Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 41 đến 54 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kiến thức căn bản về HIV/AIDS
    Cập nhật ngày: 18/12/2014 14:29

    HIV là gì? AIDS là gì?

    HIV là một loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ phá hủy những nhóm tế bào đặc biệt của hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống đỡ lại bệnh tật.



    AIDS là giai đoạn cuối của quá trình bị nhiễm HIV, khi hệ miễn dịch đã bị phá hủy nặng nề và không thể bảo vệ được cơ thể được nữa.



    Từ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS có thể kéo dài nhiều năm, tùy theo ý thức giữ gìn sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng các hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, và chăm sóc về y tế dành cho họ.



    HIV phát triển thành AIDS như thế nào?



    Sơ nhiễm (Giai đoạn Cửa sổ):



    - Ba tháng đầu kể từ khi HIV xâm nhập cơ thể;



    - Người nhiễm vẫn khỏe mạnh bình thường;



    - Xét nghiệm âm tính, chưa phát hiện được bệnh;



    - Giai đoạn rất nguy hiểm – Người nhiễm có thể truyền HIV cho người khác mà không biết. Giai đoạn này cũng là lúc HIV dễ dàng lan truyền từ người nhiễm sang người khác nhất.



    Giai đoạn nhiễm HIV



    - HIV dần hủy hoại hệ thống miễn dịch;



    - Ở hầu hết các trường hợp, cơ thể vẫn khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng nào;



    - Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể gặp phải ở một số trường hợp: đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt, sút cân, mệt mỏi rã rời, nôn, tiêu chảy, viêm da nhờn, nấm miệng.



    Người nhiễm cần lưu ý chăm sóc sức khỏe để có thể kéo dài cuộc sống bình thường.



    Giai đoạn AIDS



    - Hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, mất khả năng chống đỡ lại bệnh tật;



    - Các bệnh nhiễm trùng cơ hội (những bệnh lây nhiễm nhân cơ hội hệ thống miễn dịch suy yếu) phát triển rất nhanh;



    - Biểu hiện thường thấy:



    + Sốt kéo dài;



    + Giảm cân;



    + Lở loét ngoài da;



    + Đau rát miệng;



    + Tiêu chảy và mất cảm giác thèm ăn;



    + Ho, viêm phổi, lao;



    + Phụ nữ có thể gặp các vấn đề thuộc bộ phận sinh dục như nấm âm đạo.



    AIDS được phát hiện khi nào? Ở đâu? Trên thế giới hiện có bao nhiêu người mắc căn bệnh này?



    Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles ( Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện. Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York. Một điều đáng lưu ý là tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này lúc đó chưa được biết song dựa trên các yếu tố địa lý người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm hoặc có liên quan đến môi trường.



    Năm 1982, người ta thấy căn bệnh tương tự như trên ở những người mắc bệnh ưa chảy máu, nghiện chích ma túy, những người Haiti có quan hệ tình dục khác giới và những đứa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm người bị bệnh. Các bệnh án này chứng minh giả thuyết căn nguyên là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus (tương tự virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi.



    Tháng 6/1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV ( virus liên quan đến bệnh hạch). Sau đó 1 năm, Robert Gallot ở Trung tâm ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của L. Montagnien. Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV.



    Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em.



    HIV lây truyền qua những con đường nào?



    - Đường tình dục



    HIV có thể lây truyền qua tất cả các cách quan hệ tình dục (đường hậu môn, đường âm đạo, hoặc miệng) nếu khống sử dụng bao cao su thường xuyên đúng cách.



    HIV đặc biệt dễ lây qua các cách quan hệ dễ gây xây xước (ví dụ: quan hệ đường hậu môn, đường âm đạo) hoặc quan hệ có tiếp xúc với các vết thương hở.



    - Đường máu:



    Bạn có thể nhiễm HIV nếu dùng chung dụng cụ tiêm chích hay các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô trùng hoặc không đảm bảo nguyên tắc khử trùng/vô trùng.



    - Đường từ mẹ sang con:



    Người mẹ bị HIV có thể lây cho con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú.



    Làm thế nào để biết tôi có bị nhiễm HIV hay không?



    Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết mình có nhiễm HIV hay không.



    Nếu bạn đã có những hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm/bạn tình không sử dụng bao cao su; dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ xăm mình, bấm lỗ tai), hãy đến ngay các Trung tâm tư vấn để được giúp đỡ.



    * Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao:



    - Dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm chích khi chích ma túy;



    - Quan hệ tình dục qua đường âm đạo không dùng bao cao su;



    - Quan hệ tình dục qua hậu môn không dùng bao cao su;



    - Quan hệ tình dục với nhiều người, đều không dùng bao cao su;



    - Quan hệ không dùng bao với người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục;



    - Dùng lại bao cao su đã qua sử dụng;



    - Quan hệ tình dục dùng bao nhưng bao rách.



    * Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV thấp:



    - Hôn ướt, hai người đều có vết loét trong miệng;



    - Quan hệ tình dục bằng đường miệng.



    * Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV:



    - Đi chung xe với người nhiễm;



    - Dùng chung hồ bơi với người nhiễm;



    - Dùng chung bệ xí với người nhiễm;



    - Hôn “khô”;



    - Ăn thức ăn do người nhiễm nấu;



    - Hiến máu, dụng cụ đã được khử trùng;



    - Mặc chung quần áo với người nhiễm;



    - Sử dụng bao cao su đúng cách cho tất cả các lần quan hệ tình dục, bao không rách, không tuột;



    - Ngồi cạnh người nhiễm, người đó ho hoặc hắt xì hơi;



    - Bị muỗi đốt.



    Làm cách nào để có thể ngăn chặn lây truyền HIV?



    Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền là tránh các hành vi nguy cơ cao đã được xác định. Có các biện pháp khác có thể áp dụng nhằm làm giảm nguy cơ, đáng chú ý như: bao cao su có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm; các phụ nữ mang thai có HIV dương tính có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho con mình thông qua điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV; và những người tiêm chích ma túy không được dùng chung bơm kim tiêm.



    HIV chuyển sang giai đoạn AIDS trong thời gian bao lâu?



    Thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS khác nhau giữa người này và người khác và nó phụ thuộc rất nhiều vào việc người đó có được điều trị hay không. Đối với những người được điều trị, thời gian có thể là mười năm hoặc dài hơn nữa trước khi HIV chuyển sang AIDS. UNAIDS ước tính rằng phần lớn người nhiễm HIV tại các quốc gia có ít hoặc không có điều kiện tiếp cận điều trị có khoảng thời gian này là tám đến mười năm. Thời gian này thường ngắn hơn đối với trẻ em.

    http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/...222884-85.html

  2. #42
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Những hiểu lầm thường gặp về HIV (P1)

    17:56:46, 20/01/2015
    Nhiều người nghĩ rằng quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn thì không sợ lây HIV. Thực ra, nguy cơ truyền vi-rút gây bệnh AIDS ở 2 cách này đều rất cao, đặc biệt là đường hậu môn.

    Mặc dù HIV/AIDS đã được phát hiện rất nhiều năm và được nói đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông nhưng đến nay vẫn có không ít người hiểu sai về nó. Bác sĩ Nguyễn Trọng Thắng - phụ trách chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện, thuộc Dự án Dự phòng và
    chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam - nêu ra một số ngộ nhận khá phổ biến:


    Muỗi đốt không làm lây nhiễm HIV. Ảnh: Internet

    Nhiễm HIV nghĩa là suy kiệt và lở loét


    Thực ra, chỉ những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS mới có các triệu chứng trên. Người nhiễm HIV trước giai đoạn này có vẻ ngoài không khác gì bình thường. Nếu được điều trị tốt, họ vẫn khoẻ mạnh và đẩy lùi thời điểm chuyển thành AIDS. Nhiều người được phát hiện nhiễm HIV cả chục năm vẫn đang sống bình thường.

    Muỗi đốt làm lây HIV


    Nhiều người nghĩ rằng muỗi đã hút máu mang HIV có thể truyền vi-rút này khi đốt người khác. Tuy nhiên, đến nay, chưa có nghiên cứu hay nguồn thông tin chính thức nào khẳng định rằng HIV có thể bị lây qua đường... muỗi.

    Người nhiễm HIV nên có bát đĩa cốc tách riêng


    Người nhiễm HIV và những người khác có thể dùng chung bộ bát đĩa, cốc chén và các đồ dùng khác. Tuy nhiên, việc uống chung cốc chén đã dùng mà chưa rửa thì không nên ngay cả giữa những người bình thường với nhau.
    Trong trường hợp người nhiễm HIV bị
    chảy máu răng miệng và làm dây lên cốc, người khác có tổn thương miệng nếu lại dùng chiếc cốc này và uống đúng vào chỗ có máu thì có thể nhiễm bệnh.

    Quan hệ tình dục đường miệng và hậu môn không làm lây HIV


    Thực ra, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng có nguy cơ làm lây HIV, bởi vi-rút này có trong dịch sinh dục (tinh dịch, chất nhờn âm đạo), trong khi niêm mạc lưỡi, miệng, nướu rất dễ bị tổn thương, tạo cửa vào cho vi-rút.

    Sex đường hậu môn cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Hậu môn vốn không được sinh ra cho chức năng này nên không có nhiều tuyến nhầy và rất dễ bị thương tổn, tạo điều kiện cho vi-rút HIV thâm nhập. Nguy cơ càng cao nếu người đưa dương vật vào hậu môn bạn tình chính là người nhiễm HIV.



  3. #43
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Những hiểu lầm thường gặp về HIV/AIDS (P2)

    17:56:46, 20/01/2015
    Hai người nhiễm HIV khi quan hệ không cần dùng bao cao su, mẹ có H sinh con chắc chắn nhiễm HIV... là những hiểu lầm tai hại về bệnh.


    Ngay cả khi không điều trị thuốc ARV, tỉ lệ lây nhiễm HIV chỉ là 30 đến 40%. Ảnh: Internet


    Trẻ sinh từ mẹ có HIV chắc chắc nhiễm vi-rút này


    Không đúng. Ngay cả khi không can thiệp gì, nguy cơ nhiễm HIV của những đứa trẻ này cũng chỉ là 30-40%. Nếu người mẹ được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút khi mang thai, nguy cơ này có thể giảm còn 10%, thậm chí thấp hơn. Từ mẹ, vi-rút HIV truyền sang con ngay từ thời kỳ bào thai (qua bánh rau), hoặc khi vượt cạn (do tiếp xúc với máu và dịch ở đường sinh dục), hay khi đã ra đời (qua sữa).

    Hai người nhiễm HIV 'yêu' nhau sẽ không cần bao cao su


    HIV có rất nhiều chủng. Trong đôi bạn tình nhiễm HIV, có thể một người nhiễm chủng này, người khác nhiễm chủng kia. Việc không đeo bao sẽ khiến họ nhiễm thêm chủng vi-rút HIV khác, làm cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn.

    Ngoài ra khi không có bao cao su, đôi bạn tình cũng truyền cho nhau các bệnh lây qua đường tình dục khác như viêm gan B, giang mai, lậu… Chúng làm cho cơ thể đã suy giảm miễn dịch của họ nhanh kiệt quệ hơn do phải chiến đấu với nhiều bệnh.

    Thụt rửa ngay sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ không sợ lây


    Không có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Thậm chí việc thụt rửa không đúng cách còn làm sây sát âm đạo, khiến vi-rút HIV xâm nhập dễ dàng hơn.

    Nhiễm HIV thời kỳ cửa sổ sẽ không thể lây cho người khác


    Giai đoạn cửa sổ là thời gian vi-rút đã xâm nhập vào người, nhưng cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể để có thể xét nghiệm thấy. Phải 3-6 tháng sau khi vi-rút đã vào người, thì xét nghiệm mới phát hiện được. Như vậy, trong giai đoạn cửa sổ, vi-rút thực tế đã có trong cơ thể nên vẫn có thể truyền cho người khác.



  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị đau họng và sốt nhẹ sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có phải bị HIV?
    Thứ ba, 31/03/2015 13:35
    Chào bác sĩ! Em mới quan hệ tình dục với gái mại dâm cách đây 10 ngày, có sử dụng bao cao su nhưng bao cao su do gái mại dâm tháo sẵn đưa cho nên em không an tâm!

    Khoảng 5 ngày sau khi quan hệ, em đau họng với sốt nhẹ! Bác sĩ cho biết như vậy có nói lên được gì không? Và triệu chứng của bệnh HIV trong khoảng thời gian 10 ngày là gì? Em đang rất lo lắng! Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoang Thien)





    Bạn thân mến,



    Khoảng 50 - 70% người nhiễm HIV có biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng cấp, xuất hiện vào khoảng 3 - 6 tuần sau khi tiếp xúc với siêu vi.



    Triệu chứng điển hình là sốt (96%), đau cơ khớp (54%), nhức đầu (32%), viêm họng (70%), nổi hạch (74%), phát ban (70%).. Các triệu chứng này chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi tự khỏi. Trong hầu hết trường hợp, sau giai đoạn nhiễm trùng cấp, bệnh nhân đi vào giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn, không triệu chứng trong nhiều năm.



    Trường hợp của bạn, do không được áp dụng PEP sớm trong vòng 72 giờ sau tiếp xúc nên khả năng nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn làm xét nghiệm theo dõi.



    Thân ái.


    Theo ThS.BS Nguyễn Thị Thu Thảo - BV Đại học Y dược TPHCM

  5. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hanhphuc88 (13-09-2015)

  6. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Da ngực của em bị sùi, đóng vảy, không đau… HIV có biểu hiện như thế không? - Dị ứng

    21/11/2015 13:22

    Bác sĩ cho em hỏi,Từ cách đây hơn 1 năm trước ngực em phần ở giữa 2 vú bỗng nhiên bị sùi và đóng vảy . Em không thấy đau, chỉ thấy khó chịu và em hay lấy tay khẩy cho rách vảy khô. Lúc đó da em bị chảy máu do em khẩy mạnh quá. Em bị như thế này đến giờ vẫn chưa khỏi. Xin hỏi em có khả năng bị bệnh gì? Em lo trước đây em có quan hệ hơi bừa bãi, liệu có phải em có triệu chứng bệnh AIDS không bác sĩ? Mong bác sĩ trả lời giúp em. Em cảm ơn nhiều!

    Trả lời!

    ( BS chuyên khoa của AloBacsi: - 14:32:50 20/11/2015)


    Chào V.H,

    Da bị sùi và đóng vảy, không thấy đau… có thể bạn bị mụn cóc, do thường xuyên để ý sờ và bị cọ sát lên bị lichen hóa. Bạn có thể đến bệnh viện da liễu để khám và điều trị, có thể sẽ dùng thuốc hoặc đốt "nóng" hay "lạnh" sẽ cho kết quả tốt.

    Quan hệ giường chiếu không an toàn (không dùng bao cao su) là một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV.

    Giai đoạn đầu của bệnh không có biểu hiện, bệnh chỉ tình cờ xét nghiệm phát hiện.

    Giai đoạn AIDS có thể có những biểu hiện sau: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài (>1 tháng ), kèm các triệu chứng: ho kéo dài, viêm da toàn thân, herpes tái diễn, nấm candida họng - thanh quản, kaposi sarcoma, viêm não do cryptococcus... xét nghiệm ngoài việc xác định virut người ta còn định lượng tế bào Lympho T CD4 giúp cho biết bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS chưa.

    Bạn nên đến các trung tâm tư vấn và xét nghiệm ở các quận huyện để được xét nghiệm miễn phí và chẩn đoán chính xác hơn.

    Thân chào!

    BS - CK1 Bùi Anh Tú
    http://doisongkhoe.com/da-nguc-cua-e...khong-4773.faq

  7. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    7 sai lầm khi nói về HIV và AIDS

    Bởi Minh Long on
    Chúng ta thường được dạy rằng HIV/AIDS là một bệnh dịch toàn cầu, vô cùng đáng sợ, là bản án tử hình không thể tránh khỏi. Nhưng sự thật lại không như thế, sau tuyên bố của diễn viên Charlie Sheen về việc ông bị HIV dương tính. Tuy nhiên vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm qua. Cho thấy có quá nhiều lỗ hổng và các nghi ngờ vô căn cứ, xung quanh những điều mà chúng ta thường cho là chúng ta hiểu về HIV.




    Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ ba vừa qua, trên Today Show, Charlie Sheen tuyên bố ông bị HIV dương tính từ 4 năm nay và đã phải đấu tranh bản thân rất nhiều để công khai điều này. Bởi ông muốn “chấm dứt việc tống tiền, những câu chuyện có hại, được thêu dệt nhằm đe dọa sức khỏe nhiều người khác.”


    Hiện nay, ước tính có 1.2 triệu người Mỹ đang chung sống cùng HIV. Nhiễm HIV có thể dẫn tới bệnh AIDS, một hội chứng suy giảm miễn dịch, nguy hiểm hơn HIV. Nhưng không phải ai bị HIV cũng tiến đến giai đoạn này.


    Từ trường hợp của tài tử Hollywood, Charlie Sheen, chúng ta cần phải thay đổi cách nghĩ về HIV. Và nhiều điều hoang đường được thêu dệt từ căn bệnh này, phải loại bỏ. Cũng như giải quyết việc kỳ thị xung quanh HIV và AIDS. Điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng và tránh những suy nghĩ đầy tính huyễn hoặc xung quanh căn bệnh này như dưới đây.


    Tài tử Charlie Sheen.



    Sai lầm 1: Sống buông thả và nghiện ma túy là nguyên nhân chính của bệnh HIV/AIDS.



    Một trong những điểm nhầm lẫn lớn nhất về những người bị dương tính HIV, chủ yếu là do lối sống không lành mạnh cùng việc lạm dụng ma túy. Dẫn tới việc những người bị HIV đã bị kỳ thị, không chỉ trong cộng đồng mà từ chính bạn bè và người thân. Việc nhiều người sử dụng chung kim tiêm hoặc bừa bãi trong vấn đề tình dục chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ cho việc bị nhiễm HIV. Tuy nhiên việc kiểm soát hành vi để tránh đề cập tới HIV/AIDS sẽ giúp ích cho những người bị bệnh nhiều hơn.


    “Nếu chỉ biết đổ lỗi người ta sẽ chẳng đạt được điều gì hết” ông Michael Kaplan giám đốc điều hành của AIDS United cho biết. “Thực tế, tôi nghĩ nó còn biến các nỗ lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chúng tôi rơi vào tuyệt vọng.”
    Những người ủng hộ chỉ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của một quan hệ tình dục an toàn và tuyên truyền về các thực trạng của việc truyền nhiễm, thay vì nỗ lực thay đổi thái độ với những người bị HIV. Một thực tế là dù một người có nhiều bạn tình, nhưng nếu vẫn ở mức độ tình dục an toàn. Và sử dụng phương thức đề phòng tránh bị phơi nhiễm (PrEP), bằng các loại thuốc như Truvada. Có thể còn tránh được nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhiều so với người chỉ quan hệ với một bạn tình duy nhất, mà không biết tình trạng của “đối tác” của mình như thế nào.




    Sai lầm 2: HIV/AIDS chỉ dành riêng cho những người đồng tính nam hoặc những người da màu.



    Thực tế, đây chỉ là số lượng tại Mỹ, chứ không phải là tổng toàn bộ những người bị HIV/ADIS trên toàn cầu. Thậm chí một vài nhóm như vậy, có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn, nhưng không có nghĩa là virus không thể lây sang những người khác, không thuộc 2 nhóm trên. Theo ông Strub “ HIV/AIDS không chỉ dành riêng cho một cộng đồng nào đó, nó là vấn đề của toàn xã hội.”


    Điều này đồng nghĩa HIV/AIDS không loại trừ ai hết, người nào cũng có khả năng bị lấy nhiễm, nếu không biết cách phòng tránh.


    Mỗi ngày có 600 trẻ em bị nhiễm HIV được sinh ra.



    Sai lầm 3: Nếu ai đó có quan hệ tình dục với người HIV dương tính, nguy cơ cao người đó sẽ bị nhiễm HIV.



    Theo tài tử Charlie Sheen tiết lộ, tỉ lệ virus trong máu của ông gần như “không thể phát hiện được”, nhờ vào việc kiên trì điều trị, trong 4 năm qua khiến tỷ lệ virus trong máu là quá thấp để có thể đo được.


    Việc này sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cùng khả năng khống chế việc lây nhiễm xuống mức thấp nhất. Dù thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chưa có trường hợp nào chứng minh được người có lượng virus HIV cực thấp ở trong máu như diễn viên Sheen có thể lây truyền virus HIV cho người khác.


    “Khi một ai đó đã ngăn chặn việc lây nhiễm virus, về cơ bản họ sẽ có khả năng chống lây nhiễm cho người khác” theo giáo sư Kaplan. “Nguy cơ lây nhiễm là rất, rất thấp. Nhưng không có nghĩa là không-thể-không-lây-nhiễm. Vì vậy chúng tôi khuyên cáo vẫn cần phải có biện pháp phòng tránh dù nguy cơ đó là rất thấp đi chăng nữa.”




    Sai lầm 4: Nếu chỉ quan hệ duy nhất với một người, bạn không cần phải đi kiểm tra.



    Hiểu rõ tình trạng của bạn tình là cách duy nhất, đảm bảo nguy cơ tránh bị lây nhiễm HIV- mặc dù điều này đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của chính chúng ta.


    “Nếu bất kỳ 1 trong hai người, ai đó lỡ bị “lạc lối” hoặc do sử dụng kim tiêm chung. Tất cả hai trường hợp này, nếu 1 trong hai người còn lại, biết điều đó phải yêu cầu “đối tác” của mình đi kiểm tra ngay lập tức.”


    Và nói chung “nếu muốn an toàn trên hết, tất cả mọi người nên đi xét nghiệm để biết được tình trạng hiện tại của mình.” ông Sean Strub nói.






    Sai lầm 5: Những người HIV/AIDS nên bị phạt tù để giảm nguy cơ lây nhiễm.



    Ở Mỹ, nếu không tiết lộ tình trạng bị nhiễm HIV cho bạn tình của mình khi quan hệ, có thể bị phạt tù lên đến tám năm, ở hầu hết các bang. Nhưng, điều này không làm giảm đi tình trạng trên mà ngược lại nó còn tăng thêm sự kỳ thị của mọi người. “Việc không tiết lộ bản thân bị nhiễm HIV có thể bị phạm tội, thật là một chuyện hoang đường. Nhiều bằng chứng cho thấy, việc này không những không giúp ích gì cho người bị HIV mà nó chỉ làm dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.”, giám đốc của dự án Sero Project cũng như là người sáng lập tạp chí HIV/AIDS POZ ông Sean Strub cho biết.


    Dù nhiều người ủng hộ chính sách trên cho rằng, việc phạt tù sẽ khuyến khích mọi người đi kiểm tra, phòng tránh việc thiếu hiểu biết. Không biết tình trạng của mình, chính là một hình thức biện hộ và gần như sẽ là kẽ hở cho luật hình sự về bệnh HIV.


    Không xét nghiệm là một vấn đề cực lớn, dù không cần sử dụng luật vào đây, nó cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Theo tổ chức y tế CDC, có hơn 12% người thực sự không biết rằng mình đang bị nhiễm HIV. Và cứ 8 người sẽ có 1 người bị dương tính.


    Mặc dù “Việc xử phạt những người không thông báo về tình tràn bản thân. Không phải là tìm cách kiểm soát bệnh này mà thực chất để biết được tình trạng của mỗi người.” ông Kaplan nói. Và ngay cả một ai đó cố ý lây nhiễm cho người khác bị HIV/AIDS, sẽ có nhiều cách giải quyết khả thi hơn là tìm cách truy tố họ.


    Sai lầm 6: Chỉ cần nhìn vào một ai đó là có thể đoán được họ đang bị HIV/AIDS hay không.



    “Thật là nhảm nhí.” Giáo sư Kaplan nói. Dù việc điều trị bệnh HIV/AIDS có thể làm cho khuôn mặt trở nên hốc hác và lưng bị gù đi, nhưng điểm này cũng hiếm gặp ở thời điểm hiện tại. Nhưng không phải bất cứ ai bị HIV dương tính, sẽ dẫn tới phản ứng phụ này. Mà kể cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng trên vì nhiều lí do khác nhau.


    Vẻ bề ngoài không quyết định được điều gì hết. Điều này càng đúng hơn nữa, sau khi một ai đó bị lây nhiễm HIV. “Trong những tuần đầu tiên người bệnh bị lây nhiễm HIV, cơ chế hoạt động của virus này còn khiến cho thần sắc của người bệnh trông tốt hơn cả lúc họ chưa bị nhiễm.” Theo tiến sĩ Laurence cho biết “Nhất là thời điểm nồng độ virus trong máu, trong tinh dịch và trong cổ tử cung của người bệnh đạt mức cao nhất.”





    Sai lầm 7: Nếu người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS người đó sẽ chết vì HIV/AIDS.



    Nếu người bệnh kiên trì điều trị HIV trong một thời gian dài, ngay từ những ngày đầu của dịch bệnh, việc sống chung với HIV là một điều hoàn toàn có thể.


    Tiến sĩ Laurence tiếp tục “Đây không phải là một bản án từ hình bởi chúng ta đã có phương pháp điều trị hiệu quả,” Mặc dù việc sử dụng thuốc, dành cho người bệnh dẫn tới nguy cơ thúc đẩy bệnh tim và bệnh thận ở một số người, nhưng xét về mặt duy trì tuổi thọ nó khá tốt.”


    Theo tổ chức AIDS United, nếu một người bị bệnh HIV ở khu vực Bắc Mỹ ở độ tuổi 20 và điều trị ngay tức, có khả năng sống thêm 55 nữa, chỉ kém những người không bị HIV 5 năm tuổi thọ trung bình. Đây là một trong những tiến bộ lớn, và việc thuốc tốt hơn đồng nghĩa sẽ tăng hiệu quả cao hơn.


    Ở Việt Nam, đối với tất cả bệnh nhân bị bệnh HIV, nếu đăng ký với trung tâm y tế của nhà nước, sẽ được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị HIV. Vì thế, trong trường hợp những người bạn quen biết, không may rơi vào trường hợp này hãy khuyên họ, nên tới cơ sở ý tế để đăng ký và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ cần uống đều đặn đúng như chỉ dẫn của y bác sỹ cùng với việc tập thể dục, và có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc kéo dài tuổi thọ thêm vài chục năm nữa, là điều hoàn toàn có thể.


    Cùng nhau giúp đỡ những người bị HIV.



    Làm sao để giúp đỡ nhưng người thân quen của mình, nếu họ bị HIV/AIDS?



    Việc người quen của mình mắc căn bệnh này là điều không ai muốn. Nhất là chính bản thân họ còn rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Vì thế nếu biết được toàn bộ các sai lầm về bệnh này như đã nói ở trên. Bước tiếp theo của bạn là nên vận động người quen đi tới cơ sở y tế để chuẩn đoán tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào HIV hay AIDS. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây, để có thể giúp đỡ nhiều hơn cho người bệnh HIV bạn biết.



    • Hãy luôn giúp đỡ và ở bên cạnh người bị bệnh HIV.
    • Phải để họ hiểu rằng bạn không hề sợ căn bệnh HIV.
    • Tránh đổ lỗi. Kể cả bạn biết nguyên nhân thực sự, khiến họ bị nhiễm HIV là do sử dụng ma túy hoặc do quan hệ bừa bãi.
    • Hãy làm cho người bệnh hiểu rằng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS không phải là bản án tử hình. Người ta có thể sống chung cùng nó mà không cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi.
    • Hãy luôn khích lệ và động viên để người bị bệnh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết hoặc cập nhật các thông tin mới nhất về tinh trạng bệnh cho chính họ.
    • Một điểm quan trọng hơn nữa mà bạn cần phải nhớ là: luôn luôn lắng nghe và ở bên cạnh nhưng lúc họ cần.

    Theo mashable

  8. #47
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biểu hiện sớm của nhiễm HIV

    Thứ Năm 24/12/2015 02:58:10 PM


    SKĐS - Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe.


    Năm nay cháu 14 tuổi, mấy tháng trước, có một lần cháu bị xâm hại tình dục từ một người đồng giới. Cháu rất hoang mang và lo lắng, không dám kể cho ai nghe. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy khả năng nhiễm HIV của cháu có cao không? Đồng thời cho cháu hỏi những triệu chứng của nhiễm HIV ở độ tuổi của cháu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều và mong bác giải đáp thắc mắc của cháu!
    Nguyễn Hoàng Nam

    HIV lây truyền qua 3 đường. Lây truyền theo đường tình dục là đường lây truyền phổ biến nhất do quan hệ tình dục với người nhiễm HIV (cả đồng giới lẫn khác giới); Lây truyền qua đường máu (truyền máu có nhiễm virut HIV, dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV, qua dụng cụ y tế không vô khuẩn; Lây truyền từ mẹ sang con. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền cho con qua rau thai trong lúc mang thai, trong khi sinh nở qua các vết sây sát ở âm đạo.




    Điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện 09. Ảnh: TM


    Như vậy nếu cháu bị người có HIV xâm hại tình dục thì cháu có thể bị lây nhiễm. Nhưng nếu người đó không bị HIV thì cháu không phải lo lắng quá mức. Vấn đề cần nhắc các cháu là phải biết bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục, khi không may bị xâm hại thì cháu nên nói với bố mẹ hoặc người có trách nhiệm về chuyện này để có biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn của kẻ xấu.


    Về triệu chứng, đa số người bị nhiễm HIV không có biểu hiện bất kỳ một triệu chứng hay một dấu hiệu nào của bệnh trong nhiều năm. Một người nhiễm HIV sẽ có kháng thể HIV lưu hành trong máu. Xét nghiệm tìm kháng thể HIV sẽ phát hiện được bệnh. Thời gian xuất hiện của kháng thể này tối thiểu là 3 tháng (12 tuần), nên trong 3 tháng đầu sau nhiễm nếu có xét nghiệm máu cũng không phát hiện được. Vì thế, nếu cháu nghi ngờ bị nhiễm HIV thì tối thiểu sau 3 tháng (12 tuần)nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm kiểm tra. Cháu cũng không nên giấu bệnh mà không đi xét nghiệm sẽ bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm. Vì sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV âm thầm phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể, nếu không được điều trị cơ thể sẽ bị suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng cơ hội gây tử vong.


  9. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không?

    Thứ sáu 08/01/2016 15:13:59



    Ở khắp các nơi trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng núi cao đến các hải đảo xa xôi của tổ quốc đều có HIV. Tất cả mọi người, mọi ngành nghề ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV với tỷ lệ khác nhau.


    Làm thế nào để biết một người có nhiễm HIV hay không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt nhiễm HIV trong giai đoạn đầu, chưa tiến triển thành AIDS người nhiễm thường khoẻ mạnh không có triệu chứng gì, một số ít các trường hợp có biểu hiện giống như nhiễm các virut khác: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau người…, không điều trị gì cũng tự khỏi sau một vài ngày nên người bệnh không biết, giai đoạn này thường dễ bị bỏ qua. Trong thực tế nhiều trường hợp nhiễm HIV mà không hề biết mình đang nhiễm, điều này ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. Diễn biến quá trình nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể con người nếu không được can thiệp gì thường kéo dài khoảng 8-10 năm và trải qua 4 giai đoạn:

    Giai đoạn sơ nhiễm: lúc này xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính mặc dù người đó đã nhiễm, bởi vì xét nghiệm HIV thường dùng là xét nghiệm kháng thể. Nhưng trong cơ thể người mới nhiễm HIV hệ thống miễn dịch lại cần có một thời gian nhất định để sản xuất đủ lượng kháng thể trong máu, lúc này mới phát hiện được bằng xét nghiệm kháng thể. Trong thời gian này, ở người mới nhiễm HIV máu của họ chưa đủ lượng kháng thể để có thể phát hiện được bằng các biện pháp xét nghiệm kháng thể thông thường, do đó họ có kết quả xét nghiệm HIV âm tính mặc dù họ đã nhiễm HIV. Giai đoạn này chính là “Giai đoạn cửa sổ”. Giai đoạn cửa sổ thường kéo dài 3 tháng, vào cuối tháng thứ 3 lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm tăng cao, lúc này xét nghiệm kháng thể cho kết quả dương tính. Chính vì thế những người nghi mình nhiễm HIV, hoặc đã có nguy cơ nhiễm, cần đi xét nghiệm sau 3 tháng.


    Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng thường kéo dài khoảng 8-10 năm. Trong giai đoạn này cơ thể người nhiễm khoẻ mạnh bình thường, không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì nên người nhiễm cũng không thể biết được mình đã nhiễm HIV nếu không xét nghiệm máu.

    Tiếp theo là giai đoạn cận AIDS và giai đoạn AIDS, đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Ở giai đoạn này lượng kháng thể trong cơ thể người đã suy giảm mạnh, ngược lại lượng Vi rut HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch của người bệnh suy giảm hoàn toàn và người nhiễm chuyển sang giai đoạn AIDS với các bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội, ung thư dẫn đến tử vong.

    Vậy để biết một người có bị nhiễm HIV hay không chúng ta cần phải làm xét nghiệm máu và xét nghiệm này được làm tại các Trung tâm phòng,chống HIV/ AIDS, các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, các bệnh viện và rất nhiều cơ sở y tế khác. Tại tất cả những nơi có làm xét nghiệm HIV, kết quả xét nghiệm dương tính sẽ được giữ bí mật, chỉ thông báo cho bản thân người được xét nghiệm, và thông báo đúng theo quy định của Pháp luật. Chỉ những phòng xét nghiệm có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Bộ Y tế mới được phép khẳng định kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có duy nhất phòng xét nghiệm của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS được phép khẳng định kết quả HIV dương tính.



    Bs Nguyễn Thị Quỳnh


    http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/...204459-85.html

  10. #49
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nốt ban đỏ và nhọt xuất hiện ở miệng, có phải triệu chứng của HIV?

    Chào BS,

    Em có các nốt ban đỏ và miệng có một cái mụn nhọt xuất hiện được 10 ngày nay rồi, càng ngày bệnh càng nặng. Em có “quan hệ” không an toàn cách đây 20 ngày. Đó có phải hiện tượng nhiễm HIV không bác sĩ? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ, em cảm ơn.

    (Nam Anh - anhnam...@hotmail.com)


    BS Cao Thị Lan Hương:






    Hình minh họa. Nguồn Internet




    Chào em,

    Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho
    nhiễm HIV giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm virus cúm thông thường, bệnh lý ngoài da...

    Do đó, không dựa vào bất kỳ triệu chứng nào để biết được có mới nhiễm HIV hay không, đây có thể các biểu hiện của một bệnh ngoài da không liên quan đến nhiễm HIV, có thể là bệnh lây truyền qua được tình dục đặc biệt khi có quan hệ bằng miệng.

    Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV, kết quả chính xác nhất là từ 3 - 6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Và em nên khám chuyên khoa Da liễu để được định bệnh và xử trí thích hợp.

    Thân ái,

    http://alobacsi.com/benh-khac/not-ba...q75502c196.htm

  11. #50
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu không?
    Thứ bảy, 06/02/2016 16:43



    Chào bác sĩ,

    Cách đây 5 ngày em bị cảm trong người, nhức đầu, nghẹt mũi, mệt mỏi trong người. Sau đó thì chuyển qua sốt và ho có đàm. Khi hết thì em nổi lên các chấm đỏ. Gần đây em có quan hệ bằng miệng của gái ở quán cafe đối với dương vật của em.

    Bác sĩ cho em hỏi đây có phải triệu trứng của HIV không? Và các chấm đỏ có nguy hiểm gì không ạ? Mong bác sĩ giúp em. Cảm ơn bác sĩ.

    (Nghia Nguyen - nghianguyen...@gmail.com)


    BS Trần Thị Thu Cúc:









    Hình minh họa. Nguồn Internet






    Chào em,

    Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho
    nhiễm HIV giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác như nhiễm virus cúm thông thường, bệnh lý ngoài da...

    Do đó, không dựa vào bất kỳ triệu chứng nào để biết được có mới nhiễm HIV hay không. Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng HIV, kết quả chính xác nhất là từ 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ. Và em nên khám chuyên khoa Da liễu để được định bệnh và xử trí thích hợp.

    Còn vấn đề các nốt ngoài da của em, nhận định ban đầu của BS có thể là nốt muỗi đốt, viêm nang lông với số lượng ít, rải rác; cần kiểm tra thêm chuyên khoa da liễu để xác định.

    Thân ái!

    http://alobacsi.com/benh-khac/co-dau...q74638c196.htm
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 06-02-2016 lúc 18:20.

  12. #51
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nếu nghi ngờ nhiễm HIV, phải làm gì đầu tiên?

    Chủ nhật, 06/03/2016 20:27

    Bác sĩ ơi,

    Chắc là em bị nhiễm HIV rồi do trước đây em chơi bời quá. Bây giờ tiền bạc không còn mà sức khỏe sa sút quá, trước đây em 48kg giờ còn có 36kg, ốm nhom à, lại còn ho lao nữa, vậy là khả năng em bị HIV rất cao phải không BS?

    Nhưng em chưa dám đi xét nghiệm, em không có đủ can đảm, nhưng chắc cuối cùng em cũng phải đi thôi. Bác sĩ ơi, nếu em bị HIV thật thì chi phí điều trị thế nào? Em nghe nói có thuốc ARV gì đó nhưng chỉ miễn phí dành cho bà bầu thôi phải không bác sĩ?
    Thùy Linh - Q.8, TPHCM




    Trả lời

    Thùy Linh thân mến,

    Muốn biết mình có thật sự nhiễm HIV hay không thì chỉ có xét nghiệm máu mới biết thôi em ạ!

    AloBacsi không rõ em bị bệnh lao hiện đã điều trị ở đâu chưa? Theo chúng tôi được biết, hiện nay tại TPHCM, tất cả bệnh nhân đăng ký điều trị Lao tại Tổ chống lao của các quận huyện trong thành phố đều được tham vấn xét nghiệm tự nguyện tìm HIV theo Dự án CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ) và xét nghiệm máu ngay tại chỗ. Các tham vấn viên ở đây sẽ tư vấn cho bệnh nhân trước và sau xét nghiệm.

    Trong trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân sẽ được Tổ chống lao quận/ huyện giới thiệu đến một điểm điều trị ngoại trú gần nhất hay bất kỳ nơi nào theo yêu cầu của mình. Tại đó, bệnh nhân sẽ được cấp thuốc và theo dõi điều trị miễn phí HIV.

    Em đang bị lao, kèm sụt ký nhiều và đã có thời gian thực hiện những hành vi nguy cơ, thì tốt nhất em nên đăng ký điều trị tại các nơi này để được tư vấn rõ hơn, em nhé!

    BS.CK1 Nguyễn Minh Thu
    http://alobacsi.com/benh-truyen-nhie...522697c306.htm

  13. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Triệu chứng viêm họng lâu ngày khi nghi ngờ nhiễm HIV - Bệnh khác

    29/03/2016 18:23

    em còn là sinh viên và em thực sự rất lo lắng về tình trạng của mình: Em có quan hệ với 1 bạn gái, do ngu ngốc mà em không dùng bao cao su và thời gian quan hệ khoảng gần 2 phút, sau 2 tuần em có triệu chứng viêm họng nhưng uống thuốc kháng sinh 2 tuần không dứt Kể từ thời điểm quan hệ 1 tháng em và bạn nữ kia đều đi xét nghiệm hiv tại trung tâm y tế dự phòng quận thanh xuân, lấy máu xong chờ 45 phút và kết quả là âm tính, lúc ấy em cũng khá vui vì bạn nữ kia không bị hiv thì em cũng không lo, nhưng em lại lo lắng rằng bạn nữ kia mới bị hiv nên không thể xét nghiệm ra. Đến thời điểm hiện tại là tròn 5 tháng kể từ khi quan hệ nhưng em vẫn bị viêm họng, loét cổ họng nữa, em có nghi ngờ trào ngược thực quản uống thuốc nhưng không khỏi. Em nhất định đi xét nghiệm hiv vào thời điểm tròn 6 tháng Vậy anh chị có kinh nghiệm có thể giúp em xem, nếu bị nhiễm hiv, thường kéo dài trong bao lâu thì hết không, em rất lo lắng Cám ơn Bác sĩ
    HIV/AIDS | (0982***035 - 01:36 29/03/2016)
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 01:36:26 29/03/2016)

    Chào em.

    Triệu chứng HIV thường xuất hiện sau 2 tuần và thường tự hết sau một vài tuần, sau đó người bệnh chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng. Nếu em có triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm họng kéo dài. Em yên tâm làm xét nghiệm kiểm tra nhé.

    Chúc em mạnh khỏe.


    http://doisongkhoe.com/trieu-chung-v...hiv-109114.faq

  14. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Quan hệ không an toàn, sau đó nổi chấm đỏ không có mủ, liệu có nguy cơ nhiễm HIV? - Bệnh khá

    03/04/2016 14:43

    Chào Bác sĩ. Năm nay tôi 21 tuổi. Đã "chuyện ấy". Cách đây 1 tuần tôi có quan hệ không an toàn. Sau đó và hôm nay tôi có thấy 1 chấm đỏ không có mủ trắng trên chấm. Không ngứa cũng không đau. Ấn vào thì thấy ngứa. Hiện tôi rất lo sợ. Mong bác sĩ sớm trả lời giúp tôi.
    HIV/AIDS | (01646***658 - 13:31 03/04/2016)
    Trả lời:


    ( BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam - 13:31:43 03/04/2016)

    Chào bạn.

    Nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, mà bệnh diễn biến âm thầm chỉ khi nào bệnh chuyển sang AIDS thì mới có triệu chứng của tình trạng suy giảm miễn dịch.

    Cho nên sau 1-2 tuần có những biểu hiện mô tả không phải là những dấu hiệu thể hiện bị nhiễm HIV.

    Để biết có bị nhiễm HIV hay không thì phải chờ khoảng sau 3 tháng nữa đi xét nghiệm ELISA phát hiện kháng thể chống lại vi rút HIV, nếu dương tính thì là bị nhiễm, nếu âm tính là không bị.

    Bạn cũng cần biết các đường lây nhiễm và mức độ lây nhiễm vi rút HIV như sau để có cách phòng tránh đúng.
    Các đường lây và mức độ lây của HIV như sau;

    1- Đường máu

    - Truyền máu cho tỷ lệ lây nhiễm HIV lên đến 100%, tức là nếu truyền máu có HIV thì tất cả các trường hợp người nhận máu đều bị nhiễm HIV

    - Tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm và kim chung, nhất là tiêm chích ma túy do tiếc lượng thuốc còn sót lại ở đầu bơm tiêm nên người nghiện thường hút máu ra sau khi bơm hết thuốc, sau đó bơm lại nhằm làm tống nốt lượng thuốc còn dư này, sau đó dùng luôn bơm tiêm đó tiêm cho người khác. Đây là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao tương đương như truyền máu.

    - Tiếp xúc với máu và các chất thải của người nhiễm HIV thông qua vết thương hở. Qua vết thương hở, tỷ lệ lây nhiễm cho một lần tiếp xúc ước tính từ 0,3 đến 0,5%. Tức là 200 trường hợp tiếp xúc như vậy có 1 trường hợp bị lây nhiễm HIV.

    Bị máu người nhiễm HIV bắn vào mắt, dùng chung dụng cụ có dính máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các dụng cụ y tế (bơm tiêm, dao mổ) không tiệt trùng, tai nạn nghề nghiệp (bị kim đâm) có tỷ lệ lây nhiễm tương đương với tiếp xúc với máu người nhiễm HIV thông qua vết thương hở.

    - Tiếp xúc với máu qua vùng da nguyên vẹn cho tỷ lệ lây nhiễm HIV rất thấp, ước tính 0,09%, do vậy được xem là an toàn.

    2. Đường tình dục: Quan hệ giường chiếu xâm nhập mà không có dụng cụ bảo vệ với người nhiễm HIV

    Quan hệ xâm nhập; là chỉ những hành vi tình dục có tiếp xúc “trong” với cơ quan sinh dục hoặc cơ thể của bạn tình: Anal quan hệ (tình dục qua hậu môn), vaginal quan hệ (tình dục qua đường âm đạo), oral quan hệ (tình dục qua đường miệng). Ngoài ra, hành vi tình dục như quan hệ bằng tay (fingering, fisting) cũng được kể là hành vi xâm nhập.

    Các hành vi quan hệ không xâm nhập được xem là an toàn: Ôm hôn, vuốt ve, mơn trớn, thủ dâm cho nhau.

    Thứ tự hành vi nguy cơ được phân chia như sau: Anal quan hệ có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, kế đến là vaginal quan hệ, sau cùng là oral quan hệ. Theo đó, "người nhận" có nguy cơ bị nhiễm cao hơn "người cho".

    Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,3-0,5% (không quá 1%). Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ.

    3. Mẹ truyền sang con, phân chia tỷ lệ lây nhiễm qua các giai đoạn như sau:

    - Trong lúc mang thai: 5-10%.
    - Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
    - Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.

    Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ - con).

    Lưu ý: HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như; ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, dùng chung nhà vệ sinh, chung chén đũa, chung quần áo, chung giường nệm, bể bơi, côn trùng đốt.

    Chúc bạn mạnh khỏe.


    http://doisongkhoe.com/quan-he-khong...hiv-110327.faq

  15. #54
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Triệu chứng này có phải bị nhiễm HIV không? - Truyền nhiễm

    01/05/2016 14:30


    Cháu đọc trên mạng thấy triệu chứng đầu tiên của hiv là nổi mẩn đỏ có đúng không ạ? Và nổi trong bao lâu? Cháu thấy trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và 1 lúc nó tự mất . Nhưng mà lâu lâu nó lại nổi tiếp và 1 lúc nó tự mất. Không rõ nguyên nhân. Hơn 1 tuần nay rồi nó vẫn vậy. Và 20 ngày sau quan hệ đã xét nghiệm được chưa ạ?
    HIV/AIDS | (01698***462 - 22:26 29/05/2015)
    Trả lời:


    ( BS. Nguyễn Thị Thúy - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế - 22:26:06 29/05/2015)

    Chào cháu,

    Khi cháu đang hỏi về biểu hiện của bệnh HIV thì tôi tin rằng cháu đang rất lo lắng liệu mình có bị nhiễm HIV hay không?
    Tuy nhiên, đa số người nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để có thể nhận biết được (30%). Trong một số trường hợp, khi mới bị nhiễm HIV thì người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, nổi hạch, nổi ban đỏ từ 8-10 ngày rồi trở lại bình thường, giống như các bệnh cảm cúm thông thường khác nên không có đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Theo cháu mô tả, trên mu bàn tay của cháu có nổi 1 đến 2 mẩn đỏ và một lúc nó tự mất, cách duy nhất để biết cháu có bị nhiễm HIV không là phải đi xét nghiệm.

    Hiện nay có xét nghiệm máu HIVag/Ab combo: phát hiện cả kháng nguyên lẫn kháng thể… trong thời gian sớm từ tuần thứ 3 trở đi (tức là từ 22 ngày sau khi bị nhiễm).

    Cháu có thể đi làm xét nghiệm này vào thời điểm này, nhưng theo tôi cháu để đúng 22 ngày sau quan hệ cháu đi làm xét nghiệm cho chính xác, nếu dương tính, cháu sẽ làm thêm 1 số xét nghiệm khác, mới chẩn đoán xác định được.

    Còn xét nghiệm HIV/Anti HIV: phát hiện kháng thể kháng virus HIV. Thời gian xét nghiệm được cập nhật mới nhất là 12 tuần (3 tháng), nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thì yên tâm, vì các trường hợp sau 3 tháng âm tính. Xét nghiệm lại lúc 6 tháng chỉ là thủ tục.

    Theo tôi, cháu không nên có "chuyện ấy" ngoài hôn nhân, hoặc nên "chuyện ấy" an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bạn đời sau này.

    Cháu có thể tham khảo một số biểu hiện HIV dễ nhận biết:

    1. Cơ thể bị sốt: dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng bệnh HIV là cơ thể người bệnh bị sốt, khoảng 38,5 độ C.

    2. Cơ thể bị đau họng, đau đầu, mệt mỏi: đau họng, đau đầu, mệt mỏi là các biểu hiện ban đầu của triệu chứng bệnh HIV, triệu chứng này giống như bệnh cảm cúm kết hợp với sốt. Các triệu chứng này sẽ mất dần và có thể chỉ có các triệu chứng nói trên khi hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh tật vài năm sau đó. Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài. Do vậy, nếu nhiễm HIV thì trong 2-10 năm bạn vẫn thấy khỏe mạnh bình thường, người khác nhìn không biết, bản thân bạn cũng không biết mình mang mầm bệnh. Bạn có thể vô tình truyền HIV cho người khác.

    3. Đau cơ, đau khớp: khi mới phát hiện, bệnh nhân thường đau cơ, đau khớp, sụt cân nhiều.

    4.Cơ thể buồn nôn, bị nôn nhiều, tiêu chảy:

    Khoảng 40% số người nhiễm HIV giai đoạn đầu buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

    5. Phát ban, mẩn đỏ, lên hạch, nổi ngứa toàn thân: đây là các triệu chứng ban đầu đi kèm với đau họng, đau đầu, sốt giống như cảm cúm, nhưng hiếm người bị bệnh khác bị đồng thời các triệu chứng này cùng 1 lúc.

    6. Viêm phổi, ho khan:.những cơn ho khan kéo dài trên 1 tháng, giảm cân là những triệu chứng của hệ miễn dịch không khỏe mạnh khi mắc chứng bệnh thế kỷ này.

    7. Bệnh zona, nhiễm nấm: bệnh zona tái đi tái lại, loại bệnh nấm mà người có HIV hay gặp ở giai đoạn muộn là bệnh tưa miệng, do nấm candida gây ra, thường gây khó nuốt. Đến giai đoạn AIDS toàn phần, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa… Đây là các bệnh cơ hội. Tuy nhiên, chính chúng là thủ phạm đưa bạn đến cái chết.

    Chào thân ái!

    http://doisongkhoe.com/trieu-chung-n...hong-10711.faq

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •