấn và điều trị dự phòng bằng thuốc.

    Việc điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm trong 72 giờ vàng khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ, chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí, còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng phải mua thuốc.

    Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV.
    và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sĩ: ZDV + 3TC ...Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được hai tuần, xét nghiệm đường máu.Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền HIV cho người khác vì vẫn có khả năng lây truyền HIV nếu điều trị phơi nhiễm thất bại. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

    Bác sĩ Võ Thị Kim Loan

    Nguồn cachchuabenh.net

  5. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  6. #4
    Thành Viên Chính Thức tôi ơi đừng tuyệt vọng's Avatar
    Ngày tham gia
    28-02-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    thành phố mang tên Bác
    Bài viết
    2,120
    Cảm ơn
    5,142
    Được cảm ơn: 479 lần
    theo mình để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân bạn cũng như cho bạn tình ,bạn cũng nên thực hiện cách hành vi quan hệ tình dục an toàn(sử dụng bao cao su nếu có xảy ra quan hệ) để tránh tăng nguy cơ cho chính bạn cũng như làm lây truyền bệnh cho bạn tình của bạn khi chưa có kết quả xét nghiệm cuối cùng 24 tuần kể từ khi bạn ngưng pep

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •