Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 54

Chủ đề: Những câu hỏi Kiến thức về HIV

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,923
    Cảm ơn
    1,942
    Được cảm ơn: 21,466 lần

    Những câu hỏi Kiến thức về HIV

    BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN NỘI DUNG THI KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS


    TT
    Câu hỏi thi
    Phương án trả lời
    1
    Câu 1: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có nguy cơ lây nhiễm HIV không? Tại sao? Có. Vì hậu môn không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Ở hậu môn có rất nhiều mạch máu, khi quan hệ tình dục qua hậu môn rất dễ bị xây xước và chảy máu. HIV có trong tinh dịch của nam giới sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn tình thông qua các vết xước và tổn thương của hậu môn.
    2
    Câu 2: Tại sao người bán dâm dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục? - Do quan hệ tình dục với nhiều người nênngười bán dâm dễ gặp phải bạn tình là người nhiễm HIV.
    - Do quan hệ tình dục (QHTD) với nhiều người nên dễ có nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra những tổn thương ở bộ phận sinh dục (loét, xây sát), do đó dễ bị nhiễm HIV hơn vì HIV dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua các vết loét, xây sát này.
    - Người bán dâm ít hoặc không sử dụng BCS khi quan hệ tình dục (do phụ thuộc vào sở thích của khách hàng) cũng là nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
    - Nếu QHTD qua đường hậu môn thì nguy cơ bị lây nhiễm HIV càng cao hơn.
    3
    Câu 3: Tại sao người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV - Do dùng chung BKT và dụng cụ pha thuốc không khử trùng.
    - Người nghiện thường không kiểm soát được hành vi nên có thể quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng BCS.
    - Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT cao nên khả năng họ bị lây nhiễm HIV từ bạn nghiện/bạn tình là rất lớn.
    4
    Câu 4: Có một người hỏi bạn “đánh răng trước và sau khi quan hệ tình dục bằng miệng có tránh được lây nhiễm HIV không”. Bạn trả lời thế nào? Không, vì:- Trong tinh dịch của đàn ông bị nhiễm HIV có HIV do vậy có khả năng lây nhiễm HIV.- Trong niêm mạc miệng nếu có xây xước hoặc tổn thương thì có nguy cơ lây nhiễm HIV.- Cách tốt nhất là không nên quan hệ tình dục qua đường miệng để tránh lây nhiễm HIV- Trường hợp phải quan hệ tình dục qua đường miệng thì nên:+ Tránh xuất tinh vào miệng+ sử dụng BCS khi quan hệ+ Xúc miệng bằng nước sát khuẩn nhiều lần sau khi quan hệ
    5
    Câu 5: Người tiêm chích ma túy thường gặp những nguy cơ nào về sức khỏe? - Nhiễm HIV và mắc một số bệnh lây qua đường máu- Nhiễm trùng chỗ tiêm chích- Ngộ độc heroin- Tử vong do quá liều- Táo bón- Giảm nhận thức do thiếu oxy não- Rối loạn hệ sinh sản và nội tiết- Trầm cảm, vô cảm
    6
    Câu 6: Bạn cho biết những dấu hiệu thường gặpcủa các bệnh lây truyền qua đường tình dục? - Tiết dịch nhiều, dịch bất thường ở bộ phận sinh dục (màu sắc: trắng, vàng, xanh đục, có mùi hôi, mùi không bình thường):- Đau, rát, phồng rộp, ngứa, loét ở bộ phận sinh dục;- Đái rắt, đái buốt;- Đau bụng, đau khi giao hợp;- Sưng bìu, sưng hạch bẹn.
    7
    Câu 7: HIV có ở đâu trong cơ thể người? - Trong máu
    - Trong tinh dịch và dịch âm đạo
    - Trong sữa người nhiễm
    - Trong các dịch tiết khác: nước bọt, nước mắt, nước tiểu….
    8
    Câu 8: Bạn hãy mô tả cách sử dụng bao cao su đúng cách (vừa mô tả vừa trình diễn trên mô hình). Bước 1: Kiểm tra lại hạn dùng ghi trên vỏ bảo vệ để chắc chắn rằng bao cao su còn hạn sử dụng. Đẩy bao về một phía và xé vỏ bao tại vết răng cưa để lấy ra nhẹ nhàng, tránh làm rách bao;Bước 2. Giữ đầu bao cao su, bóp nhẹ để đẩy không khí ra ngoài rồi đặt vào đầu dương vật đã cương cứng. Lưu ý để vành cuộn cuốn quay ra ngoài;Bước 3: Lăn vành cuộn của bao cao su xuống để phủ hết chiều dài dương vật.Bước 4: Sau khi xuất tinh, rút dương vật ra khỏi âm đạo, miệng hay hậu môn (ngay từ khi dương vật còn cương cứng), đồng thời giữ lấy bao ở phần gốc dương vật để cho bao khỏi tuột ra và tinh dịch khỏi chảy ra ngoài. Tháo bao ra theo hướng từ gốc dương vật đi ra.Bước 5: Bỏ bao vào thùng rác, không vứt bừa bãi.
    9
    Câu 9: Một người nói với bạn “Không nên chăm sóc người nhiễmHIV/AIDS tại nhà”Theo bạn quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao? Sai, vì;- HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung,.. do đó khi người nhiễm HIV bị ốm vẫn có thể chăm sóc tại nhà mà không sợ lây cho người khác nếu chăm sóc theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.- HIV chỉ lây truyền khi khu vực da, niêm mạc bị tổn thương có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người nhiễmHIV;- Nếu tay, chân người nhiễm bị xây xát, khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nên đi găng tay để phòng lây nhiễm HIV- Chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ chức năng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là gia đình Việt Nam.
    10
    Câu 10: Khi đếnthăm một ngườibạn nhiễm HIV, bạn của bạn đang gọt hoa quả và cắt vào tay gây chảy máu. Cả nhàkhông biêt làm gì,bạn sẽ xử lý như thế nào? - Trước hết phải cầm máu, không để máu vương ra ngoài, bằng cách đưa cho bạn ấy bông, gạc, trong trường hợp không có bông, gạc thì có thể dùng khăn mùi xoa hoặc miếng vải sạch… đặt lên vết thương và giữ thật chặt;- Đeo găng tay cao su, nếu không có găng thì cho tay vào túi ni lông (để tránh dính máu của người nhiễm), sau đó:+ Tiến hành lau rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng, cồn , nước muối, nước sạch.+ Băng vết thương bằng băng/gạc sạch.- Sau khi làm xong cần rửa tay trước khi tháo găng (hoặc túi ni lông) rồi tiếp tục rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch.- Nếu có máu vương ra các nơi khác trongnhà, mặt bàn thì bạn phải:+ Lau máu và các chất dính máu trên bằng giấy vệ sinh, giẻ rách,.. hay mùn cưa, lau càng sạch càng tốt, sau đó bỏ ngay chúng vào túi nylon và buộc chặt lại trước khi cho vào thùng rác.+ Đối với bề mặt cứng (sàn nhà, bàn ghế…) thì tiếp tục lau rửa bằng nước xà phòng, hoặc các dụng dịch khử trùng khác như nước Javel, cloramin…+ Đối với các bề mặt mềm (như thảm chùi chân, chăn..,) ngâm vào dung dịch khử trùng trong 30 phút, sau đó giặt lại bằng xà phòng với nước sạch, sau đó phơi khô.+ Luôn mang găng tay cao su khi làm các động tác trên, và rửa sạch găng tay với nước và xà phòng trước khi tháo găng, và ngâm găng đó vào dung dịch sát trùng 30 phút, rửa lại găng bằng nước sạch và phơi khô trong chỗ râm mát sau mỗi lần sử dụng để có thể dùng lại vào lần sau (nếu găng chưa rách).
    11
    Câu 11: Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng nào? - Người mua dâm, bán dâm;- Người nghiện chất dạng thuốc phiện;- Người nhiễm HIV;- Người có quan hệ tình dục đồng giới; - Người thuộc nhóm người di biến động;- Người có quan hệ tình dục với các đối tượng trên.
    12
    Câu 12: Bạn hãy cho biết các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV? - Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    13
    Câu 13: Bạn cómột khách hàng chưa lập gia đình, bị nhiễm HIV vừa ở Trung tâm cai nghiện trở về. Để tránh lây HIV cho những người khác trong gia đình, anh sống cách ly với mọi người (ăn, ở, sinh hoạt riêng).Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? - Tìm cách tiếp cận với người thân trong gia đình anh ta, nhất là những người có uy tín nhất trong nhà để làm thân với họ.- Giải thích cho gia đình họ rằng:+ HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như ăn uống, ôm hôn, bắt tay nên có thể chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây nhiễm HIV cho người khác, không nên để người nhiễm HIV sống cách ly với gia đình.+ HIV chỉ lây khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương vết thương tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh dục của người nhiễm HIV.+ Người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường trong một thời gian dài nếu họ được động viên, an ủi của người thân trong gia đình.+ Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định quy định rõ : Gia đình của người nhiễm HIV có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần giúp người nhiễm HIV sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
    14
    Câu 14: Bạn hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV - Diện tiếp xúc: diện tiếp xúc càng rộng thì nguy cơ lây nhiễm càng cao- Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm càng lớn- Tuần suất tiếp xúc: Tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ càng cao- Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.- Số lượng HIV trong dịch tiết: số lượng HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng nhiều thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
    15
    Câu 15: Người nghiện ma tuý đã nhiễm HIV thì không cần cai nghiện nữa, đúng hay sai? Tại sao? Sai, vì:- Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục dùng chung bơm kim tiêm thì có thể dẫn đến một số hậu quả sau: + Có thể bị nhiễm thêm chủng HIV khác, trong đó có thể có các chủng kháng thuốc; + Có thể bị mắc thêm các bệnh lây truyền qua đường máu khác, như viêm gan B, Viêm gan C, Giang mai..làm cho tình trạng nhiễm HIV trở nên xấu hơn. + Họ có thể làm lây HIV, viêm gan sang người khác. + Chất gây nghiện tiếp tục ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân người sử dụng ma tuý, “phá huỷ” cơ thể và làm cho quá trình tiến triển từ HIV sang AIDS diễn ra nhanh hơn- Tiếp tục sử dụng ma túy sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, hạnh phúc gia đình và làm giảm chất lượng cuộc sống.- Cai nghiện ma tuý sẽ giúp bệnh nhân + Cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống + Cải thiện tình hình kinh tế của bản thân, gia đình, giúp có cuộc sống tốt hơn.
    16
    Câu 16: Bạn biết gì về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút? Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là quá trình sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng vi rút giúp giảm quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể. Thuốc không tiêu diệt được vi rút HIV. - Thuốc ARV làm giảm số lượng HIV tấn công hệ thống miễn dịch, do đó làm cho hệ thống miễn dịch “mạnh hơn”, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, giảm tỷ lệ tử vong do AIDS và kéo dài thời gian sống cho người nhiễm.- Không phải tất cả người nhiễm HIV đều cần điều trị ARV ngay; chỉ có những người sức đề kháng kém (những người nhiễm HIV có các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số CD-4 hoặc tế bào limpho thấp theo quy định của Bộ Y tế) mới cần được điều trị ARV.- Điều trị ARV là điều trị suốt đời và trong quá trình điều trị người nhiễm HIV vẫn có khả năng truyền HIV cho người khác.- Việc uống đủ thuốc và đều đặn là yếu tố quan trọng quyết định kết quả điều trị bằng ARV.
    17
    Câu 17: Người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút sẽ không làm lây truyền HIV sang người khác, đúng hay sai? Tại sao? Sai, vì:- Thuốc ARV chỉ có tác dụng hạn chế quá trình nhân lên của vi rút HIV trong cơ thể, không tiêu diệt được vi rút HIV- Mặc dù đang điều trị bằng ARV trong cơ thể người nhiễm vẫn còn có một số lượng HIV nhất định. Do vậy người nhiễm vẫn có khả năng làm lây HIV cho người khác nếu có các hành vi không an toàn như: + Dùng chung các dụng cụ xuyên qua da. + Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.
    18
    Câu 18: HIV dễ bị tiêu diệt khi ở ngoài cơ thể, nếu nam giới dùng kem kháng sinh bôi lên dương vật trước khi quan hệ tình dục thì có phòng lây nhiễm HIV được không? Tại sao? Không, vì:- Kháng sinh không tiêu diệt được vi rút HIV nên không phòng lây truyền HIV được.- Trường hợp bôi kem kháng sinh lên dương vật có khả năng gây dị ứng, tổn thương cho dương vật.- Cách tốt nhất để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục mà nam giới nên áp dụng đó là dùng bao cao su đúng cách.
    19
    Câu 19: Khi đi thu gom bơm kim tiêm,không may bạn bịbơm kim tiêm đã qua sử dụng đâm vào tay có chảy máu. Bạn sẽ xử lý như thế nào? Trong trường hợp này, cần thực hiện các bước sau:- Rửa tay dưới vòi nước chảy hoặc ngâm vào dung dịch sát khuẩn- Không bóp/nặn hoặc làm cho vết thương chảy máu.- Bôi hoặc đắp bông gạc có chất sát trùng lên vết thương và che/đậy/băng vết thương lại bằng loại băng dán không thấm nước.- Tìm đến cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ nhiễm trùng và lây nhiễm HIV, được làm xét nghiệm HIV, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp theo quy định của Bộ Y tế.- Thông báo cho trưởng nhóm nhóm/lãnh đạo đơn vị càng sớm càng tốt để được hướng dẫn và hỗ trợ (nếu cần).
    20
    Câu 20: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định quyền của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV? Đó là những quyền gì? - Quyền của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007 .Gồm các quyền sau:- Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV- Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
    21
    Câu 21: Bạn hãy cho biết: văn bản nào quy định trách nhiệm của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV? Đó là những trách nhiệm gì? - Trách nhiệm của các tuyên truyền viên đồng đẳng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26/6/2007;Gồm các trách nhiệm sau:- Thông báo với Uỷ ban nhân dân và công an xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn- Sử dụng Thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công
    22
    Câu 22: Việc thụt, rửa âm đạo sau mỗi lần quan hệ tình dục có làm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV không? Tại sao? Không, vì:- Khi có quan hệ tình dục xâm nhập, vi rút hay vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cơ thể ngay từ khi có sự tiếp xúc với dịch sinh dục và máu nếu có tổn thương ở bộ phận sinh dục giữa 02 bạn tình;- Một số chất thụt rửa còn gây hại cho cơ thể vì làm mất đi những vi khuẩn có vai trò trong quá trình ngăn cản những vi khuẩn khác có hại xâm nhập vào cơ thể.- Một số chất sát trùng có thể gây phản ứng có hại cho niêm mạc của cơ quan sinh dục
    23
    Câu 23: Xuất tinh ra ngoài âm đạo khi có quan hệ tình dục có tránh được lây nhiễm HIV không? Tại sao? Không, vì:- Trong tinh dịch của người nhiễm có HIV. Trong khi quan hệ tình dục, bộ phận sinh dục nữ đã có tiếp xúc với tinh dịch trước khi người nam xuất tinh, do đó vẫn có khả năng lây nhiễm HIV.- Nếu có xây xước, và tổn thương gây chảy máu ở dương vật thì HIV có trong máu sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ trong quá trình quan hệ, cơ quan sinh dục nữ có nguy cơ tiếp xúc với máu có HIV của người nam, làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV.- Nếu người nữ nhiễm HIV thì dù xuất tinh ra ngoài âm đạo, cũng không làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho người nam do dương vật đã có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo và có thể cả máu của người nữ ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.
    24
    Câu 24: Kim tiêm (BKT) đã sử dụng được đốt/hơ qua lửa 1 phút và sử dụng lại thì có tránh được lây nhiễm HIV không? Tại sao? Không, vì khoa học đã chứng minh:- HIV sẽ bị tiêu diệt sau khi luộc sôi kim và bơm tiêm từ 20 phút trở lên.- HIV sẽ bị tiêu diệt khi ngâm kim và bơm tiêm trong dung dịch khử trùng từ 30 phút trở lên- HIV không chỉ có trong và ngoài kim tiêm, mà nó còn có trong bơm tiêm, dính ở đầu pit tông…nên nếu chỉ xử lý kim tiêm không thì chưa đủ để loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm HIV.- Cách tốt nhất để phòng lây truyền HIV trong tiêm chích là:+ Luôn dùng BKT sạch (BKT mới, sử dụng một lần hoặc BKT đã qua sử dụng được làm sạch đúng cách).+ Không dùng chung dụng cụ tiêm chích.+ Không dùng chung dụng cụ pha thuốc.
    25
    Câu 25: Hãy cho biết các giai đoạn có thể làm lây truyền HIV từ mẹ sang con? - Lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai;- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi chuyển dạ, đẻ;- Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi cho con bú.
    26
    Câu 26: Bạn hãy nêu những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. - Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.- Lợi dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để môi giới hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động mại dâm, buôn bán ma tuý- Bán ra thị trường bơm kim tiêm, bao cao su, thuốc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện và thuốc kháng HIV đã được quy định là cung cấp miễn phí
    27
    Câu 27: Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí như nhà hàng, khách sạn, karaoke, mát xa... không cho nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện truyền thông về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho nhân viên trong cơ sở của mình có vi phạm pháp luật không? - Có, đây là một trong trong các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, vì Luật đã quy định:- Nghiêm cấm việc "Ngăn cản thực hiện các chương trình, dự án trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV"- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS".
    28
    Câu 28: Nếu tôi muốn cho máu của mình thì tôi có bị buộc phải xét nghiệm phát hiện HIV hay không? - Người cho máu phải được khám sức khỏe và xét nghiệm trước mỗi lần lấy máu. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc xét nghiệm HIV đối với người cho máu mà chỉ quy định việc xét nghiệm sàng lọc HIV đối với túi máu.
    29
    Câu 29: Cơ sở y tế có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV không? Không, bởi vì:- Luật phòng, chống HIV/AIDS nghiêm cấm việc từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.- Tuy nhiên, do HIV/AIDS cũng là một bệnh truyền nhiễm nên khi điều trị tại các cơ sở y tế, Bạn phải tuân thủ các biện pháp dự phòng chung theo các Quy định của Bộ Y tế.
    30
    Câu 30: Pháp luật có hạn chế gì đối với việc cư trú, đi lại của người nhiễm HIV không? - Không,
    - Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta không có qui định nào về việc hạn chế cư trú, đi lại đối với người bị nhiễm HIV/AIDS.
    - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm qui định: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, có quyền ra nước ngoài và tư nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật".
    31
    Câu 31: Khi xin vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, ngoài việc khám sức khỏe thông thường, có cần phải làm xét nghiệm HIV không? - Không,- Người được tuyển dụng vào làm một công việc nhất định phải đáp ứng những yêu cầu sức khỏe đối với công việc đó. Người sử dụng lao động không được yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, hoặc từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV.- Bạn không cần làm xét nghiệm HIV khi xin vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức.
    32
    Câu 32: Người lao động đang làm việc bị nhiễm HIV thì chủ sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do đó hay không? - Không.- Nhiễm HIV không phải là lý do hợp pháp cho phép người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Người sử dụng lao động không được phép chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vì lý do người lao động nhiễm HIV.
    33
    Câu 33: Nếu vợ (hoặc chồng) biết chồng (hoặc vợ)mình bị nhiễm HIV thì có quyền được ly hôn không? - Pháp luật không qui định quyền được ly hôn nếu vợ (hoặc chồng) biết chồng (hoặc vợ) bị nhiễm HIV, bởi lẽ họ kết hôn hợp pháp trên cơ sở tình yêu, tự nguyện và không vi phạm các qui định cấm của Luật Hôn nhân và Gia đình.- Nếu hai bên tự nguyện ly hôn, hoặc trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân sẽ xét xử.
    34
    Câu 34: Nếu người chồng (hoặc người vợ) bị nhiễm HIV thì người chồng (hoặc người vợ) có phải thông báo cho nhau biết tình trạng nhiễm HIV không? Nếu không thông báo thì sao? - Theo Luật phòng, chống HIV nếu bạn biết mình bị nhiễm HIV thì bạn có nghĩa vụ phải thông báo cho vợ (hoặc chồng) mình hoặc người chuẩn bị kết hôn với mình biết tình trạng nhiễm HIV.- Việc thông báo này cần được thực hiện trong thời hạn sớm nhất sau khi bạn biết kết quả xét nghiệm và phát hiện mình bị nhiễm HIV, nhằm bảo vệ vợ (hoặc chồng) mình không bị lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.
    35
    Câu 35: Điều nào của Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi năm 2008 cho phép triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại? Điều 34a quy định:1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này."
    36
    Câu 36: Anh (chị) hãy nêu tên một số chất gây nghiện hướng thần? - Có 03 nhóm chất gây nghiện hướng thần: an thần, kích thích và ảo giác.
    - An thần: rượu, các CDTP (heroin, morphin, codein), cần sa, benzodiazepins, thuốc ngủ nhóm barbituric.
    - Kích thích: thuốc ngủ nhóm amphetamine, nicotine, cocain, cafein
    - Ảo giác: Ecstasy, Ketamine, LSD, cần sa liều cao
    37
    Câu 37: Nghiện chất dạng thuốc phiện là gì? Lệ thuộc (nghiện) là một bệnh của não bộ làm cho người nghiện khó từ bỏ chất gây nghiện
    Nghiện được chẩn đoán khi có ít nhất 3 trong số 6 yếu tố sau trong vòng 12 tháng qua:
    - Sự dung nạp (tăng liều sử dụng để đạt được cùng 1 độ phê).
    - Hội chứng cai
    - Sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng
    - Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất gây nghiện liên quan đến việc bắt đầu, cai hoặc mức độ sử dụng
    - Sao nhãng các thú vui, sở thích, công việc trước đây vì việc sử dụng chất gây nghiện hướng thần
    - Tiếp tục sử dụng chất gây nghiện đó mặc dù biết rõ bằng chứng về hậu quả có hại của việc sử dụng
    38
    Câu 38: Quan điểm hiện nay về “nghiện ma túy” là gì? Nghiện là một rối loạn mạn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của việc sử dụng.
    39
    Câu 39: Bạn hãy cho biết tỷ lệ người sử dụng heroin trở thành “nghiện” 1 người trong số 4-5 người sử dụng heroin trở thành nghiện (20-25%)
    40
    Câu 40: Anh (chị) hãy nêu tác dụng tức thì của Heroin? - gây ra cảm giác sung sướng: cảm giác phê, bốc
    - Giảm đau
    - Giảm cảm giác đói và giảm ham muốn tình dục
    - buồn ngủ
    - có thể buồn nôn và nôn
    - nhịp thở và mạch chậm hơn
    - giảm huyết áp
    - co đồng tử
    - da nóng đỏ ngứa, khô miệng, khô da và mắt
    41
    Câu 41: Hãy cho biết hậu quả lâu dài của việc sử dụng Heroin? - tăng dung nạp do đó phải tăng liều để đạt được cảm giác phê
    - quá liều (bất tỉnh hoặc tử vong)
    - nghiện: xuất hiện hội chứng cai, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phạm tội
    - Lây truyền HIV do dùng chung dụng cụ tiêm chích
    - Có khả năng gây: táo bón, giảm nhận thức do thiếu oxy não, rối loạn hệ sinh sản và nội tiết, trầm cảm vô cảm..
    42
    Câu 42: Hãy nêu các tác dụng của Methadone? - Tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác, Methadone có tác dụng giảm đau, giảm ho, gây yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện nhưng gây khoái cảm yếu.
    - Với đặc điểm là gây khoái cảm yếu nên khi được dùng đủ liều Methadone thì bệnh nhân không còn cảm giác phê và thèm ma túy.
    - Methadone được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua đường uống, thời gian bán hủy trung bình là 24 giờ do đó khi sử dụng Methadone thay thế cho các chất dạng thuốc phiện khác thì giúp cho người nghiện ma túy giảm và tiến tới ngừng sử dụng ma túy bất hợp pháp cũng như giảm những tác động tiêu cực của ma túy lên bệnh nhân.
    43
    Câu 43: Hãy nêu sự khác biệt giữa Methadone và heroin?

    Methadone Heroin
    1. Sử dụng bằng đường uống nên không có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu. 1. Sử dụng nhiều bằng đường tiêm chích nên có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cao (HIV, viêm gan B, C…)
    2. Tác động kéo dài. Uống 1 lần trong ngày 2. Tác động ngắn, phải sử dụng nhiều lần trong ngày
    3. Liều có hiệu quả là ổn định 3. Có xu hướng tăng liều để đạt được cùng 1 độ “phê” nên dễ gây quá liều.
    44
    Câu 44: Mục tiêu của điều trị nghiện ma túy bằng thuốc là gì? - Ngăn chặn hoặc làm giảm sự thèm nhớ ma túy
    - Ngăn chặn hoặc làm giảm khoái cảm do sử dụng ma túy (phê)
    - Dự phòng/điều trị hội chứng cai
    - Phục hồi chức năng não bộ trở về “bình thường”: cải thiện tâm trạng hoặc sự giảm thiểu nhận thức do nghiện ma túy gây ra; cải thiện việc kiểm soát sự thôi thúc sử dụng ma túy
    - Điều trị những rối loạn tâm lý do ma túy
    45
    Câu 45: Hội chứng cai 1) Cảm giác thèm chất ma tuý.2) Ngạt mũi hoặc hắt hơi.3) Chảy nước mắt.4) Đau cơ hoặc chuột rút.5) Co cứng bụng.6) Buồn nôn hoặc nôn.7) Tiêu chảy.8) Giãn đồng tử.9) Nổi da gà hoặc ớn lạnh.10) Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp.11) Ngáp.12) Ngủ không yên.
    46
    Câu 46: HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể con người như thế nào? Hệ miễn dịch của con người, với các thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp có thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mềm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là Lympho bào T-4, đóng vai trò như một tổng chỉ huy, có nhiệm vụ điều phối, huy động hoặc rút lui toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là Lympho bào T-4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của bạch cầu để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá hủy.Do sự phá hủy của bạch cầu bởi HIV ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là có thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều chứng, nhiều bệnh nguy hiểm... và cơ thể người bệnh bị tiêu diệt.Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da...gây nên những hội chứng lâm sàng cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh lâm sàng của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp.
    47
    Câu 47: Bạn hãy cho biết các giai đoạn chính của nhiễm HIV tiến triển thành AIDS trong cơ thể người. Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua 4 giai đoạn sau:- Giai đoạn 1 là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng. Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.- Giai đoạn 2 là nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.- Giai đoạn 3 là giai đoạn cận AIDS (hay chuẩn bị chuyển sang AIDS). Người nhiềm HIV ở giai đoạn này có một số các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội như nấm miệng hoặc ở hầu họng, ho dai dẳng, sư­ng hạch, nổi mụn rộp…- Giai đoạn 4 là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài như ỉa chảy kéo dài, sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể, ho dai dẳng kéo dài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.
    48
    Câu 48: Bạn hãy kể các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS. Do HIV làm giảm miễn dịch nên người nhiễm HIV cở các giai đoạn muộn thường mắc nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, như:- lao; các bệnh nấm;- hội chứng suy kiệt;- các loại viêm phổi;- các bệnh ngoài da;- các bệnh đường ruột;- viêm gan A, B và C;- các bệnh lây truyền qua đường tình dục;- một số bệnh ung thư.
    49
    Câu 49: Bạn hãy mô tả các cấp độ nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. 1. Cấp độ 1: Quan hệ tình dục không có nguy cơ (gồm ôm hôn, vuốt ve, thủ dâm (dùng riêng dụng cụ trợ dâm).2. Cấp độ 2: Quan hệ tình dục nguy cơ thấp (hôn sâu, tình dục đường miệng không xuất tinh vào miệng bạn tình, không viêm nhiễm bộ phận sinh dục).3. Cấp độ 3: Quan hệ tình dục nguy cơ cao: Tình dục đường miệng có xuất tinh hoặc viêm nhiễm bộ phận sinh dục; tình dục đường âm đạo, hậu môn có xuất tinh và không sử dụng bao cao su.
    50
    Câu 50: Bạn hãy mô tả các cấp độ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. 1. Không QHTD: Nếu bạn không QHTD, bạn không thể bị lây nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.2. Thực hiện các hành vi tình dục không xâm nhập nếu không thể kìm chế được ham muốn tình dục: nên áp dụng các hành vi tình dục KHÔNG NGUY CƠ như: tự thủ dâm, vuốt ve mơn trớn cơ thể, hôn khô, kích thích thoả mãn tình dục để tránh QHTD có xâm nhập. Như vậy, bạn có thể giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.3. Nếu QHTD có xâm nhập: Nên thực hiện các hành vi nguy cơ thấp như: QHTD qua đường miệng - dương vật. Nếu tinh dịch của nam giới tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng bị tổn thương khi xuất tinh vào khoang miệng, bạn vẫn có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vì vậy để an toàn hơn nên sử dụng BCS.4. Nếu QHTD có xâm nhập qua âm đạo-dương vật hoặc hậu môn - dương vật: luôn luôn sử dụng BCS đúng cách từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình QHTD. Tuy nhiên, nếu BCS không đảm bảo chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV. Sử dụng BCS đúng cách có hiệu quả phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua QHTD khác.
    51
    Câu 51: Bạn hãy mô tả các cấp độ nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy? 1. Cấp độ 1 : không có nguy cơ (không hoặc sử dụng ma túy không qua tiêm chích) ;2. Cấp độ 2 : sử dụng ma túy nguy cơ trung bình (tiêm chích ma túy có làm sạch bơm kim tiêm);3. Cấp độ 3 : sử dụng ma túy nguy cơ cao (dùng chung BKT và dụng cụ tiêm chích ma túy).
    52
    Câu 52: Bạn hãy mô tả các cấp độ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy. 1. Ngừng sử dụng ma tuý: nếu bạn có thể ngừng sử dụng ma túy (không sử dụng hoặc đi cai nghiện) sẽ giúp bạn không bị nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu cũng như các bệnh lý khác liên quan đến sử dụng ma túy.2. Nếu bạn vẫn sử dụng ma tuý: Nên sử dụng ma túy theo bất cứ hình thức nào trừ tiêm chích, việc này giúp bạn không bị nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường máu do dùng chung dụng cụ tiêm chích, giảm nguy cơ quá liều do sử dụng ma túy.3. Nếu bạn tiếp tục tiêm chích: Nên sử dụng BKT sạch (dùng 1 lần hoặc BKT đã được làm sạch đúng cách) và không nên dùng chung dụng cụ tiêm chích, dụng cụ pha thuốc (hũ nấu thuốc, thìa hoặc bông lọc…,).4. Nếu phải dùng lại dụng cụ tiêm chích: Chỉ dùng lại dụng cụ tiêm chích của riêng mình, việc này sẽ giúp bạn không bị lây nhiễm vi rút như HIV và các bệnh lây qua đường máu khác (trừ khi người khác sử dụng BKT của bạn mà bạn không biết).5. Nếu bạn bắt buộc phải dùng lại dụng cụ tiêm chích của người khác(được hiểu là dùng chung) thì bạn phải làm sạch các dụng cụ này trước mỗi lần dùng theo công thức đã được khuyến cáo. Lưu ý HIV vẫn có thể lây truyền sau khi BKT được làm sạch, nhưng làm sạch BKT đúng cách sẽ giảm khả năng lây truyền HIV. Và hãy lưu ý thà làm gì còn hơn không làm gì cả.
    53
    Câu 53: Bạn hãy cho biết: làm thế nào để biêt tuổi của vết tiêm chích.

    Biểu hiện
    Tuổi vết tiêm chích
    Đỏ
    Mới – trong cùng ngày
    Vết đâm kim
    24 giờ
    Nổi vết đỏ/không chảy máu
    48-72 giờ
    Đen tím sẫm
    2-7 ngày/1 tuần
    Xanh
    3-5 ngày
    Vàng
    6-10 ngày
    Màu be/cứng
    > 2 tuần
    Trắng xám/cứng
    Vài tháng
    Những đường trắng
    Thường lẫn với những vết lâu năm
    54
    Câu 54: Bạn hãy nêu nguyên nhân gây sốc thuốc quá liều. 1. Dung lượng ma túy sử dụng quá cao so với khả năng dung nạp của cơ thể.2. Khi dùng ma túy cùng lúc với các chất kích thích khác (dùng heroin với rượu..v..v..)3. Khi một thời gian rồi dùng lại (do bị bắt đi cai nghiện hoặc đi tù….,)4. Khi không biết rõ về loại ma túy đang dùng (chất lượng ma túy)5. Khi pha loại ma túy thường dùng với một loại ma túy khác (pha trộn nhiều loại ma túy với nhau, heroin với thuốc giảm đau…)6. Khi sút cân cơ thể mệt mỏi, mắc các bệnh nặng...
    55
    Câu 55: Các dấu hiệu nhận biết người bị sốc thuốc quá liều? 1. tỉnh nhưng không nói được;2. da mặt và môi xanh tái;3. ho nghẹt thở;4. buồn nôn, nôn;5. tức ngực, đau ngực.6. sùi bọt mép.7. run hoặc co giật.8. mạch chậm, không đồng hoặc ngừng đập;9. thở chậm không đều hoặc ngừng thở.10. bất tỉnh.
    56
    Câu 56: Cách dự phòng sốc thuốc? 1. tự pha chế thuốc hoặc hiểu rõ thuốc sắp sử dụng;2. sử dụng lần đầu với một lượng nhỏ để thử phản ứng của cơ thể;3. bàn bạc về nguy cơ sốc thuốc với bạn cùng chích;4. tránh pha trộn heroin với bất kỳ loại thuốc nào khác.5. tránh tiêm chích một mình để người khác giúp đỡ khi có sự cố.6. giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, không dùng chất kích thích trước khi dùng ma túy ví dụ như rượu.7. dùng kim tiêm loại nhỏ để tránh đưa thuốc vào cơ thể quá nhanh.
    ads

  2. Có 2 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    Emgaisg (25-09-2016),kakalot (05-10-2013)

  3. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,923
    Cảm ơn
    1,942
    Được cảm ơn: 21,466 lần

    HIV - Ðịnh Nghĩa

    HIV - Ðịnh Nghĩa



    AIDS Bệnh liệt kháng/SIDA/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – viết tắt của tiếng Anh "Acquired Immunodeficiency Syndrom". Hiện chưa có vác-xin hay thuốc chữa trị.


    ANAL SEX Làm tình qua ngã hậu môn – khi dùng ngón tay hay đưa dương vật vào bêân trong hậu môn của nam hay nữ để tạo kích thích
    ANTI BODY Kháng thể – Chất do các tế bào của cơ thể sản xuất ra để chống lại sự xâm nhập của các chất lạ như nhiễm trùng chẳng hạn
    ANTI DISCRIMINATION Chống kỳ thị – Luật pháp bảo vệ con người khỏi sự kỳ thị do sự khác biệt về chủng tộc, giới tính, ...
    ANTI-VIRAL DRUG Thuốc chống siêu vi trùng
    ASYMPTOMATIC Không có triệu chứng – Khi một người bị nhiễm mà không có triệu chứng biểu hiện bên ngòai. Chính người này cũng không biết mình có bệnh
    BISEXUAL Lưỡng tính luyến ái – quan hệ luyến ái với cả nam và nữ
    BLEACH Dung dịch diệt trùng – dung dịch có thể tiêu diệt siêu vi và vi khuẩn. Dung dịch tiệt trùng có thể mua ở supermarket. Luôn luôn kiểm tra để đảm bảo rằng dung dịch tiệt trùng có chứa 5.25% chất sodium hypochlorite.
    BULK BILLING Người cung cấp dịch vụ gửi hóa đơn đến cơ quan nhà nước thanh tóan cho bạn - Chính phủ bảo trợ việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả người có thẻ Medicare.
    BREASTFEED Nuôi con bằng sữa mẹ
    CELL Tế bào – Ðơn vị cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Cơ thể có hàng triệu tế bào
    CELL NUCLEUS Nhân tế bào – chứa đựng thông tin về tế bào và điều khiển họat động tế bào
    COMBINATION THERAPY Chữa bệnh bằng cách kết hợp các liệu pháp – Kết hợp hai hay nhiều lọại thuốc chống siêu vi trùng cùng một lúc để chữa trị HIV/AIDS
    CONDOM Bao cao su – dùng để ngăn ngừa lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tránh thai
    CONFIDENTIALITY Sự riêng tư – luật lệ để ngăn ngừa nhân viên y tế, thông dịch viên kể lại điều họ biết về bệnh nhân cho người khác mà không được sự đồng ý của bệnh nhân
    CONTAGIOUS Truyền nhiễm – bệnh lây truyền từ người này sang người khác
    COUNSELLOR/COUNSELLING Cố vấn viên – nhân viên cố vấn chia sẻ lo lắng của thân chủ và giúp giải quyết vấn đề. Cố vấn viên tuân thủ các luật lệ về sự riêng tư và giữ kín. Có thể tìm các cố vấn viên ở tại những nơi như trung tâm y tế cộäng đồng (community health clinics), dịch vụ sức khỏe tâm thần (mental health services) và trung tâm kế họach hóa gia đình (Family Planning clinics).
    DAM Miếng chắn cao su – miếng bằng cao su dùng che bộ phận sinh dục nữ trong suốt lúc có quan hệ tình dục qua đường miệng.
    DEMENTIA Chứng mất trí – Mất trí nhớ hay thay đổi cá tính thường do tuổi già hay vào giai đọan phát triển của AIDS
    DIAGNOSIS Chẩn đóan bệnh – Bác sĩ quyết định lọai bệnh sau khi khám bệnh nhân
    DISCRIMINATION Sự kỳ thị – đối xử với một người nào đó KHÔNG công bằng bởi vì họ khác biệt như người di dân, phụ nữ, người nhiễm HIV/AIDS, người tàn tật. Tại Úc nhiều lọai kỳ thị trái với luật pháp
    DOSAGE Liều lượng thuốc
    DRUG RESISTANCE Tính đề kháng thuốc – Khi cơ thể trở nên lờn thuốc và thuốc không còn công hiệu nữa
    DRUG TRIAL Thử thuốc mới
    EPIDEMIC Bệnh dịch làm nhiều người mắc phải
    GAY Ðồng tính luyến ái nam – nam có quan hệ luyến ái với nam
    GENITALS Bộ phận sinh dục
    GONORRHOEA Bệnh lậu – Lây truyền qua đường tình dục. Dấu hiệu ở nam là giọt mủ ở đầu dương vật và thấy bỏng rát và đau khi tiểu tiện. Ở nữ đôi khi không phát hiện vì triệu chứng không rõ. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách dùng bao cao su hay chữa bằng thuốc kháng sinh
    HEPATITIS Viêm gan siêu vi – Lọai thông thường nhất là A, B và C. Có vác-xin cho A và B, nhưng chưa có cho C. Tuy nhiên, có một số thuốc giảm thiểu triệu chứng của viêm gan siêu vi C
    HETEROSEXUAL Dị tính luyến ái –quan hệ giữa hai người khác phái tức là nam với nữ
    HIV Siêu vi gây suy giảm miễn dịch ở người – viết tắt của tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus"
    PENETRATION Putting an erect penis into the mouth, anus or vagina.
    HIV POSITIVE HIV dương tính – có nghĩa là đã nhiễm HIV dựa theo kết quả dương tính của việc thử nghiệm. Thử nghiệm âm tính có nghĩa là siêu vi không có trong cơ thể lúc đó
    HOMOSEXUAL Ðồng tính luyến ái – xem thêm chữ "gay" và "lesbian"
    IMMUNE SYSTEM Hệ thống miễn nhiễm – hệ thống trong cơ thể đánh trả lại các bệnh tật và nhiễm trùng. HIV làm suy giảm hệ thống này đưa đến tình trạng cơ thể của người nhiễm HIV/AIDS không thể đánh trả sự tấn công của các bệnh
    INFECTION Sự nhiễm trùng – do siêu vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm.
    INFORMED CONSENT Sự đồng ý dựa trên hiểu biết – khi người bệnh đồng ý thử nghiệm hay chữa trị. Họ cần phải đồng ý và được cung cấp đầy đủ thông tin để tự quyết định trước khi chấp nhận thử nghiệm hay chữa trị
    INJECTING DRUG USER (IDU) Người chích ma túy
    LESBIAN Ðồng tính luyến ái nữ
    LUBRICANT Dầu bôi trơn – dùng để bôi trơn bao cao su để tránh rách do cọ sát
    MASTERBATION Thủ dâm – tự kích thích bộ phận sinh dục của chính mình hay của người khác
    MUCOSA Niêm mạc – lớp da đặc biệt bên trong dương vật, hậu môn và âm đạo.
    NEEDLE EXCHANGE Dịch vụ trao đổi kim và ống chích – nơi có thể lấy ống tiêm miễn phí
    ORAL SEX Làm tình qua đường miệng như dùng miệng và lưỡi hôn, liếm, hay ngậm bộ phận sinh dục của người khác hay hậu môn
    OPPORTUNISTIC INFECTION Sự nhiễm trùng xẩy ra khi có cơ hội thuận tiện – sự nhiễm xẩy ra nhanh hơn bởi vì hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu do HIV mà bình thường không ảnh hưởng đến người không nhiễm HIV/AIDS
    PENIS Dương vật
    PENETRATION Ðưa dương vật vào âm đạo hay hậu môn
    PERSON LIVING WITH HIV/AIDS Người có bệnh liệt kháng bởi vì nhiễm HIV và hệ thống miễn nhiễm bị suy giảm
    PERSON LIVING WITH HIV Người nhiễm HIV và có thể phát ra bệnh AIDS sau này
    PLACEBO Giả thuốc dùng để đánh giá sự khác biệt giữa chữa trị bằng thuốc hay chữa trị không dùng thuốc. Giả thuốc phần lớn là thuốc bổ dùng để tạo cho bệnh nhân cảm tưởng rằng họ đang dùng thuốc chữa trị
    PREVENTION Phòng ngừa – 'phòng bệnh hơn chữa bệnh'
    PROPHYLAXIS Thuốc chữa trị – thuốc dùng để ngăn ngừa một số bệnh phát triển
    RISK Nguy cơ – Hành vi tình dục có nguy cơ cao là hành vi gây ra hay mắc phải bệnh HIV/AIDS hay bệnh lây truyền qua đường tình dục
    SAFE SEX Quan hệ sinh lý không có nguy cơ lây bệnh hay mắc phải bệnh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
    SEMEN Tinh dịch – chất nhờn tiết ra từ dương vật khi có quan hệ sinh lý
    SEXUAL HEALTH quan hệ sinh lý sao cho tránh mắc phải bệnh, tránh có thai, không dùng bạo lực và tránh bị kỳ thị
    SEXUALLY TRANSMITTED DISEASE (STD) Bệnh lây truyền qua đường tình dục do khỏang 24 mầm bệnh gây ra, thường gặp nhất là: lậu, giang mai, mồng gà, trùng roi, hạ cam mềm, hột xòai, nấm Candida và HIV/AIDS
    SIDE EFFECT Phản ứng phụ do tác dụng của thuốc
    SOCIAL WORKER Nhân viên xã hội – người có bằng cấp chuyên môn và được huấn luyện đặc biệt để trao đổi với người khác về những điều họ quan tâm và giúp họ tìm giải pháp cho vấn đề đang gặp phải. Nhân viên xã hội tuân thủ các luật lệ về sự riêng tư và giữ kín.
    SYPHILIS Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục.
    TEST Xét nghiệm
    TRANSFUSION Nhận máu của người khác. Tất cả máu để truyền tại Úc đều được thử nghiệm HIV và viêm gan siêu vi C. Truyền máu được coi là an tòan tại Úc
    TRANSGENDER Nguời đổi giống – người sống như một thành viên của giới khác phái
    UNPROTECTED SEX Không dùng bao cao su dành cho đàn ông hay đàn bà trong quan hệ sinh lý. Có nguy cơ truyền bệnh HIV và viêm gan siêu vi C rất cao
    VACCINATION Yếu tố gây bệnh đã giảm độc tính, sau đó đưa vào cơ thể để tạo miễn dịch. Hình thức này như là việc chủ động phòng bệnh. Có Vác Xin chống lại viêm gan A và B. Chưa có Vác Xin cho viêm gan siêu vi C và HIV.
    VAGINA Aâm đạo – đường sinh dục trong của nữ, bắt đầu từ cửa mình đến cổ tử cung
    VAGINAL FLUID Chất nhờn ở âm hộ
    VIRAL LOAD Lượng siêu vi trùng tìm thấy trong người nhiễm HIV hay viêm gan siêu vi C
    VIRUS Siêu vi trùng
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 29-07-2013 lúc 12:47.

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'

    Hiểu đúng về HIV để tránh những nỗi 'lo hão'


    Vô tình bị chảy máu trong lần cạo râu ở tiệm 20 năm trước, anh Hoàng lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì nghĩ mình đã mắc HIV và lây cho người vợ yêu quý. Thế nhưng, sợ đối diện với sự thật, anh chưa bao giờ dám đi xét nghiệm mà chỉ âm thầm sợ hãi.

    Lo nhiễm HIV sau quan hệ tình dục không an toàn
    Tình tay ba, nguy cơ lây truyền HIV
    Hoang mang khi đọc kết quả xét nghiệm HIV

    Gần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Một số ít nhỏ phái nữ giới cũng có thắc mắc về vấn đề này. Trong đó có những người nguy cơ lây nhiễm cách đây vài chục năm, và mang nỗi ám ảnh suốt từ đó đến giờ chưa dám đi xét nghiệm, như trường hợp anh Hoàng ở trên.

    Cũng có rất nhiều người đàn ông đi quan hệ với gái mại dâm, lúc hành sự không may bị tuột bao cao su vào trong âm đạo, cũng có người đang quan hệ thì bao bị rách. Có người thì đã kịp thời sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm; nhưng có người không hiểu biết về vấn đề này đã làm mất cơ hội được tư vấn sớm, mất đi cơ hội được điều trị phơi nhiễm. Khi đọc được một số thông tin về căn bệnh HIV có biểu hiện giống mình, họ trở nên mất ăn mất ngủ. Có người sẵn sàng tìm đến các cô gái mà mình từng quan hệ để xin được đưa các cô đi xét nghiệm. Có người vợ tìm đến tư vấn xét nghiệm bởi chồng chị từng đi "giải quyết" ở bên ngoài sau đó về thú thật với vợ.

    Ảnh: Health.

    Trong hầu hết các trường hợp này, người hỏi hầu như không hiểu biết hoặc biết không đầy đủ về căn bệnh HIV/ AIDS. Vì thế, các lo lắng có lúc trở nên vô cớ, hoặc là "lo hão". Việc hiểu biết những điều cơ bản về HIV dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được tình trạng của mình nếu rơi vào tình huống có nguy cơ:


    HIV là gì?

    HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
    Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

    HIV sống ở đâu trong cơ thể con người:

    Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ “ngưỡng” để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

    Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ngưỡng” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

    HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

    Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:
    - Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút
    - Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.
    - A xít (pH<6), Bazơ (pH>10).
    Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.
    Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

    Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

    Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.

    HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

    Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

    Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

    Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

    AIDS là gì

    AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

    AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

    Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS

    - HIV là tên thường gọi của virus. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.
    - AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

    Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

    Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ). Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.

    Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.
    Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.

    Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

    Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

    Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

    Giai đoạn cận AIDS
    : Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

    Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

    Bác sĩ chuyên khoa Đỗ Thị Minh ĐứcChuyên gia tư vấn cao cấp
    Nguyên trưởng khoa khám bệnh,bệnh viện Giao thông Vận Tải

  5. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    ¶Vi¶Tieu¶Bao¶ (02-10-2013),songlanhlang (08-06-2015)

  6. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,923
    Cảm ơn
    1,942
    Được cảm ơn: 21,466 lần
    Bạn đã thực sự có những hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS?


    15/10/2013 - 12:00

    Chắc hẳn bạn cũng đã có những kiến thức nhất định về HIV/AIDS qua truyền hình, sách báo, mạng Internet... Tuy nhiên, vẫn có những thông tin bạn cần phải hiểu thật chính xác, để có thể phòng tránh và tư vấn cho người khác. Dưới đây là những gì bạn thường nghe thấy, và hãy xem nó có chính xác hay không nhé.

    Có HIV nghĩa là có AIDS?




    Sai lầm! HIV (Human immunodeficiency virus – virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là một loại virus phá huỷ tế bào CD4 (tế bào miễn dịch giúp chống lại bệnh tật). Nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể sống chung với HIV hàng năm, thậm chí hàng chục năm mà không tiến triển thành AIDS. Bệnh nhân chỉ được chẩn đoán AIDS (acquired immunodeficiency syndrome – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) khi mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch, hoặc số lượng tế bào CD4 giảm dưới 200.

    Không thể lây truyền HIV qua đường tiếp xúc thông thường



    Đúng như vậy. Bạn không thể nhiễm hay lây truyền HIV qua một cái ôm, sử dụng chung khăn tắm hay kính. Nhiễm HIV qua truyền máu là rất hiếm vì nguồn cấp máu ở Mỹ được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm hay sử dụng các dụng cụ chưa được khử trùng để xăm mình.

    Bạn chỉ có vài năm để sống khi bị nhiễm HIV/AIDS?



    Sai lầm! Sự thực là rất nhiều người sống chung với HIV hay AIDS trong nhiều thập kỷ. Họ có tuổi thọ tương đương với người bình thường. Chúng ta có thể phòng HIV tiến triển thành AIDS bằng việc đi khám sức khoẻ định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Thông qua các triệu chứng lâm sàng chúng ta có thể biết mình bị mắc HIV



    Sai lầm! Một số người không có bất kỳ dấu hiệu nào của HIV trong nhiều năm sau khi bị nhiễm. Nhiều người thì có biểu hiện trong 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm trùng. Những triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm hay bệnh tăng bạch cầu đơn nhân như sốt, mệt mỏi, nổi ban, đau họng... Chúng thường biến mất sau vài tuần và có thể sẽ không xuất hiện lại trong nhiều năm sau đó. Cách duy nhất để biết bạn có bị HIV không là đi xét nghiệm máu.

    HIV có thể chữa được



    Sai lầm! Không có cách nào chữa HIV nhưng việc điều trị có thể giữ nồng độ virus ở mức độ thấp và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của người bệnh. Một số loại thuốc can thiệp vào các protein mà HIV cần để copy, một số khác ngăn virus chèn gen của chúng vào các tế bào miễn dịch. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa tình trạng toàn thân, hệ miễn dịch và số lượng virus có trong cơ thể để quyết định khi nào sẽ bắt đầu điều trị.

    Bất kì ai cũng có thể mắc HIV



    Đúng như vậy. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 56.000 người mắc HIV và 18.000 người chết vì AIDS. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV từ đàn ông, phụ nữ, trẻ em cho tới những người đồng tính hay dị tính. Những người đàn ông quan hệ tình dục với nam giới chiếm hơn một nửa (53%) trong số các ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Phụ nữ chiếm 27% các ca nhiễm mới, và ở trẻ em là 13%. Người Mỹ gốc Phi chiếm gần một nửa số ca nhiễm HIV mới mỗi năm.

    Không cần chú ý đến tình dục an toàn khi cả hai đều đã bị nhiễm HIV



    Sai lầm! Bạn và bạn tình đều bị nhiễm HIV không có nghĩa là hai người có thể quan hệ tình dục thoải mái. Sử dụng bao cao su hoặc các dụng cụ latex khác có thể giúp bạn phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng như các chủng khác của HIV vì chúng có thể kháng lại thuốc điều trị HIV. Bởi ngay cả khi bạn đang được điều trị HIV ổn định thì bạn vẫn có thể mắc các bệnh khác.

    Bạn vẫn có thể sinh con khi “HIV dương tính”



    Đúng như vậy. Sự thật là những bà mẹ nhiễm HIV có thể truyền loại virus này sang cho con trong quá trình mang thai hay khi sinh con. Tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho các bé bằng cách tới gặp bác sĩ để nhận tư vấn, có được chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và để bảo vệ em bé của họ khỏi virus.

    Bạn không thể tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng khác có liên quan tới HIV



    Sai lầm! Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, người nhiễm HIV có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, lao phổi, nhiễm nấm candida, cytomegalovirus và toxoplasma. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ là sử dụng thuốc điều trị HIV. Một vài bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được bằng thuốc. Bạn có thể giảm phơi nhiễm với các mầm bệnh bằng cách tránh ăn các loại thịt chưa nấu chin, thịt hộp, và nước nhiễm bẩn.

    Không có bảo hiểm bạn không thể có thuốc chữa bệnh



    Sai lầm! Có rất nhiều chương trình của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và một vài công ty dược phẩm hỗ trợ chi phí thuốc chữa HIV/AIDS. Nhưng lưu ý: những loại thuốc “cocktail” này có thể có giá lên đến 15.000$/năm. Vì vậy hãy nói với các tổ chức phòng chống HIV/AIDS ở địa phương bạn để có trợ giúp về tài chính.

  7. Có 2 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    livelook (29-10-2013),songlanhlang (08-06-2015)

  8. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Một số kiến thức cơ bản phổ thông về hiv/aids

    HIV gây bệnh AIDS như thế nào ?
    Vietsciences- Võ Văn Lượng 04/11/2007
    Những bài cùng tác giả

    Đặc điểm của bệnh do nhiễm HIV nếu không được điều trị là chức năng miễn dịch bị hủy họai dần dần . Đáng chú ý nhất là các tb CD4+ T bị bất họat và phá hủy trong thời gian nhiễm virus . Các tb này đóng vai trò trung tâm trong đáp ứng miễn dịch , thông báo cho các tế bào khác của hệ miễn dịch thực hiện các chức năng qui định .
    Trên một ngừơi bình thường , khỏe mạnh có khỏang 800-1000 tế bào (tb) CD4+T /cc máu . Trong suốt diễn biến nhiễm HIV nếu không được điều trị , thì số lượng tb này sẽ giảm theo thời gian . Khi số lượng tb CD4+T giảm xuống dưới 200/cc , người nhiễm rất dễ mắc các nhiễm trùng cơ hội , và ung thư - là những biểu hiện tiêu biểu cho giai đọan cuối của bệnh - giai đọan AIDS .
    Đa số các nghiên cứu đều cho rằng HIV là nguyên nhân của AIDS vì trực tiếp gây chết cho tb CD4+T hoặc làm ngăn trở chức năng bình thừơng của những tb này , hoặc kích phát những biến cố khác làm suy giảm chức năng miễn dịch của người nhiễm . Chẳng hạn , hệ thống các phân tử gởi tín hiệu bình thường vốn có tác dụng điều hòa đáp ứng miễn dịch , sẽ bị hủy họai khi bị nhiễm HIV , làm cho ngừơi nhiễm không còn khả năng chống trả các nhiễm trùng khác . Sự phá hủy hạch lymphô và các cơ quan sinh miễn dịch có liên quan khác qua trung gian HIV là yếu tố quan trọng làm suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân AIDS . Hiệu quả của các thuốc chống virus đánh vào chu trình phát triển của HIV đã khẳng định vai trò áp chế miễn dịch của HIV : khi chu trình sao chép của HIV bị gián đọan do tác dụng của thúôc , số lượng tb CD4+T và chức năng miễn dịch được bảo tồn và các triệu chứng lâm sàng chậm xuất hiện .
    Việc phát triển và tìm ra các nhóm thuốc và vaccin có hiệu qủa chống lại HIV và AIDS phụ thuộc vào trình độ hiểu biết cụ thể về HIV cũng như cách mà virus này gây bệnh AIDS . Bài viêt này nhằm nêu ra một số nét về các cơ chế bệnh sinh cũng như các biến cố xảy ra từ lúc nhiễm HIV đến khi chuyển sang giai đọan AIDS.

    HIV là 1 RETROVIRUS

    HIV là các RNA virus thuộc lớp retrovirus , khi sao chép chúng phải chuyển ngược thành DNA . Khác với các virus khác , HIV và các retrovirus khác một khi xâm nhập vào tb đích , sẽ sử dụng men sao chép ngựơc ( reverse transcriptase = RT ) để chuyển RNA của chúng thành DNA gắn kết vào bộ gene của túc chủ ; rồi từ chính DNA virus mới tiến hành sao chép ra các m RNA và RNA bộ gene .
    Là virus chậm

    CẤU TRÚC

    HIV nằm trong nhóm phụ lentivirus ( virus chậm ). Đặc điểm của Lentivirus là diễn biến từ khi bị nhiễm cho đến khi bắt đầu triệu chứng trải qua 1 thời gian dài . Ngòai con người , các lentiviruses còn gây nhiễm cho nhiều động vật khác . Ví dụ feline immunodeficiency virus (FIV) gây nhiễm cho mèo và simian immunodeficiency virus (SIV) gây nhiễm cho khỉ và những lòai linh trưởng khác ( trừ con người ) . Tương tự HIV ở người , những virus trên chủ yếu tác động vào các tb hệ miễn dịch , dẫn đến suy giảm miễn dịch và gây nên các triệu chứng giống như AIDS . Nhóm virus chậm này cùng với các túc chủ của chúng là nguồn cung cấp các mô hình thí nghiệm dù chưa hòan chỉnh giúp tìm hiểu tiến trình HIV gây bệnh ở người .
    Vỏ bọc virus

    HIV có hình cầu với đường kính 1/10.000 mm . Lớp áo ngòai gọi là vỏ bọc virus , gồm có 2 lớp phân tử lipid , vốn đi từ màng của tb túc chủ là nơi mà các virus mới thành hình dưới dạng vi hạt nhú ra ( hình 2 và 3 ) . Các nghiên cứu mới đây cho biết HIV có thể chui vào và chui ra qua những vùng rất đặc biệt nằm trên màng tb gọi là các bè lipid ( lipid rafts ) . Những bè này đều có hàm lượng cao cholesterol và glycolipid , và có thể đây là 1 cái đích mới để nghiên cứu những thúôc có tác dụng không cho virus xâm nhập vào tb (hình 1).
    Hình 1


    Bao quanh lớp vỏ bọc virus là các protein có nguồn gốc từ tb túc chủ ( host cell) , và cắm vào lớp này là các “ gai “ ( spikes ) phức hợp protein HIV ( khỏang 72 gai) có nguồn gốc từ virus . Phức hợp protein này , Env , bao gồm 1 bộ phận đóng vai trò như cái mũ với 3 phân tử ( trimer) là gp 120 ( glycoprotein ) và 1 cuống là gp41 cũng gồm 3 phân tử để cắm cấu trúc “ gai “ này vào vỏ bọc virus . Phần lớn các nghiên cứu nhằm phát triển 1 vaccin chống HIV đều tập trung vào các protein vỏ bọc này .

    Hình 2


    Trong quá trình nẩy chồi ( budding ) , virus có thể gắn kết một số protein từ tb túc chủ , có nguồn gốc từ màng tb túc chủ vào lớp lipoprotein của vỏ bọc ví dụ như protein HLA lớp 1 và 2 hoặc các protein kết dán ( bám dính ) như ICAM-1 làm cho virus dễ bám dính vào các tb đích khác ( hình 2) .
    Phần lõi
    Nằm phía trong vỏ của các vi hạt HIV chín là phần lõi hoặc capsid có hình viên đạn , chứa khỏang 2000 copies protein p24 của virus . Bên trong capsid có 2 chuỗi RNA đơn , mỗi chuỗi chứa 1 copie gồm 9 gene của virus . 3 trong số những gene này , gag , env , và pol , chứa các thông tin cần thiết để tạo ra các protein cấu trúc cho các vi hạt virus mới . Lấy ví dụ , gene Env sẽ mã hóa cho protein gp 160 , protein này sẽ đựơc 1 enzyme của virus chia nhỏ ra làm gp120 và gp41 , là các thành phần của kháng nguyên Env ( hình 3) .

    Hình 3


    6 gene giữ chức năng điều hòa : tat, rev, nef, vif, vpr, và vpu, có chứa các thông tin cần thiết để tạo ra các protein điều khiển khả năng gây nhiễm của HIV cho 1 tb , sao chép virus , hoặc gây thành bệnh . Chẳng hạn , protein do gene nef mã hóa , dường như cần thiết để cho virus sao chép hữu hiệu , và protein do gene vpu mã hóa tác động đến sự phóng thích các vi hạt virus mới từ các tb bị nhiễm . Đối với gene Vif , gần đây , các nhà nghiên cứu phát hiện rằng 1 protein do gene Vif mã hóa tương tác với protein APOBEC3G ("apolipoprotein B mRNA editing enzymeyme catalytic polypeptide-like 3G") nằm trong tb túc chủ vốn giữ nhiệm vụ phòng vệ chống lại virus . Khi Vif gắn với APOBEC3G , làm cho tb mất tác dụng chống virus , và khiến cho khả năng sao chép của virus tăng lên . Khi thiếu gene Vif , tương tác này không còn , APOBEC3G làm cho quá trình sao chép ngược không thực hiện được . Tương tác này có thể sẽ là 1 đích mới cho những thứôc kháng virus ( hình 4) .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 4



    A: Trong trường hợp nhiễm HIV kiểu hoang dại : gene Vif gắn kết vào APOBEC3G khiến cho chất này không kết hợp vào các virus mới thành hình , các virion này tự do xâm nhập tb đích khác và tiếp tục sự tăng sinh ra các virion mới .
    B: Các phân lập HIV bị cắt đọan gene Vif ( Δ vif HIV ) cho nên không ức chế APOBEC3G nội bào , vì thế chất này kết hợp với các virus mới và ngăn trở quá trình sao chép ngược trong tế bào đích .

    Nằm ở 2 đầu tận của bộ gene HIV là LTR (long terminal repeat = đọan lập lại dài ở đầu mút ) , phần sẽ nối với DNA tb của tb túc chủ . LTR không có chức năng mã hóa protein cho virus . Còn các gene khác và các sản phẩm của chúng được trình bày theo hình dưới đây ( hình 5) .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 5


    Phần lõi của HIV còn có p7 là 1 protein nằm trong capsid của HIV . Có 3 enzyme tham gia vào công đọan cuối trong vòng đời virus : reverse transcriptase, integrase, protease. Còn 1 protein của khung HIV nữa là p17 nằm giữa phần lõi và phần vỏ .
    ĐỘNG HỌC SAO CHÉP CỦA HIV

    Nói chung có thể chia động học về sự sao chép của HIV-1 ra làm 2 giai đoạn khác nhau . Giai đọan đầu tính từ lúc mới bị lây nhiễm cho đến điểm cân bằng . Trong đa số các trừơng hợp , vào giai đọan đầu , lưu thông trong máu chỉ có những chủng M-tropic có hứơng tính với đại thực bào , có đặc điểm không tạo thành hợp bào ( non-syncytium inducing =NSI) . Giai đọan 2 là giai đọan virus có độc lực mạnh hơn nhưng tốc độ sao chép của virus giảm . Chiếm ưu thế trong giai đọan 2 là các chủng virus có hướng tính tb T ( T-tropic ) , dẫn dụ sự thành lập hợp bào ( syncytium-inducing = SI) , là virus chỉ gây nhiễm cho tb CD4+ T và các tb lymphô bậc 1 (primary) nhưng không gây nhiễm cho các đại thực bào . Trong phần lớn các tình huống , diễn biến giữa các giai đoạn nhiễm HIV và AIDS trùng hợp với 2 giai đọan sao chép của HIV và hứơng tính (tropism) của các lọai tb trên bản thân người nhiễm ( xem bảng) .
    Tương quan trạng thái bệnh [1]
    Giai đọan 1 Giai đọan 2
    Hướng tính tb Ưa tb M Ưa tb T
    Đặc điểm của hợp bào Không dẫn dụ thành lập hợp bào Dẫn dụ thành lập hợp bào
    Tình trạng liên quan đến bệnh HIV-1 AIDS*
    Đồng thụ thể CCR5 CXCR4
    Những đặc trưng bổ sung Liên quan đến cách lây truyền và sơ nhiễm Độc tính cao hơn , giết tb CD4+T nhanh hơn

    Hình 6

    Phần sau sẽ trình bày các bước tương tác giữa virion và tb . Sự tương tác này bao gồm nhiều giai đọan : virus xâm nhập tb , men sao chép ngựơc chuyển đổi RNA thành DNAvirus , sự tích hợp của DNAvirus vào nhân tb túc chủ và sự tổng họp các RNA và protein virus ( hình 6) .
    HIV chui vào tb
    Các phân tử gp 120 của HIV sẽ gắn vào thụ thể CD4 nằm trên bề mặt tb có mang phân tử CD4 ( cluster designation ) . Quá trình gắn kết được trình bày như sau :
    Khi gp 120 gắn kết vào CD4 , thì phân tử gp120 cũng đồng thời gắn vào 1 phân tử thứ 2 gọi là đồng thụ thể ( co-receptor ) nằm trên bề mặt tb túc chủ ( hình 7, 8) . Sau đó vỏ bọc của virus hòa với màng tb túc chủ tạo điều kiện cho phép virus chui vào bên trong tb . gp41 của vỏ bọc virus có vai trò quyết định trong quá trình hòa hợp màng này .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 7


    Tùy theo hứơng tính của virus , sự xâm nhập của virus vào tb cần đến các đồng thụ thể khác nhau . Có 2 nhóm đồng thụ thể : nhóm CXC (từ CXCR1 đến CXCR5) và nhóm CC (từ CCR1 đến CCR9). Trong giai đoạn 1 các virus ưa tb M cần có đồng thụ thể CCR5 và các virus ưa tb T cần đến đồng thụ thể CXCR4 ở giai đọan 2 .Virus sử dụng CCR5 đựơc gọi là R5 HIV , còn virus sử dụng CXCR4 được gọi là X4 HIV.
    Hình 8


    3 bước chính khi HIV xâm nhập tế bào[2]
    Hiện nay , người ta đang nghiên cứu để phát triển nhóm thuốc úc chế sự hòa hợp màng ( fusion inhibitors ) tức là ngăn trở không cho virus gắn kết hoặc không cho tiến trình hòa hợp màng xảy ra . Cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận cho sử dụng trên người nhiễm HIV 1 lọai thúôc trong nhóm gọi là là T20 ( Enfuvirtide ) , với tên thương mại là Fuzeon ) ( hình 9) .
    Hình 9


    Một hướng khác nhắm đến chất có tác dụng ngăn trở các đồng thụ thể ( như SDF-1, CC-chemokines ) hiện đang có triển vọng lớn vì có khả năng đóng vai trò chất sát trùng rất mạnh , có thể dùng dưới dạng gel hoặc kem để ngăn ngừa sự lây truyền HIV ( hình 10) .


    Hình 10
    Vai trò của các đồng thụ thể CXCR4 và CCR5 và các ligand trên sự gắn kết và xâm nhập tb đích CD4+ của các chủng X4 (A) và R5 (B) . Các ligand có thể ngăn trở không cho biến cố này xảy ra . Ligand cho CXCR4 là yếu tố đi từ tb cơ chất ( stromal cell–derived factor = (SDF-1); ligand cho CCR5 là RANTES , MIP-1α, và MIP-1β.

    Mặc dù tb CD4+T dường như là đích tấn công chính của HIV , nhưng những tb khác của hệ thống miễn dịch cũng bị nhiễm dù trên bề mặt có các phân tử CD4 hay không . Trong số này có các tb "sống lâu" như bạch cầu đơn nhân ( monocytes ) và đại thực bào ( macrophage ) , là những tb đóng vai trò ổ dự trữ cho phép 1 số lựơng lớn virus trú ẩn để không bị tiêu diệt . Tb CD4+ T cũng là ổ dự trữ quan trọng cho HIV ; một tỉ lệ nhỏ tb CD4+T chứa chấp HIV dưới dạng không họat động , nhưng bền vững ( stable ) . Các tiến trình miễn dịch bình thường có thể họat hóa các tb CD4 ngủ yên nói trên , để đưa ra những lứa virion HIV mới ( xem hình 18 ) . HIV có thể nhảy từ tế bào bị nhiễm qua cầu nối là CD4 làm cho chưa bị nhiễm khi tb bị nhiễm hòa màng với tb nhiễm .
    Sao chép ngược


    Khi vào trong bào tương của tb túc chủ , enzyme reverse transcriptase của HIV sẽ chuyển đổi RNA virus thành DNA. Hiện nay , tại Mỹ , FDA chấp thuận 15 trong số 26 thuốc điều trị chống HIV tác động trên giai đọan này của vòng đời virus .
    Tích hợp (Integration)


    HIV DNA vừa hình thành sẽ di chuyển vào nhân của tb túc chủ , tại đây nó sẽ đựơc HIV integrase ghép vào DNA của túc chủ . Khi HIV DNA ghép vào DNA của tb túc chủ , nó sẽ đựơc gọi là 1 provirus .
    Sao chép (Transcription)


    Để cho 1 provirus sản xuất đựơc các virus mới , phải sản xuất các copies RNA để cho bộ máy sản xuất protein của tb túc chủ đọc được . Những copies RNA này là RNA thông tin ( mRNA ) , và sự sản xuất mRNA đựơc gọi là sự sao mã ; quá trình sao mã cần đến các enzyme của tb túc chủ . Các gene của virus với sự tiếp tay của bộ máy tb túc chủ sẽ điều khiển tiến trình này ; ví dụ như gene tat ( transcriptional activator = p14 ) giữ vai trò mã hóa 1 protein có tác dụng đẩy nhanh sự sao chép . RNA bộ gene ( genomic RNA ) cũng đựơc sao chép để sau này gắn vào virion nhú ra ngòai màng tb túc chủ ( hình 11 ) .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 11


    Cytokines , là những protein tham gia vào việc điều hành bình thường các đáp ứng miễn dịch , cũng tham gia điều chỉnh sự sao chép . Nồng độ các phân tử như TNF-alpha = tumor necrosis factor -alpha ) và Interleukin -6 , do các tb người nhiễm HIV sản xuất , tăng lên cũng góp phần làm kích thích hoạt tính của các provirus HIV . Các nhiễm trùng khác , như trực khuẫn lao Mycobacterium tuberculosis cũng có thể đẩy mạnh sự sao chép khi dẫn dụ các tb tiết ra cytokines .
    Dịch mã (Translation)


    Sau khi được xử lý trong nhân tb túc chủ , nRNA HIV được vận chuyển vào bào tương . Các protein HIV đóng vai trò quyết định trong tiến trình này ; lấy ví dụ , 1 protein do gene rev ( regulator of viral gene expression = p19 ) mã hóa cho phép mRNA giữ vai trò mã hóa các protein cấu trúc được vận chuyển từ nhân ra ngoài bào tương . Không có protein rev, thì không có các protein cấu trúc . Trong bào tương , bằng cách sử dụng mRNA như cái khuôn ( template ) , virus bắt tay với bộ máy chế tạo protein của tb túc chủ - kể cả các thể ribosome - để tạo ra những chuỗi dài các protein virus và enzyme . Tiến trình này được gọi là sự dịch mã ( translation ) .

    Lắp ráp ( assembly ) và nẩy chồi ( budding)


    Các protein lõi HIV , enzyme , và RNA bộ gene vừa được sản xuất , tất cả đều tập trung bên trong tb túc chủ và sau đó thành hình 1 vi hạt vi rut dạng còn non , chưa chín ( immature ) , được bọc bởi 1 vỏ bọc vốn là các protein lấy từ màng tb , nhú ra khỏi màng tb để tách chồi .
    Sự lắp ráp 1 virus mới xảy ra trên bề mặt của tb ký chủ . Virion được hình thành từ 3 loại protein . Đó là phức hợp protein màng ( Gp120 và Gp41 – vốn đi từ Gp160 ) cọng với 2 protein bên trong đã có sẵn là Gag polyprotein và Gag/Pol polyprotein ( polyprotein sau là do sự chuyển dịch của khung ( frame shift) cho phép ribosome tiếp tục dịch mã từ gene Gag sang gene Pol ) ( hình 12) .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 12

    Những protein này tập trung trên màng tb và sau đó màng tb tách rời ra ở những chỗ có tập trung . Protein tiền chất ( precursor) bên trong lớn hơn ( Gag-Pol) kéo 2 chuỗi của chuỗi RNA dương vào bên trong virion mới hình thành và men Protease ( một phần của protein Gag-Pol ) tự thoát ra ngoài . Protease hoàn tất qúa trình tách đôi cặp Gag-Pol để giải phóng những enzyme khác ( (reverse transcriptase, integrase và thêm nhiều protease khác ) . Protease cũng tách đôi phần còn lại của Gag-Pol và phần Gag nhỏ hơn thành những Protein cấu trúc . Các protein còn lại như p24 , p7 và p6 tạo nên 1 lõi hình viên đạn trong khi p24 thì nằm sát dứơi lớp màng tb.
    Vào giai đoạn này , phần lõi của virus vẫn chưa chín cho nên virus chưa có khả năng gây nhiễm . Phần lõi chưa chín của virus còn chứa các protein và enzyme ở dưới dạng chuỗi dài , giờ đây mới được 1 enzyme của virus là protease cắt thành các đoạn nhỏ. Sau bước này , virus mới có khả năng lây nhiễm cho các tb đích khác . Các thuốc thuộc nhóm ức chế Protease can thiệp vào bước này trong vòng đời của virus . FDA đã chuẩn nhận 8 thuốc trong nhóm này - saquinavir, ritonavir, indinavir, amprenavir, nelfinavir, fosamprenavir, atazanavir, và lopinavir được đưa ra thị trường ở Mỹ . Gần đây , người ta tìm cách phát triển 1 thuốc ức chế HIV chỉ nhắm duy nhất vào bước chót này trong quá trình thuần thục ( maturation ) virus trong vòng đời của virus .
    Mới đây , các nhà nghiên cứu lại phát hiện rằng việc tách chồi của virus ra khỏi màng tb túc chủ còn phức tạp hơn là người ta nghĩ . Protein Gag (group-antigen ) của HIV gắn kết vào các phân tử của tb đã điều khiển sự tích tụ các thành phần của HIV vào những thể có nhiều túi nhỏ ( multivesicular bodies ) nằm bên trong tb ; những túi nhỏ này giữ nhiệm vụ mang protein ra khỏi tb . Đây coi như là cách mà HIV buộc bộ máy và các cơ chế bình thường của tb “ cỏng “ chúng ra khỏi tb . Sự khám phá lộ trình nẩy chồi này đã mở ra rất nhiều điểm đầy tiềm năng có thể can thiệp vào chu trình sao chép của virus .
    Lây truyền HIV
    Trên người lớn , HIV lây truyền thường xuyên nhất qua quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm . Trong khi giao hợp , virus xâm nhập vào cơ thể qua màng niêm âm đạo , âm hộ , dương vật , hoặc trực tràng , hoặc hiếm hoi hơn qua miệng và có thể đường tiêu hóa trên qua tình dục miệng . Xác suất lây truyền cao hơn nếu có những yếu tố làm thương tổn lớp biểu mô này , nhất là khi có các bệnh lây qua đường tình dục làm loét hoặc viêm các cơ quan này .
    Các nghiên cứu gợi ý rằng chính các tb thuộc nhóm tb tua ( DC = dendritic cell ) của hệ thống miễn dịch , vốn nằm dưới niêm mạc , mở đầu cho tiến trình gây nhiễm sau phơi nhiễm do giao hợp bằng cách gắn kết với virus tại nơi nhiễm , mang virus đến các hạch lymphô , tại đây virus sẽ lây nhiễm sang các tb khác của hệ thống miễn dịch ( hình 13) . Tiến trình lây truyền này phụ thuộc chủ yếu vào DC-SIGN (DC-Specific ICAM-3-[3]Grabbing Nonintegrin) , là 1 phân tử nằm trên bề mặt các tb tua .
    Hình 13



    HIV cũng có thể được lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm , chủ yếu qua bơm kim tiêm bị vấy nhiễm một số lượng nhỏ máu có chứa virus . Ngày nay , nguy cơ bị nhiễm HIV từ truyền máu và các chế phẩm của máu ( yếu tố đông máu , huyết tưong ) rất ít gặp bởi vì đa số các labô truyền máu đều phải thực hành chặt chẽ các qui định an tòan truyền máu .
    HIV cũng có thể được lây truyền từ mẹ HIV+ sang con trứơc , trong khi sanh , và khi cho con bú . Nếu không được điều trị , khỏang 15-30% trẻ có mẹ HIV+ sẽ bị nhiễm HIV trong thai kỳ và khi tống thai . Nếu cho bú bằng sữa mẹ , sẽ có thêm 5-20% trẻ bị nhiễm [4]. Năm 2005 , có khỏang 700.000 trẻ em dưới 15 tuổi ( trong đó 90% xảy ra ở châu Phi) bị nhiễm HIV , chủ yếu là do lây truyền từ mẹ sang con .
    Vào năm 1994 , các nhà nghiên cứu chứng minh rằng thúôc AZT ( zidovudine ) có thể làm giảm 2/3 nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con
    Theo Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) , phác đồ khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con là phác đồ kết hợp AZT cọng với Nevirapine liều duy nhất . Thai phụ bắt đầu uống AZT khi thai kỳ 28 tuần . Khi chuyển dạ , sẽ uống thêm AZT và Lamivudine ( 3TC ) , cùng với 1 liều duy nhất Nevirapine . Còn đứa bé , ngay sau khi sinh cũng úông 1 liều Nevirapine duy nhất , sau đó uống thêm AZT trong 7 ngày . Bà mẹ cũng tiếp tục liệu trình AZT và 3TC trong 7 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng gây kháng thúôc . Bằng liệu trình này , nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã giảm rất nhiều tại các nứơc đang phát triển . Tuy nhiên , vẫn còn nguy cơ lây truyền qua sữa mẹ khi cho con bú . Tại châu Phi , có khỏang 1/3 đến ½ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV là do bú sữa mẹ . [5]
    NHỮNG BIẾN CỐ SỚM XẢY RA KHI NHIỄM HIV

    Một khi xâm nhập vào cơ thể , HIV gây nhiễm cho tb CD4+ và sao chép nhanh chóng . Trong giai đọan sơ nhiễm này , trong máu có chứa rất nhiều vi hạt virus phát tán ra khắp cơ thể, phát tán vào nhiều phủ tạng , nhất là các cơ quan có tb lymphô ( lymphoid organs) . Sau khi phơi nhiễm với virus từ 2 đến 4 tuần , khỏang 70% người nhiễm HIV sẽ bị những triệu chứng giống như cúm đó là do tình trạng nhiễm trùng cấp tính . Trên những người này , hệ thống miễn dịch đang chống trả với virus qua nhóm tb T sát thủ ( T killer) tức là tb CD8+ T và các kháng thể do tb B sản xuất . Đáp ứng này làm cho số lượng virus tụt xuống nhanh . Đồng thời , số lựơng tb CD4+T có thể phục hồi một phần thậm chí có khi bằng với mức ban đầu . Sau giai đọan sơ nhiễm , người nhiễm chuyển sang giai đọan không triệu chứng kéo dài trong nhiều năm , nhưng trong máu và các dịch cơ thể luôn luôn tồn tại virus bởi vì HIV được “cấy “ vào mô lymphô trong giai đọan cấp vẫn tiếp tục sao chép ( hình 14 ) .
    Có 1 đặc điểm làm cho HIV độc đáo là mặc dù với những đáp ứng mạnh mẻ của hệ thống miễn dịch của người nhiễm , bình thừơng vốn đủ sức lọai bỏ hầu hết các tác nhân virus gây bệnh , nhưng khi nhiễm HIV bao giờ cũng có 1 số lượng virus trốn thóat . Lý do : HIV là virus RNA nên trong quá trình sao chép tần số đột biến rất cao . Ngay cả khi virus không đột biến để né tránh hệ thống miễn dịch , thì những tb miễn dịch tham gia cuộc chiến chống lại HIV – nhóm các tb CD8+T sát thủ có chức năng nhận mặt HIV - cũng có thể bị kiệt quệ hoặc suy giảm chức năng .
    Ngòai ra , ngay từ đầu quá trình nhiễm HIV , các tb CD4+T chuyên biệt cho HIV có thể không còn giữ đựơc các đáp ứng làm giảm sự sao chép virus . Những đáp ứng như thế bao gồm sự sản xuất Interferon , các yếu tố kháng virus khác và sự phối hợp họat động của tb CD8+T .
    Cuối cùng , virus có thể trốn trong bộ gene của tb bị nhiễm làm cho hệ thống miễn dịch không phát hiện được . Những tb bị nhiễm có chứa virus này có thể coi như là những ổ dự trữ virus tiềm tàng . Chúng ta biết rằng các thúôc chống virus chỉ tác động trên các virus đang sao chép , cho nên sẽ không có tác dụng gì đến nhóm DNA virus ( provirus ) đang nằm im , lẫn trốn sâu trong bộ gene của tb . Hiện nay đang có nhiều nỗ lực nghiên cứu các chiến lựơc mới tìm cách “ tẩy “ các ổ chứa tiềm tàng HIV này .

    DIỄN BIẾN HIV

    Theo các nghiên cứu dịch tễ học lớn tiến hành tại các nứơc Tây Âu , thời gian trung vị ( median ) là 8-10 năm tính từ lúc bị nhiễm HIV cho tới khi xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến AIDS nếu không đựơc điều trị bằng liệu trình kháng retrovirus ( ART ) ( hình 14 và 15 ) . Tuy nhiên , các nhà nghiên cứu nhận thấy diễn tiến của bệnh cũng giao động khá nhiều . Có khỏang 10% ngừơi nhiễm HIV chuyển sang giai đọan AIDS trong vòng 2-3 năm sau khi nhiễm , và khỏang 5% lại có số lựơng CD4+T ổn định và không có triệu chứng sau 12 năm hoặc thậm chí nhiều hơn nữa .Tốc độ và mức độ trầm trọng của diễn biến bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác , sự khác biệt di truyền giữa các cá thể , độc lực của từng chủng virus và sự đồng nhiễm với các vi khuẩn khác . Những thúôc điều trị nhiễm trùng cơ hội ( như viêm phổi do Pneumocystic carinii , do nhiễm Cytomegalovirus , do nấm… ) có khả năng cải thiện và kéo dài cuộc sống của ngừơi nhiễm HIV .
    Hình 14


    Diễn biến điển hình của người nhiễm HIV ( A Fauci et al: Ann Intern Med 124:654, 1996.)

    Hình 15

    Các đồng thụ thể HIV và diễn tiến của bệnh

    90 % các trường hợp nhiễm HIV-1 có liên quan đến chủng ưa đại thực bào ( M-tropic hoặc R5-tropic ) . Để xâm nhập và gây nhiễm cho tb đích , ngòai thụ thể CD4+ , HIV còn sử dụng một số đồng thụ thể ( coreceptor ) nằm trên bề mặt trong đó đáng chú ý nhất là CCR5 và CXCR4 ( xem hình 16 ) .
    Hình 16

    Khi gene mã hóa đồng thụ thể CCR5 bị đột biến khuyết đi ( deletion ) một số cặp base sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của tb T . Khuyết đọan 32 bp trên gene CCR5 sẽ làm cho sản phẩm protein bị cắt đọan và mất họat tính ; nếu khuyết đọan này là đồng hợp tử , thì số lượng đồng thụ thể trên bề mặt tb đích hầu như không có ; nếu khuyết đọan này ở dạng dị hợp tử , thì nồng độ các thụ thể chỉ còn 20-30% . Kết quả là các cá thể bị khuyết đọan đồng hợp tử sẽ được bảo vệ không bị nhiễm khi phơi nhiễm với HIV chủng M-tropic , còn với các cá thể dạng dị hợp tử thời gian chuyển sang giai đọan AIDS sẽ chậm đi 2-3 năm . Điểm khá thú vị là 10-20% người gốc Caucasian , nhất là những người có nguồn gốc Bắc Âu có allele CCR5 delta 32 này , còn người châu Phi và châu Á hầu như không gặp . Có nhiều giả thuyết cho rằng đây là biến dị di truyền ( thời điểm xuất hiện khỏang năm 1300 ) có tác dụng bảo vệ chống lại các virus bệnh đậu mùa , dịch hạch hòanh hành tại châu Âu thời trung cổ .
    Một số tác giả còn cho rằng diễn tiến nhanh hay chậm sang AIDS còn phụ thuộc vào sự dẫn dụ thành lập các hợp bào ( syncitia ) của sự chuểyn đổi chủng virus tấn công vào tb CD4+T như dưới đây :

    Hình SEQ Hình_ \* ARABIC 17


    Sinh bệnh học nhiễm HIV theo thời gian . Thông thừơng virus ở ngừơi mang không triệu chứng ( asymptomatic carriers= AC ) sao chép chậm và tốc độ sản xuất cũng chậm ( chậm /thấp ) . Ngược lại HIV ở giai đọan AIDS sao chép nhanh và tốc độ sao chép cao ( nhanh /cao ) . Nhóm virus đầu thừơng thuộc nhóm không dẫn dụ sự thành lập hợp bào ( non-syncytium-inducing= (NSI) và sử dụng CCR5 làm đồng thụ thể ( R5 HIV ) , còn nhóm sau thuộc nhóm dẫn dụ thành lập hợp bào ( syncytium-inducing = SI) và sử dụng CXCR4 làm đồng thụ thể ( HIV X4 ) . Có khỏang 50% người nhiễm chuyển sang AIDS không phải do chuyển từ virus R5 sang X4 . Khỏang 10% ngừơi nhiễm chuyển sang AIDS rất nhanh , và 1 số ít thuộc dạng không tiến triển dài hạn( long-term nonprogressors = (LTNP)[6]

    Tải lượng virus và diễn tiến của bệnh


    Nhiều nghiên cứu cho thấy số lượng HIV trong máu cao tương quan thuận với nguy cơ bị các triệu chứng có liên quan đến AIDS hoặc chết . Theo báo cáo của MACS ( Multicenter AIDS Cohort Study ) , Mỹ , cho thấy rằng nồng độ của HIV trong huyết tương người nhiễm không điều trị ở điểm cân bằng ( setpoint ) vào thời điểm từ 6 tháng đến 1 năm sau khi nhiễm - có giá trị dự đoán cao cho biết tốc độ diễn biến của bệnh ; tức là khi nồng độ virus càng cao thì bệnh sẽ chuyển nặng càng mau so với người có mức virus-máu thấp . Các phác đồ phối hợp thuốc có hiệu quả cao ( HAART = highly active antiretroviral therapy ) có thể hạ tải lượng virus xuống đến mức rất thấp , và trong nhiều trường hợp có thể làm diễn tiến bệnh HIV chậm lại trong nhiều năm . Trứơc khi có liệu trình HAART , 85% bệnh nhân sống thêm trung bình 3 năm sau khi chẩn đóan AIDS . Ngày nay , con số này là 95% .
    Tuy nhiên , các phác đồ chống retrovirus không tiêu diệt và ức chế lâu dài sự sao chép HIV ở người nhiễm. Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng , ngòai ổ dự trữ tiềm phục đã nêu , HIV vẫn còn khả năng sao chép và tồn tại trong các tb CD4+ ngủ yên ( resting ) ngay cả khi người nhiễm được điều trị với liệu trình kháng retrovirus mạnh đến mức không phát hiện đựơc virus trong máu .Các nhà nghiên cứu trên thế giới hiện đang ráo riết phát triển 1 thế hệ mới các thúôc kháng HIV có khả năng ngăn chặn HIV trong những tình huống sinh học vừa nêu .
    Một hướng điều trị mới , song song với việc làm giảm tải lượng virus , là tìm cách phục hồi lại hệ thống miễn dịch bị thương tổn không đủ khả năng tự phục hồi , là nghiên cứu tác dụng của IL-12 ( yếu tố tăng trưởng tb T ).


    HIV VẪN CÒN HỌAT ĐÔNG TRONG MÔ LYMPHÔ

    Trên lâm sàng , người nhiễm HIV thừơng có 1 giai đọan tìềm phục ( clinical latency) tức là không biểu lộ các triệu chứng ra bên ngòai , nhưng không hề có tình trạng tiềm phục virus vì virus vẫn lặng lẽ gây nhiễm cho các tb túc chủ. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ngay cả vào giai đoạn đầu của bệnh , HIV vẫn sao chép mạnh trong các hạch lymphô và các cơ quan liên quan ( hình 17) . Trong các hạch lymphô , ở nhân mầm ( germinal centers) có 1 hệ thống tb chuyên biệt có nhiều tua ( follicular dendritic cells (FDCs) có chức năng chuyên biệt là tóm bắt HIV ( hoặc các tác nhân gây bệnh khác ) và giữ lại cho đến khi các tb B tiến đến để thanh tóan qua 1 loạt các đáp ứng miễn dịch .
    Hình 18

    Trong một thời gian dài nhiều năm , ngay cả khi phát hiện chỉ có 1 số lượng nhỏ virus trong máu, thì cũng đã có 1 số lượng đáng kể virus tập trung trong mô lymphô , cả trong tb bị nhiễm và gắn với tế bào tua FDC . Vô số tb CD4+T nằm bên trong và chung quanh nhân mầm , khi các tb hệ miễn dịch bên trong mô lymphô sản xuất tăng Cytokines như TNF –alpha và Il-6 thì những tb này được họat hóa .Quá trình họat hóa làm cho các tb chưa bị nhiễm virus trở nên dễ bị nhiễm hơn và thúc đẩy sự sao chép HIV đã nằm sẵn trong các tb bị nhiễm .
    Hình 19


    Sự hình thành các tb CD4+T nằm im ( resting ) , bị nhiễm chậm trên người nhiễm HIV. (TW Chun. trong Harrison ‘s Principles of InternalMedicine 16 th edition )
    Mặt khác , khi những Cytokines như TNF-alpha và IL-6 được sản xuất với số lượng tăng bị bị nhiễm HIV , thì những Cytokines khác vốn giữ vai trò chính yếu điều hòa chức năng miễn dịch bình thừơng lại giảm . Lấy ví dụ , các tb CD4+T có thể mất khả năng tiết ra IL-12 , là 1 Cytokine thúc đẩy sự tăng trưởng của những tb T khác và tham gia kích thích các đáp ứng tế bào khác khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập ( hình 19) . Số lượng các thụ thể đối với IL-2 trên tb bị nhiễm cũng có thể gỉam đi , làm cho khả năng đáp ứng với các tín hiệu từ các tb khác cũng giảm theo .
    Cấu trúc mô lymphô bị phá hủy


    Cuối cùng , do các tb bị kích họat để sản xuất các Cytokine viêm liên tục và dai dẵng , cho nên cấu trúc phức tạp và tinh vi của phần trong hạch lymphô bị thương tổn và bị thay thế bằng mô sẹo . Không còn cấu trúc này , các tb trong hạch lymphô không thể liên lạc với nhau được và hệ miễn dịch không thể vận hành đúng mức . Gần đây ,các nhà nghiên cứu cho biết là dù liệu trình kháng retrovirus có làm giảm tải lượng virus nhưng chức năng phục hồi của hệ miễn dịch cũng bị giảm do sự hóa sẹo này .

    VAI TRÒ CỦA CD8+ T

    Các tb CD8+T có vai trò rất quan trọng trong đáp ứng miễn dịch chống lại HIV . Các tb này tấn công và giết đi các tb bị nhiễm là nơi sản xuất ra virus . Vì vậy , hiện nay có nhiều nổ lực nhằm phát triển những vaccin có khả năng khơi dậy hoặc thúc đẩy các tb T sát thủ này , cũng như kích thích sự hình thành những Kháng thể có tác dụng trung hòa tính gây nhiễm của HIV .
    Tb CD8+ T dường như cũng tiết ra những yếu tố hòa tan có họat tính ức chế sự sao chép HIV . Các phân tử như RANTES, MIP-1 alpha, MIP-1beta, và MDC (Macrophage –derived chemokine ) ngăn trở không cho HIV sao chép bằng cách chiếm lấy các đồng thụ thể mà HIV cần phải gắn vào khi xâm nhập vào tb đích . Ngòai ra còn có những phân tử hệ miễn dịch khác – như yếu tố kháng virus ( CAF=CD8 antiviral factor ) , các defensin ( đóng vai trò kháng khuẫn ) ... cũng có khả năng ức chế ít nhiều sự sao chép của HIV .

    ĐỘT BIẾN VÀ SỰ SAO CHÉP NHANH CHÓNG CỦA HIV

    HIV sao chép rất nhanh , có đến 1010 -1011 các virion mới được sản xuất mỗi ngày . Ngòai ra , do enzyme sao chép ngược RT tạo ra nhiều lỗi khi sản xuất các copies DNA từ HIV RNA. Kết cuộc là , một số biến thể hay chủng HIV có khả năng trốn thóat không bị tiêu diệt bởi Kháng thể hoặc tb T sát thủ . Ngòai ra , còn có sự tái tổ hợp của nhiều chủng HIV với nhau để tạo thành 1 lọat các biến thể ( variants) .
    Trong diễn biến bệnh nhiễm HIV, trên cùng 1 người nhiễm , hình thành các chủng virus khác nhau rất nhiều về khả năng gây nhiễm , về khả năng giết các tb khác nhau cũng như tốc độ sao chép . Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tại sao những chủng HIV ở người nhiễm vào giai đọan nặng lại có độc tính cao hơn và gây nhiễm cho nhiều lọai tb hơn là những chủng đã phân lập trứơc đó trên cùng 1 bệnh nhân . Có tác giả giải thích là vào giai đọan sau , virus mở rộng khả năng để sử dụng các đồng thụ thể khác như CXCR4 tức là các chủng có khả năng dẫn dụ sự hợp bào ( SI) .

    CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH VÌ SAO HỆ MIỄN DỊCH MẤT TB KHI BỊ NHIỄM HIV

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trên 1 người nhiễm HIV có nhiều cơ chế xảy ra đồng thời làm cho HIV tiêu hủy hoặc làm mất họat tính tb CD4+T . Mỗi ngày có đến hàng tỉ tb CD4+T bị tiêu hủy , cuối cùng sẽ làm mất khả năng phục hồi của hệ miễn dịch .
    Tb bị giết trực tiếp (Direct cell killing)


    Các tb CD4+T bị nhiễm có thể bị giết trực tiếp khi có 1 số lượng lớn virus được sản xuất rồi nẫy chồi tách ra khỏi màng tb , làm hư họai màng tb , hoặc khi các protein và acid nucleic của virus tập trung bên trong tb ngăn trở không cho bộ máy tb làm việc bình thừơng .
    Chết theo chương trình (Apoptosis)


    Các tb CD4+T có thể bị giết khi chức năng của tb rối lọan không còn điều khiển được do sự hiện diện của các protein HIV , cuối cùng sẽ dẫn tới 1 tiến trình tb chết theo chương trình ( hình 19 ) . Gần đây , có báo cáo cho thấy , trên người nhiễm HIV , chết theo chương trình này xảy ra mạnh mẽ trong mạch máu và trong các hạch lymphô . Chết theo chương trình có liên quan chặt chẽ vói sự kích họat tế bào lệch lạc ( aberrant ) gặp trong bệnh do HIV . Các tb không bị nhiễm cũng bị chết theo chương trình . Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng trong môi trừơng cấy tb , phần vỏ bọc HIV đơn thuần hoặc có gắn với KT sẽ gởi những tín hiệu không phù hợp đến tb CD4+T khiến cho các tb này phải chết theo chương trình , dù rằng chúng không bị nhiễm HIV .

    Hình SEQ Hình \* ARABIC 20

    Kẻ ngòai cuộc vô tội (Innocent bystanders)


    Các tb không bị nhiễm có thể chết trong bối cảnh ngừơi ngòai cuộc vô tội ( innocent bystander ) như sau: các vi hạt HIV có thể gắn kết vào bề mặt tb , làm cho các tb này mang vóc dáng như 1 tb đã bị nhiễm . Khi Kháng thể bám vào vi hạt virus nằm trên tb này thì tb T sát thủ tưởng rằng tb đó đã bị nhiễm nên tiêu hủy luôn . Đây là tiến trình gây độc cho tb phụ thuộc vào kháng thể ( antibody-dependent cellular cytotoxicity= ADCC ) .
    Các tb T sát thủ cũng có thể vì nhầm lẫn mà giết các tb chưa bị nhiễm khi những tb này nuốt các vi hạt HIV rồi phơi bày các mảnh nhỏ HIV ra ngòai bề mặt tb . Nói cách khác , do các protein vỏ bọc HIV có phần giống với một số phân tử nào đó xuất hiện trên bề mặt tb CD4+T , làm cho các đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị nhầm cho nên giết luôn các tb này .
    Chết theo chương trình của CD8+


    Tb CD8+ không bị HIV gây nhiễm ( bởi vì chúng không có thụ thể CD4 ) và số lượng của chúng vẫn giữ ở mức độ cao trong nhiều năm suốt thời gian diễn biến của bệnh . Nhưng sau đó , chúng chết rất nhanh mà không thể giải thích đựơc lý do . Dừơng như một số phân typ HIV xuất hiện vào giai đoạn bệnh chuyển nặng làm cho tb CD8 chết theo chương trình một cách ồ ạt . Tuy tb CD8 là tb CD4- , nhưng chúng vẫn có đồng thụ thể CXCR4 và HIV có thể gắn kết vào thụ thể này ( chỉ có những chủng HIV dẫn dụ sự thành lập liên bào ở giai đọan sau mới có tác dụng này ) . Do không có KN CD4 , cho nên tb không bị gây nhiễm nhưng vì khi gắn với CXCR4 quả thật có gởi tín hiệu đến tb , đó là tín hiệu báo chết theo chương trình và kéo theo tình trạng CD8+ tự tử hàng loạt . Điều lý thú là tb CD8+ chỉ chết khi có mặt các đại thực bào .
    Làm thế nào điều này xảy ra đựơc ? Ngày nay , ta biết rằng những chủng HIV xuất hiện vào giai đọan sau trong nhiễm HIV khi gắn kết vào thụ thể CXCR4 sẽ khởi động 1 tiến trình ( pathway ) gây chết do yếu tố hoại tử mô alpha (TNF-alpha) dẫn dụ .
    Đối với các đại thực bào , sự gắn kết của ligand vào thụ thể CXCR4 nằm trên mặt tb sẽ làm cho TNF-alpha biểu lộ . Trên tb TCD8+ , với cùng sự gắn kết đó sẽ kích phát sự biểu lộ TNF-alpha thụ thể II.
    Khi 1 đại thực bào và 1 tb CD8+ T tiếp xúc nhau , TNF-alpha nằm trên đại thực bào sẽ gắn kết vào thụ thể nằm trên tb CD8+ T . Sự gắn kết này sẽ kích phát tín hiệu chết theo chương trình tại tb CD8+T dẫn đến sự hình thành những thể nang ( vesicle ) bên trong tb CD8+ T .
    Các đại thực bào sau đó nuốt đi những phần còn lại của tb T . Điều này giải thích tại sao cần phải có các đại thực bào thì tb CD8+ mới chết . Tại sao điều này lại xảy ra một cách bình thường ? Tại sao các Chemokine lại đóng vai trò tín hiệu chết cho các tb T CD8+ ? .Đó là những tb sát thủ , nếu kết thúc không đúng chỗ có thể gây nên lắm rắc rối . Ngừơi ta cho rằng , nếu CD8+ không đến được nơi phù hợp, chính các chemokines sẽ đẩy tb CD8+T đến chỗ chết qua trung gian đại thực bào ( hình 20 ) .


    Hình 21

    Không đáp ứng ( Anergy)


    Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng các tb CD4+T có thể bị các tín hiệu họat hóa từ HIV làm cho trơ đi không còn khả năng đáp ứng với các kích thích miễn dịch sau đó . Tình trang mất họat tính này gọi là không đáp ứng.
    Thương tổn cho các tế bào nguồn ( precursor cells)


    Nhiều nghiên cứu cho thấy HIV còn phá hủy các tb nguồn tức là tb khi chín sẽ biệt hóa thành các tb có chức năng miễn dịch , cũng như phá hủy các vi môi trừơng cần thiết cho sự phát triển những tb nguồn này trong tủy xương và tuyến hung ( thymus ) . 2 cơ quan trên có thể không còn khả năng phục hồi , như thế lại làm cho tình trạng hệ thống miễn dịch bị khống chế nhiều hơn .


    TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG


    Mặc dù các tb đơn nhân ( monocytes ) và đại thực bào có thể bị HIV gây nhiễm , nhưng chúng lại bị virus tiêu hủy tương đối không nhiều ; do đó , khi lưu thông đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể , kể cả não bộ , chúng đều mang theo virus . Những cơ quan này đóng vai trò ổ chứa hoặc nơi ẩn náu của virus , khiến cho những thúôc chống virus hiện nay ít có tác dụng .
    Khỏang 50% người nhiễm HIV có những biểu hiện thần kinh theo nhiều mức độ . Các biểu hiện có thể ở dứơi dạng :


    • Các triệu chứng vận động như yếu chân , rung cơ và không làm đựơc các cử động tinh tế .

  9. Các triệu chứng hành vi như vô cảm ( apathy) , thu mình tách rời xã hội ( social withdrawal ) , dễ cáu gắt , trầm cảm và thay đổi tính tình .Các biểu hiện thần kinh trầm trọng hơn thường xảy ra khi tải lượng virus cao trong máu , tức là khi bệnh đã tiến triển nặng sang giai đọan AIDS .

    Các bằng chứng hiện nay cho thấy rằng mặc dù các tb thần kinh không bị HIV gây nhiễm, nhưng các tb nâng đỡ như tb sao ( astrocytes ) và tb đệm ( microglia ) ( cùng với các tế bào như bạch cầu đơn nhân , đại thực bào luân chuyển tới não ) đều có thể bị virus gây nhiễm . Có giả thuyết cho rằng tình trạng nhiễm virus của các tế bào này sẽ làm cho chức năng thần kinh bình thừơng của não bị rối lọan do làm thay đổi nồng độ Cytokine , do gởi đi các tín hiệu sai lạc và do phóng thích ra các sản phẩm có độc tính đối với não . Các thúôc điều trị HIV thường làm giảm mức độ trầm trọng các triệu chứng thần kinh , nhưng có nhiều trừơng hợp lại không đạt được kết quả mong đợi , tuy không rõ lý do .

    VAI TRÒ CỦA SỰ KÍCH HỌAT MIỄN DỊCH TRONG NHIỄM HIV

    Trong 1 đáp ứng miễn dịch bình thường , nhiều bộ phận của hệ miễn dịch đựơc huy động để chống trả lại với tác nhân gây bệnh . Chẳng hạn như , tb CD4+T sẽ tăng sinh nhanh và tăng tiết Cytokines , từ đó phát tín hiệu cho các tb khác triển khai các chức năng chuyên biệt của chúng . Các đại thực bào tức là các tb “ thu gom rác “ (scavenger ) có thể tăng kích thứơc gấp 2 lần và hình thành nhiều bào quan ( organelles) , trong số đó có các tiêu thể ( lysosomes) có chứa các enzyme tiêu hóa để xử lý các tác nhân gây bệnh bị nuốt vào . Một khi đã lọai sạch kháng nguyên lạ , hệ miễn dịch sẽ quay về tình trạng nằm chờ ( state of quintescence ) tương đối .
    Điều nghịch thường là , mặc dù cuối cùng sẽ gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch , nhưng trong suốt phần lớn quá trình của mình , nhiễm HIV gây 1 tình trạng họat hóa miễn dịch quá mức , đưa đến các hậu qủa xấu . Như đã nêu ở phần trên , HIV sao chép và phát tán hữu hiệu nhiều hơn trong các tb CD4+ được họat hóa . Tình trạng họat hóa dài ngày hệ miễn dịch khi bị nhiễm HIV cũng làm cho hàng lọat tb B bị kích thích , khiến cho những tb này không còn khả năng sản xuất ra các Kháng thể để chống lại những tác nhân gây bệnh khác .
    Tình trạng họat hóa mạn tính hệ miễn dịch cũng có thể dẫn tới chết theo chương trình , và khi sự sản xuất Cytokines tăng lên không những sẽ làm cho HIV sao chép nhiều hơn mà còn đem lại các hệ quả tai hại . Lấy ví dụ , tình trạng sụt cân hoặc hội chứng suy mòn thấy ở nhiều ngừơi nhiễm HIV phần nào cũng là do tăng nồng độ TNF-alpha .
    Sự tồn tại dai dẵng của HIV và sự sao chép của HIV đóng 1 vai trò quan trọng làm cho hệ miễn dịch bị kích họat mạn tính . Thêm vào đó , nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tình trạng HIV bội nhiễm với các vi sinh vật khác sẽ kích họat các tế bào hệ miễn dịch và làm cho virus sao chép nhiều hơn .Tình trạng kích họat hệ miễn dịch mạn tính do nhiễm trùng dai dẵng , hoặc tác dụng tích lũy của nhiều đợt kích họat miễn dịch và những đợt virus tăng vọt do sản xuất nhiều , sẽ làm cho diễn tiến của bệnh nhiễm HIV nhanh hơn .

    Các dấu hiệu lâm sàng mới khi nhiễm HIV khi liệu trình HAART đựơc triển khai
    Phổ các triệu chứng lâm sàng của ngừơi nhiễm HIV đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có liệu trình HAART nhất là đối với những bệnh nhân được điều trị dài hạn . Trên ngừoi nhiễm HIV sử dụng HAART về lâu dài sẽ xuất hiện bệnh tiểu đường , bệnh tim , giảm chức năng tri thức và thậm chí bị K do chính HIV hoặc do điều trị .
  10. Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 07-11-2013 lúc 22:12.

  11. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    hoihan121 (21-03-2014)

  12. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Một số kiến thức cơ bản phổ thông về hiv/aids

    KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
    MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN PHỔ THÔNG

    VỀ HIV/AIDS

    Bs. Chu Quốc Ân
    Cục phó - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam


    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HIV VÀ AIDS

    1. HIV là gì?
    HIV (Viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
    Cũng có thể hiểu “nôm na” HIV là loại vi rút làm mất dần sức đề kháng (khả năng chống lại bệnh tật) của con người.
    2. Một số đặc điểm cơ bản của HIV
    2.1. Về cấu tạo
    - Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc.
    - Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chúng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS.
    - Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú giống như. Các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
    Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV...

    2.2. Về một số đặc điểm lý hóa
    - Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng.
    - HIV có thể tồn tại ở trong xác chết bệnh nhân AIDS trong vòng 24 giờ.
    - Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV.
    - Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ:
    + HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%...
    Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể tiêu diệt được HIV.
    + Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.
    Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được HIV...
    Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các dụng cụ, đò vải... có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV.


    3. Cơ chế HIV xâm nhập, phát triển và gây bệnh cho con người
    Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.
    Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.
    Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
    Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.
    HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
    Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
    4. AIDS là gì ?
    AIDS (Cách viết tắt từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Aquired ImmunoDeficiency Syndrome hay còn gọi là SIDA (cách viết tắt từ của cụm từ tiếng Pháp: Syndrôm dé Immuno Dèficience Acquise) - là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người - giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.
    Hội chứng là một tập hợp các triệu chứng. Ví dụ hội chứng nhiễm trùng bao gồm các triệu chứng sốt, nhức đầu, môi khô, lưỡi bẩn...
    AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, hay di truyền mà là mắc phải do có các hành vi nguy cơ trong quá trình sống của con người, như dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người nhiễm HIV, dẫn đến bị lây nhiễm HIV, và từ nhiễm HIV phát triển thành AIDS.
    AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Thời gian từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS dài hay ngắn tùy thuộc vào sức chống đỡ bệnh tật và hành vi của từng người. Trung bình từ khi nhiễm HIV đến khi thành AIDS kéo dài từ 5-7 năm, nhưng có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến hàng chục năm nếu người nhiễm HIV biết cách giữ gìn sức khỏe và không có hành vi nguy cơ liên quan đến lây nhiễm HIV.

  13. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    5. Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người
    Như trên đã trình bày, nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.
    Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội...
    Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau:
    - Giai đoạn 1 là Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì hoặc chỉ có ít những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, nhưng sau đó các triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm cũng không “để ý” tới.
    Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.
    Vào đầu giai đoạn này cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV) hoặc lượng kháng thể HIV còn ít nên các xét nghiệm thông thường (tìm kháng thể) không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính". Do vậy các nhà chuyên môn còn gọi giai đoạn này là “thời kỳ cửa sổ”.
    Đây là giai đoạn “nguy hiểm”, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường (tìm kháng thể), mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
    - Giai đoạn 2 là Nhiễm HIV không có triệu chứng, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
    Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, do vậy họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.
    - Giai đoạn 3 là AIDS, đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút thì kết thúc bằng tử vong.
    Như vậy chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS:
    - Nhiễm HIV là khi người ta có mang HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là người ốm, chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động, học tập và sinh hoạt như mọi người bình thường khác.
    - AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS là người bệnh, họ cần được chăm sóc và điều trị thích hợp như mọi người bệnh khác.
    Người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có một vài đặc điểm chung, nhưng về cơ bản là khác nhau. Ta có thể phân biệt người bị nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dựa trên các đặc điểm dưới đây:


    6. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
    Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau.
    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau:
    Nhóm triệu chứng chính:
    - Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
    - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
    - Sốt kéo dài trên 1 tháng.
    Nhóm triệu chứng phụ:
    - Ho dai dẳng trên một tháng.
    - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.
    - Ban đỏ, ngứa da toàn thân.
    - Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát.
    - Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể...



    II. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ KHÔNG LÂY TRUYỀN HIV

    1. Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV
    1.1. Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm
    Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác mà loài người từng biết đến.
    Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...đều có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống.
    Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia.
    Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau:
    - Đường máu;
    - Đường tình dục;
    - Đường truyền từ mẹ sang con;
    Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV.
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV
    Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ...) còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
    - Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao;
    - Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn.
    - Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.
    - Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn.
    - Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ:
    + HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm.
    + Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ.
    + Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng;
    + Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị.



  14. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    timlai_2014 (13-06-2014)

  15. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    2. Các đường lây truyền HIV
    2.1 Lây truyền HIV qua đường máu
    HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
    Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người mà ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ:
    - Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da, như trong các trường hợp sau:
    + Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy;
    + Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...;
    + Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da...
    - Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa...
    - Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc...
    - Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng... bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng cách.
    2.2. Lây truyền HIV qua đường tình dục
    Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
    Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được.
    Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.
    Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu. Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.
    Từ các lý do nêu trên, có thể nói tất cả các hình thức quan hệ tình dục có xâm nhập (Dương vật – hậu môn; Dương vật - âm đạo; Dương vật – miệng) với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Các kiểu quan hệ tình dục không xâm nhập (ví như Tay – Dương vật; Tay – Âm đạo...) nếu có tiếp xúc với dịch sinh dục nhiễm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu một trong hai bạn tình đã nhiễm HIV.
    Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03 kiểu quan hệ tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
    a) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn
    Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành phổ biến trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình dục khác giới nam – nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, vì:
    - Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn như âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào cho HIV;
    - Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể. Việc này có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
    b) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo
    Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm nhập vào bạn tình kia. HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu đạo.
    c) Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng
    Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ dịch sinh dục, hoặc từ máu (do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở bạn tình.
    Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên, vì:
    - Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể.
    - Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít mạnh trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV.
    2.3. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
    Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con
    - Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi.
    - Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục me mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
    - Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu...



  16. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    3. Một số nhóm dễ cảm nhiễm hơn với HIV
    Nói chung, mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu không có các hành vi an toàn. Tuy nhiên, trên thực tế có một số người dường như có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
    3.1. Những người dễ bị nhiễm HIV lây qua đường tình dục
    - Người đồng tính luyến ái nam giao hợp qua hậu môn dễ lây bệnh hơn vì niêm mạc hậu môn, trực tràng dễ bị xây xước do mỏng hơn và thiếu dịch nhờn.
    - Người mua-bán dâm, cũng do dễ bị xây xước (quan hệ tình dục không tình yêu), do xác xuất gặp người nhiễm HIV nhiều hơn...;
    - Người ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm...và người "bị" ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm... cũng do dễ bị xây xước;
    - Càng quan hệ tình dục với nhiều người, xác suất gặp người nhiễm HIV càng cao nên càng dễ có khả năng bị lây nhiễm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ quan hệ một lần cũng đã mắc bệnh.
    - Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai hoặc người bị các bệnh ở cơ quan sinh dục (viêm loét do bẩn hoặc trầy xước do vết thương...) vì HIV dễ dàng qua các vết loét, sây sát...
    3.1.1. Phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới, vì
    - Về mặt cấu tạo: Tổng diện tích niêm mạc âm đạo lớn hơn nhiều so với diện tích niêm mạc của cơ quan sinh dục nam, do vậy diện tiếp xúc với dịch sinh dục trong tình dục là lớn hơn...;
    - Về mặt sinh học: Tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo, làm cho phụ nữ có nguy cơ nhiễm cao hơn so với nam giới
    Trong quan hệ tình dục, tinh dịch có thể đọng lại trong âm đạo lâu hơn so với dịch âm đạo trong cơ quan sinh dục nam, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa bề mặt âm đạo với dịch sinh dục nam...
    - Về mặt xã hội: Cũng có nhiều yếu tố làm cho phụ nữ dễ tiếp cận các nguy cơ lây nhiễm, như phụ nữ thường là người “bị động” trong quan hệ tình dục, là “đối tượng” bị ép dâm, cưỡng dâm, hiếp dâm (trong các trường hợp này, nguy cơ nhiễm rất cao vì bị xây xước cơ quan sinh dục); phụ nữ hay phải truyền máu do ốm đau, sinh đẻ bị mất máu nhiều...
    3.1.2. Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ bị lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn
    HIV có quan hệ chặt chẽ với các bệnh lây truyền quia đường tình dục (BLTQĐTD), đặc biệt là các bệnh gây viêm loét bộ phận sinh dục như hạ cam, giang mai. Khi một người mắc bệnh LTQĐTD mà có vết loét ở bộ phận sinh dục thì nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người nhiễm sẽ tăng lên từ 50- 300 lần. Những vết loét đường sinh dục cho phép HIV xâm nhập vào máu. Một số bệnh LTQĐTD như herpes simplex, giang mai... làm giảm khả năng miễn dịch và cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với HIV. Dịch tiết từ các vết loét sinh dục cũng chứa nhiều các tế bào bị nhiễm HIV...
    3.2. Những người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm HIV qua đường máu hơn
    Dùng chung bơm, kim chích không khử trùng là con đường lây HIV từ người này sang người khác phổ biến nhất và nhanh nhất. Bởi HIV có thể sống trong giọt máu “mini” ở kim tiêm đến 7 ngày.
    Dùng chung ống thuốc gây nghiện cũng có thể bị lây nhiễm, bởi máu dính ở bơm, kim tiêm có thể “chui” vào ống thuốc sau mỗi lần lấy thuốc.
    Người nghiện thường mất khả năng điều chỉnh hành vi, nên thường quan hệ tình dục với nhiều người và không sử dụng các biện pháp an toàn... nên còn dễ bị lây nhiễm qua con đường tình dục;
    "Mật độ" người nhiễm HIV trong nhóm người chích ma tuý cao nên xác suất họ gặp nhau trong tiêm chích là ráat lớn;...
    Người nghiện vốn đã suy yếu do độc chất gây nghiện, nếu nhiễm HIV dễ sinh ra các bệnh nguy hiểm, đưa nhanh đến giai đoạn AIDS...
    Người nghiện đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục tiêm chích sẽ nguy hiểm hơn vì có thể gây nhiễm sang người khác, còn bản thân họ có thể bị bội nhiễm HIV hoặc các bệnh khác... làm cho tình trạng nhiễm HIV nhanh chóng trở nên tồi tệ.


    4. Những đường không làm lây truyền HIV
    Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngoài máu, dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... của người nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các lọai dịch này. Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như:
    - Các hành vi giao tiếp thông thường;
    - Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi;
    - Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng...;
    - Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng. . .
    - Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV...
    Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ.



  17. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV

    1. Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục
    1.1. Nguyên tắc chung
    Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người khác, đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không.
    1.2. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
    - Không quan hệ tình dục;
    - Không quan hệ tình dục trước hôn nhân;
    - Lựa chọn bạn tình cẩn thận và xét nghiệm HIV trước khi kết hôn;
    - Sống chung thủy với nhau từ cả hai phía.
    - Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn, như:
    + Không xâm nhập (không làm cho dịch sinh dục của người này sang người khác);
    + Quan hệ tình dục qua đường miệng, không xuất tinh trong trường hợp quan hệ dương vật – miệng;
    + Quan hệ tình dục tay – dương vật (không xuất tinh); tay –âm đạo...
    + Vuốt ve, âu yếm bên ngoài.
    - Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người, giảm tối đa số bạn tình.
    - Không quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm.
    - Dùng bao cao su đúng cách.
    Ngoài ra, việc dự phòng, phát hiện và chữa chạy sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh hoa liễu) sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua “con đường” này.
    An toàn trong các dịch vụ có liên quan đến dịch sinh dục (thăm khám thai sản, khám phụ khoa, thụ tinh nhân tạo...) cũng là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người làm dịch vụ cũng như người nhận dịch vụ.
    1.3. Dùng bao cao su đúng cách
    - Bao cao su phải còn hạn dùng, vỏ bao nguyên vẹn, không rách, không ròn, không loang lổ.
    - Khi lấy bao cao su, đẩy bao cao su về một phía, xé vỏ bao nhẹ nhàng từ phía khác, tránh làm rách bao.
    - Khi đeo bao cao su, bóp túi nhỏ ở đầu bao để đuổi hết không khí ra đề phòng bị vỡ bao khi xuất tinh.
    - Đặt bao cao su lên dương vật đang cương, để vòng cuốn quay ra ngoài, vuốt vòng cuốn cho bao che đến tận gốc dương vật.
    - Giao hợp xong, dùng giấy hoặc khăn lót tay tháo bao ra khi dương vật còn cương, không để tràn tinh dịch ra ngoài hoặc dịch sinh dục dính vào tay.
    - Bỏ bao đã dùng vào sọt rác (cùng với giấy hoặc khăn lót tay).
    - Lưu ý là bao cao su chỉ dùng một lần
    - Bảo quản ở nơi thoáng, khô ráo.
    - Dùng bao cao su ngay từ khi mới bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc tình và tuyệt đối tránh dịch sinh dục của bạn tình dính vào da, niêm mạc của mình.
    2. Phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu
    2.1. Nguyên tắc chung
    Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở...) của người khác, nhất là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không .
    2.2. Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV qua đường máu
    - Chỉ truyền máu khi thật cần thiết.
    - Xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu máu, các cơ quan, phủ tạng... của người cho để đảm bảo chúng không bị nhiễm HIV trứớc khi truyền hay cấy ghép cho người khác (tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, ở nhiều nước, trong đó có nước ta việc xét nghiệm sàng lọc này vẫn chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối vì chưa khắc phục được thời kỳ "cửa sổ")
    - Mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, chích, trong thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và sửa sắc đẹp v.v.. đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách.
    - Dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu...
    - Mang găng tay hoặc đồ lót tay, kính bảo vệ mắt, khẩu trang... để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu... khi cấp cứu bệnh nhân có chảy máu.
    - Không dùng ma tuý. Nếu đã trót dùng thì phải cai nghiện ngay. Nếu chưa cai được thì chỉ hút hít chứ không chích. Nếu chích thì không dùng chung dụng cụ tiêm chích. Nếu dùng chung thì chỉ dùng sau khi những dụng cụ này đã được tiệt trùng đúng cách...
    3. Phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con
    - Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
    - Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm phát hiện HIV trước khi có ý định mang thai, nhất là đối với những phụ nữ từng có hay đang có hành vi nguy cơ cao (bán dâm, tiêm chích ma tuý…) hoặc có chồng là người từng có hoặc đang có hành vi nguy cơ cao;
    - Phổ biến, cung ứng dịch vụ tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV
    - Phụ nữ biết mình đã nhiễm HIV thì không nên mang thai, nên áp dụng các biện pháp tránh thai, tốt nhất là dùng bao cao su trong mọi lần quan hệ tình dục.
    - Phụ nữ nhiễm HIV đã mang thai thì nên đặt vấn đề phá thai sớm nếu có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa;
    - Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn giữ thai thì cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ngoài các biện pháp sinh đẻ và chăm sóc thích hợp cả người phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai và trẻ sơ sinh sau đẻ nếu được uống thuốc kháng vi rút sẽ giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ (từ 30% xuống còn khoảng 5%).
    - Nên đẻ ở bệnh viện. Tránh chuyển dạ lâu. Có thể mổ lấy thai nếu có chỉ định...
    - Không nên cho con bú sau đẻ.
    Nhưng điều quan trọng nhất trong dự phòng lây truyền từ mẹ sang con vẫn là giúp chị em phụ nữ và chị em phụ nữ chủ động tìm hiểu để hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm và cơ chế lây truyền HIV để họ biết các tự phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm cho con cái.



  18. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    IV. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI TRUYỀN THÔNG VỀ HIV/AIDS

    1. Tại sao côn trùng đốt hay súc vật cắn lại không làm lây truyền HIV?
    Như trên đã trình bày, HIV là loại vi rút chỉ tồn tại và “sinh sôi nảy nở" được trong cơ thể người.
    Người ta chưa tìm thấy một loại côn trùng hay súc vật nào thích hợp cho HIV phát triển. Do vậy, không một loại côn trùng hoặc súc vật nào có thể truyền HIV cho người.
    2. Tại sao kim tiêm có thể làm lây truyền HIV, còn vòi muỗi đốt thì không?
    Đó là vì kim chích và vòi muỗi khác xa nhau.
    Về mặt khoa học, khi theo máu người vào cơ thể muỗi HIV sẽ bị dịch vị dạ dày muỗi tiêu diệt. Do vậy, HIV không thể sống và nhân lên trong cơ thể muỗi được. Ngay cả khi cho rằng vòi muỗi có thể dính HIV giống như kim tiêm, thì khả năng lây truyền HIV cũng không xảy ra, vì lượng HIV có thể dính vào vòi muỗi là rất không đáng kể, không đủ ngưỡng để làm lây truyền HIV từ người nhiễm sang người lành.
    Trên thực tế, ở châu Phi, những vùng bị sốt rét, sốt xuất huyết (những bệnh do muỗi là trung gian truyền bệnh) nặng nề không tương ứng với vùng có tỷ lệ nhiễm HIV cao và ngược lại...
    3. Vì sao mà chưa tìm ra được vắc xin phòng nhiễm HIV?
    Có nhiều lý do, nhưng chủ yếu vẫn là:
    - HIV có khả năng biến dị rất lớn, vì thế không thể có vacxin kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đáp ứng kịp sự “thay hình đổi dạng” của HIV. Mặt khác khó tìm ra một loại vắc-xin thích ứng cùng một lúc với nhiều chủng HIV khác nhau, lại được phân bổ ở nhiều vùng khác nhau;
    - Nhiều đặc tính của HIV chưa được làm sáng tỏ;
    - Sự đầu tư về nguồn lực quá tốn kém;
    - Nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý và đạo đức khi tiến hành thử nghiệm vắc xin trên cơ thể người...chưa được giải quyết...


    4. Có cách nào chữa được AIDS chưa?
    Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng vi rút (gọi tắt là ARV) có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV, chứ chưa có thuốc điều trị khỏi AIDS.
    Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém và cũng mới dừng lại ở mức độ kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân...
    5. Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV?
    Nhìn bề ngoài, không thể biết được ai là người nhiễm HIV.
    Chỉ có một cách chắc chắn để khẳng định ai đó đã nhiễm HIV là xét nghiệm máu. Ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm tính cũng chưa khẳng định được nếu người nhiễm đang trong “thời kỳ cửa sổ”.
    6. Như vậy, nếu kết quả xét nghiệm tìm kháng thể là “âm tính” thì liệu đã yên tâm là mình chưa bị nhiễm HIV?
    Bạn chưa thể yên tâm vì tình trạng nhiễm của bạn có thể đang ở trong “thời kỳ cửa sổ”, đặc biệt trong trường hợp bạn đã từng có hành vi nguy cơ cao (như chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ với người bán dâm mà không dựng bao cao su...) trong 3 tháng qua.
    Để khẳng định, bạn cần đi xét nghiệm ít nhất là sau ba tháng tính từ khi có hành vi nguy cơ và trong giai đoạn đó bạn không có thêm bất cứ hành vi nguy cơ nào khác.
    7. Xét nghiệm HIV có được giữ bí mật không?
    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
    Cán bộ xét nghiệm và những người tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ phải đảm bảo bí mật cho người nhiễm HIV.
    Nhưng pháp luật cũng quy định người nhiễm HIV phải thông báo ngay tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ hoặc chồng hoặc người sắp kết hôn với mình biết để có biện pháp phòng tránh lây bệnh (Luật phòng, chống HIV/AIDS).


    8. Ai là người có thể nhiễm HIV?
    Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm HIV nếu có các hành vi nguy cơ (liên quan trực tiếp đến máu và dịch sinh dục của người khác), như:
    - Quan hệ tình dục, nhất là với người nhiễm HIV hay với người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao mà không dùng bao cao su đúng cách;
    - Dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm, chích với người nhiễm HIV;
    - Dùng chung các dụng cụ có liên quan đến máu và dịch sinh dục như dao kéo phẫu thuật, châm cứu, xăm mình, xâu lỗ tai, dao cạo râu, dụng cụ chữa răng, dụng cụ thăm khám thai sản...;
    - Nhận máu và các sản phẩm của máu chưa qua sàng lọc HIV;
    - Dính máu của người nhiễm HIV thông qua các vết thương hở hoặc da tay xây sát...
    - Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con mình trong khi mang thai, khi đẻ, hoặc khi bú sữa mẹ…

    Bs. Chu Quốc Ân
    Cục phó - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam



  19. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương I
    NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
    Câu 1. HIV/AIDS là gì?
    Trả lời:
    HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể người.
    AIDS là chữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Accquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
    Câu 2 Xin cho biết thế nào là HIV dương tính?
    Trả lời:
    Người có HIV dương tính có nghĩa là kháng thể chống lại vi rút HIV được tìm thấy trong máu/dịch sinh học của người đó. Xét nghiệm máu tìm HIV có thể xác định được điều này.
    Câu 3. Xét nghiệm HIV là gì? Trong thời gian bao lâu thì biết được kết quả xét nghiệm?
    Trả lời:
    Xét nghiệm HIV là việc lấy một mẫu máu/mẫu dịch sinh học và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định có kháng thể kháng vi rút HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể đó hay không. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể HIV thì có nghĩa là có HIV tồn tại.
    Tuỳ theo quy định từng cơ sở y tế, nhưng thông thường từ 3-10 ngày kể từ ngày lấy máu xét nghiệm, trong trường hợp kết quả xét nghiệm HIV âm tính (không phát hiện thấy có kháng thể) thì có thể được nhận kết quả sớm hơn. Để chắc chắn và yên tâm hơn nếu kết quả âm tính, bạn vẫn nên đi xét nghiệm lại sau 3 - 6 tháng. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, trong thời gian này, bạn nên tiếp tục thực hiện các hành vi dự phòng HIV thông thường như kiêng quan hệ tình dục, chung thuỷ với một bạn tình và luôn sử dụng và sử dụng bao cao su đúng cách và không dùng chung bơm kim tiêm…
    Câu 4. Xin cho biết thế nào là giai đoạn cửa sổ?
    Trả lời :
    Giai đoạn "cửa sổ" là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm HIV cho đến khi cơ thể sinh ra kháng thể chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV). Giai đoạn này xuất hiện vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Trong giai đoạn cửa sổ, hệ thống miễn dịch chưa sản sinh ra được kháng thể HIV hoặc chưa đủ số lượng kháng thể cần thiết nên các xét nghiệm để tìm kháng thể HIV sẽ không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính".
    Đây là giai đoạn "nguy hiểm" bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm tìm kháng thể HIV. Mặc dù thật sự họ đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
    Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tuỳ từng người. Vì vậy nên đi xét nghiệm máu lại sau 6 tháng để phát hiện tình trạng nhiễm HIV.


    Câu 5. HIV có thể lây truyền qua những con đường nào?
    Trả lời:
    Virút HIV có mặt trong các dịch cơ thể và có thể truyền từ người này sang người khác qua chất tiết, dịch âm đạo, máu bị nhiễm virút và sữa mẹ. HIV chủ yếu lây truyền qua 3 đường: Quan hệ tình dục không được bảo vệ với một người có HIV dương tính, dùng chung dụng cụ tiêm chính (bơm kim tiêm) và lây truyền từ mẹ có HIV dương tính sang con.

    1. Lây truyền qua đường tình dục
    HIV có thể truyền qua đường âm đạo hoặc hậu môn hoặc đường miệng khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV nhưng không dùng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể làm tăng khả năng lây nhiễm HIV và làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhanh hơn (thúc đẩy nhanh quá trình từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS).

    Làm thế nào để dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục?
    Nguyên tắc chung là thực hiện hành vi tình dục an toàn và sử dụng đúng cách bao cao su khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng.
    Nguy cơ lây truyền HIV có thể giảm nếu bạn:
    - Không quan hệ tình dục khi chưa lập gia đình, hoặc trì hoãn lần quan hệ tình dục đầu tiên; Thực hiện nguyên tắc chung thủy một vợ một chồng;
    - Luôn sử dụng bao cao su và không quan hệ tình dục với nhiều người hoặc giảm số bạn tình.
    2. Lây truyền qua đường máu
    - HIV có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung các dụng cụ bơm kim tiêm với người nhiễm HIV. Dùng chung các vật dụng sắc nhọn khác (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng ...) cũng có thể lan truyền HIV.
    - Truyền máu và các chế phẩm máu có HIV (chưa qua xét nghiệm sàng lọc HIV hoặc có sàng lọc nhưng còn trong giai đoạn "cửa sổ").
    - Sử dụng các dụng cụ tiêm, chích qua da đã có tiếp xúc với máu/dịch nhiễm HIV mà chưa được vô khuẩn triệt để như: Bơm kim tiêm, kim châm cứu, kìm nhổ răng, kim xăm, dụng cụ bấm lỗ tai, dao cạo râu hoặc những vật sắc nhọn khác khi tiếp xúc không may gây chảy máu hay trầy xước da.
    - Bị dính máu của người nhiễm HIV vào da, niêm mạc, nhất là những nơi có vết thương hở hoặc xây sát là nơi HIV có thể xâm nhập trực tiếp vào máu…


    Trong các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm chích ma túy với người bị nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất trong việc làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV tại Việt Nam.
    Biện pháp phòng, chống lây truyền HIV qua đường máu:
    - Không dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da đã tiếp xúc với máu và dịch sinh học;
    - Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người khác;
    - 100% các túi máu, chế phẩm máu phải được xét nghiệm sàng lọc HIV;
    - Thực hiện nghiêm công tác vô trùng, tiệt khuẩn các dụng cụ y tế theo quy định.
    3. HIV lây từ mẹ sang con như thế nào và cách dự phòng?
    - Mẹ nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong thời gian mang thai, trong khi sinh hoặc cho con bú. Truyền từ mẹ sang con là đường truyền phổ biến nhất gây ra nhiễm HIV ở trẻ em. Mẹ truyền HIV cho con trong giai đoạn mang thai (trong tử cung), trong cuộc đẻ (khi bào thai tiếp xúc với máu và nước ối của mẹ trong khi đẻ tự nhiên) và qua sữa mẹ.
    - Không phải bà mẹ nào nhiễm HIV cũng sẽ truyền vi rút cho con. Nếu không được điều trị thích hợp khoảng 25-30% (một trong 3 hoặc 4) bà mẹ mang thai có nhiễm HIV sẽ truyền vi rút cho con của họ. Rất may là hiện nay đã có thuốc kháng vi rút hoạt động rất tốt nhằm ngăn chặn sự lan truyền vi rút. Nếu bà mẹ sử dụng các thuốc này trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh và con của họ khi sinh ra cũng được dùng thuốc ngay thì tỷ lệ truyền từ mẹ sang con sẽ có thể giảm từ 25% xuống còn khoảng 2% (ít hơn 2 trong 100 người). Thường xuyên xét nghiệm HIV cho phụ nữ có thai và cho họ thuốc kháng vi rút nếu bị nhiễm có thể làm giảm một cách đáng kể số trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV.
    Câu 6. Xin cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào? Làm thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có vi rút HIV?


    Trả lời:
    1. Khả năng tồn tại của vi rút HIV ngoài môi trường tự nhiên:
    - HIV là một vi rút yếu. Nó không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể. Trong một số điều kiện phòng thí nghiệm nghiêm ngặt và có kiểm soát, vi rút HIV có thể tồn tại trong vài ngày thậm trí là vài tuần. Tuy nhiên HIV không thể nhân lên bên ngoài cơ thể sống, ngoại trừ trong một số điều kiện hết sức hạn chế do đó nó không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài cơ thể;
    - Nếu một vật dụng hoặc một bề mặt bị nhiễm hoặc dính với các dịch thể sinh học như máu, thì có thể dễ dàng xử lý an toàn bằng các qui trình lý hoá như đun sôi, hấp, sấy hoặc sử dụng các hoá chất diệt khuẩn.
    2. Xử lý đối với những vật dụng có chứa HIV (ví dụ như trong môi trường bệnh viện hay chăm sóc tại hộ gia đình):
    Để đảm bảo an toàn, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử lý bằng các chất diệt khuẩn có hiệu quả.
    Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiệt khuẩn dưới đây:
    - Luộc sôi trong thời gian 20 phút kể từ khi nước sôi;
    - Hấp ướt ở nhiệt độ 121oC, 2 atm. trong 20 phút;
    - Hấp khô ở nhiệt độ 170oC trong 2 giờ;
    - Ngâm 30 phút trong các dung dịch hoá chất diệt khuẩn sẵn có như dung dịch có chứa Clo (Chloramin B 0,5%) cồn Ethanol 70% hoặc Betadine (Providon Iodin 2,5%).



  20. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 7. Ăn ở, sinh hoạt thông thường hàng ngày với người nhiễm HIV có bị lây nhiễm HIV không?
    Trả lời:
    HIV không lây nhiễm qua sinh hoạt thông thường hàng ngày, trong giao tiếp, tiếp xúc với người nhiễm HIV ví dụ như:
    - Ôm hôn nhẹ nhàng, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi…;
    - Tiếp xúc gần gũi xã giao với người nhiễm HIV (không quan hệ tình dục);
    - Ăn chung, dùng chung bát đũa, cốc chén;
    - Dùng chung nhà tắm, nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế;
    - Côn trùng như ruồi, muỗi, chấy, rận… không phải là trung gian lây truyền HIV.


    Câu 8. Có thể bị lây nhiễm HIV nếu bị phơi nhiễm với HIV không theo các đường lây truyền đã đề cập ở trên không?
    Trả lời:
    Mặc dù không phải là phổ biến, nhiễm HIV thông qua việc vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra (HIV không thể truyền qua làn da khỏe mạnh bình thường). Tuy nhiên các biện pháp thận trọng đơn giản vẫn được áp dụng trên toàn cầu để có thể bảo vệ chống lại khả năng lan truyền này.
    Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế có thể xảy ra khi làm các xét nghiệm có liên quan đến máu và dịch thể sinh học của bệnh nhân nhiễm HIV: khi làm các thủ thuật, phẫu thuật và khi chăm sóc. Do vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây nhiễm chéo HIV trong môi trường chăm sóc ở cơ sở y tế, cụ thể là:
    + Phải coi mọi bệnh phẩm có máu và dịch cơ thể đều có thể có nguy cơ lây nhiễm HIV;
    + Luôn phải đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể bệnh nhân. Mang các phương tiện phòng vệ như kính, khẩu trang, mặc áo choàng khi có nguy cơ bị máu và dịch cơ thể bệnh nhân bắn phải;
    + Nếu vết thương hở ở tay, chân hoặc có tổn thương da rỉ nước, phải băng kỹ và tốt nhất không tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của bệnh nhân cho đến khi tổn thương lành;
    + Khi trên mặt bàn, mặt sàn có máu hoặc dịch cơ thể bệnh nhân, phải đổ ngập tràn chỗ có máu và dịch bằng các dung dịch sát khuẩn như nước Javel, dung dịch có Clo..., để 20 phút sau đó dùng giẻ thấm khô rồi rửa sạch;
    + Đối với các đồ vải thấm máu và dịch, phải dùng kẹp để gắp cho vào túi riêng, nếu không có kẹp thì gấp phần có máu và dịch vào trong để tránh cầm phải chỗ có máu, sau đó vận chuyển đến nơi huỷ hoặc nhà giặt. Phải ngâm các đồ vải này trong các hoá chất sát trùng 20 phút trước khi giặt;
    + Đối với các chất thải (đờm, nước tiểu, phân... có máu hoặc các dịch cơ thể) cũng xử lý tương tự. Đổ ngập tràn vùng chất thải bằng các hoá chất sát trùng để 20 phút trước khi đổ vào nơi thải chung;
    + Luôn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đeo găng, trước và sau khi thăm khám bệnh nhân, sau khi giúp bệnh nhân đi vệ sinh.
    Câu 9. Sau khi sinh con tôi mới phát hiện mình bị nhiễm HIV. Tôi rất sợ mình đã truyền HIV sang đứa con mới sinh. Để yên tâm, tôi muốn đưa cháu đi xét nghiệm HIV ngay có được không vì cháu mới được 01 tháng tuổi?
    Trả lời:
    Xét nghiệm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi sẽ không cho kết quả chính xác. Vì vậy, để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên đưa con bạn đi xét nghiệm HIV khi con của bạn đủ 18 tháng tuổi.
    Ở một vài cơ sở y tế ở Việt Nam hiện đã có một loại xét nghiệm đặc biệt gọi là xét nghiệm PCR có thể xác định nhiễm HIV khi trẻ chưa đến 18 tháng tuổi, bạn hãy liên lạc với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tại địa phương mình để tìm hiểu xem hiện xét nghiệm đó đã có ở nơi bạn sống hay chưa.



  21. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 10. Xin cho biết, hiện tại đã có vắcxin và thuốc chữa HIV chưa? Tôi nghe nói người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV?
    Trả lời:
    1. Hiện tại vẫn chưa có vắcxin và thuốc chữa HIV. Tuy nhiên, đúng như bạn hỏi, hiện người nhiễm HIV đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
    2. Thuốc ARV được sử dụng để điều trị cho người nhiễm HIV theo chỉ định của thầy thuốc. Nếu tuân thủ nguyên tắc và quy trình điều trị kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì thuốc ARV sẽ đạt được những kết quả như sau:
    - Tăng cường chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ;
    - Giảm nồng độ HIV nhanh, dẫn đến bệnh tiến triển chậm, nguy cơ kháng thuốc giảm, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội thấp, giảm mức độ lây lan cho cộng đồng;
    - Tái tạo và phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.



  22. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương II
    TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM VÀ
    PHÒNG CHỐNG
    Câu 11. Nếu tôi muốn đi xét nghiệm HIV thì liệu tôi có nhận được tư vấn về xét nghiệm và về kết quả xét nghiệm hay không ?
    Trả lời:
    , theo Điều 26 Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, khi bạn yêu cầu được xét nghiệm HIV thì bạn sẽ được tư vấn trước và sau xét nghiệm. Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định như sau:
    1. Các trường hợp xét nghiệm HIV đều phải được tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
    2. Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV.
    3. Chỉ những người đã được tập huấn về tư vấn vấn phòng, chống HIV/AIDS mới được thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV”.
    Câu 12. Xin cho biết có phải cơ sở y tế nào cũng được xét nghiệm HIV và công bố kết quả HIV dương tính không?
    Trả lời:
    Không, xin khẳng định với bạn là “chỉ cơ sở xét nghiệm HIV đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính mới được quyền khẳng định các trường hợp HIV dương tính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó” (Khoản 1 Điều 29 của luật Phòng, chống HIV/AIDS).
    Câu 13. Xin cho biết việc xét nghiệm HIV trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc? Khi tôi vào bệnh viện để khám và điều trị, bệnh viện đã yêu cầu tôi làm một số xét nghiệm trong đó có xét nghiệm HIV. Xin hỏi, việc yêu cầu xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?


    đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
    Trả lời:
    Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
    1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
    “ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
    - Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
    2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
    Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
    Trả lời:
    Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.
    Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:


    đối với bệnh nhân khi khám và điều trị như vậy có đúng không?
    Trả lời:
    Không, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được bộ Y tế qui định, bệnh viện không có quyền đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu bạn không đồng ý làm điều đó.
    1. Theo quy định tại Điều 27 của luật Phòng, chống HIV/AIDS việc xét nghiệm HIV phải dựa trên cơ sở tự nguyện:
    “ - Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự.
    - Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
    2. Khoản 2 Điều 28 Luật Phòng chống HIV/AIDS qui định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh”.
    Câu 14. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
    Trả lời:
    Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.

  23. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:
    1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
    a) Người được xét nghiệm;
    b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
    c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
    d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
    e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
    f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.


    Câu 15. Xin hỏi, có quy định nào về qui trình truyền máu để đảm bảo máu an toàn và không nhiễm HIV khi truyền máu cho bệnh nhân không?
    Trả lời:
    Bạn yên tâm là pháp luật có quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người được truyền các túi máu và chế phẩm máu không bị nhiễm HIV. Điều 31 của Luật Phòng, chống HIV/AIIDS đã quy định:
    - “Các túi máu, chế phẩm máu đều phải được làm xét nghiệm HIV trước khi sử dụng kể cả trong trường hợp cấp cứu;
    - Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.
    - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc xét nghiệm sàng lọc HIV, lưu trữ kết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu huỷ các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm nhiễm HIV”.
    Câu 16. Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
    Trả lời:
    Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.
    Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyền truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.



  24. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương III
    CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ
    Câu 17. Xin cho biết, có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV không?
    Trả lời:
    Không, tại Điều 15 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV như sau:
    “1. Chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV.
    2. Bác sĩ khi kê đơn thuốc kháng HIV phải tuân thủ quy trình và phác đồ điều trị HIV/AIDS do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
    3. Người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng HIV”.
    Theo quy định nêu trên, các bác sĩ ở cơ sở y tế được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV nếu đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Do vậy, không phải bác sĩ nào cũng được kê đơn, sử dụng thuốc kháng HIV nếu không qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV.
    Câu 18. Tôi muốn mua thuốc kháng HIV (ARV). Vậy tôi có thể mua thuốc này ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc được không? Pháp luật có quy định nào đối với các cơ sở bán thuốc này không?
    Trả lời:
    , bạn có thể mua thuốc ARV tại các nhà thuốc đã có đăng ký. Theo qui định của Luật thì các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được phép bán thuốc kháng HIV. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ được bán thuốc kháng HIV khi đã được cấp số đăng ký lưu hành. Do vậy, bạn nên mua thuốc ở các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành để đảm bảo chất lượng. Hãy đề nghị nhà thuốc cho xem giấy phép chứng nhận họ có đăng ký bán thuốc ARV.
    Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS về Cung ứng thuốc kháng HIV quy định như sau:
    1. Các cơ sở bán buôn thuốc, bản lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp số lưu hành.
    2. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV theo đơn của bác sĩ điều trị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.


    Câu 19. Nhà nước ta có chế độ đối với người nhiễm HIV trong việc tiếp cận thuốc kháng HIV miễn phí hoặc được trợ giá không?
    Trả lời:
    , để đảm bảo sẵn có ARV cung cấp miễn phí cho những người có nhu cầu thiết yếu nhất, Chính phủ đã ra qui định về việc những người nào là đối tượng đủ điều kiện để sử dụng miễn phí các thuốc này. Theo quy định tại Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS thì:
    “1. Người nhiễm HIV được Nhà nước tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
    2. Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.
    3. Thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên sau đây:
    a) Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;
    b) Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
    c) Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
    d) Những người khác nhiễm HIV;
    .........”



  25. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
    Trả lời:
    , nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
    Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
    Trả lời :
    Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
    1. Đối với cơ sở y tế:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
    2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
    "Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).


    3. Đối với cán bộ y tế:
    ’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
    Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
    Trả lời:
    Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
    “1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
    2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
    3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
    4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
    ..........."



  26. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 20. Người đang tham gia Bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV có được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không ?
    Trả lời:
    , nếu bạn đang tham gia chế độ Bảo hiểm y tế của nhà nước. Theo quy định tại Điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS thì người đang tham gia Bảo hiểm y tế mà bị nhiễm HIV thì được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với thuốc kháng HIV thì chỉ được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
    Câu 21. Luật pháp có cho phép người nghiện hoặc lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện như heroin được tham gia liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone không?
    Trả lời :
    Luật pháp cho phép việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone, tuy nhiên hiện nay chương trình cũng như các cơ sở cung cấp dịch vụ này còn rất hạn chế. Xin vui lòng liên lạc với các Sở Y tế địa phương để tìm hiểu xem các dịch vụ này tại địa phương bạn đã có chưa. Tại Điều 10 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
    1. Đối với cơ sở y tế:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Không áp dụng biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính" (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định).
    2. Đối với người nghiện nghiện các chất dạng thuốc phiện:
    "Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế chỉ được thực hiện khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Trường hợp người nghiện các chất dạng thuốc phiện dưới 16 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế’’ (Khoản 2 Điều 10 của Nghị định).
    "Khi người nghiện các chất dạng thuốc phiện dùng thuốc thay thế phải có sự giám sát của nhân viên y tế’’ (Khoản 4 Điều 10 của Nghị định).


    3. Đối với cán bộ y tế:
    ’’Chỉ các bác sĩ, y sĩ đã qua tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và được các cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này phân công mới được quyền kê đơn thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện khi người đó có tên trong danh sách điều trị của chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 6 Điều 10 của Nghị định).
    Câu 22. Xin hỏi, Nhà nước ta có chế độ, chính sách như thế nào với trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi và người nhiễm HIV không nơi nương tựa?
    Trả lời:
    Luật phòng chống HIV/AIDS và Nghị đinh hướng dẫn thi hành luật đã có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và chăm sóc trẻ em và người nhiễm HIV không nơi nương tựa. Điều 41 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định về chăm sóc người nhiễm HIV trong đó có các đối tượng mà bạn hỏi như sau:
    “1. Người nhiễm HIV được chăm sóc tại gia đình, cơ sở y tế của Nhà nước.
    2. Trẻ em nhiễm HIV bị bỏ rơi, người nhiễm HIV không nơi nương tựa, không còn khả năng lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
    3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác được thành lập cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV.
    4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm huy động cộng đồng tham gia tổ chức các hình thức chăm sóc người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng.
    ..........."
    Để thực hiện quy định tại Khoản 2 nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định này đã quy định rõ chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tại Điều 4 của Nghị định quy định như sau:
    "1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha nhưng mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng, trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ gia đình nghèo.
    ……………”.
    Tại Điều 5 của Nghị định này cũng quy định:
    "Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 của Điều 4 Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng".
    Câu 23. Xin hỏi người nhiễm HIV có được thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau không?
    Trả lời:
    Có, theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 thì: "...Công dân có quyền hội họp, lập hội... theo quy định của pháp luật".
    Để thực hiện quy định của Hiến pháp, khoản 2 Điều 20 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định cụ thể về quyền này của người nhiễm HIV: "Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia các hoạt động: Nhóm giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác của người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV... ".
    Như vậy, Nhà nước ta khuyến khích người nhiễm HIV thành lập các nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ và giúp đỡ nhau và tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.
    Câu 24. Xin cho biết Nhà nước ta có chính sách ưu tiên nào đối với phụ nữ bị nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ không?


    Trả lời:
    Nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người tình nguyện hoặc được trả lương trực tiếp tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và được cấp thẻ theo quy định của pháp luật. Những người này bao gồm tuyên truyền viên đồng đẳng và những người tình nguyện khác (Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 7 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP như sau:
    “1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
    a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
    b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
    2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có trách nhiệm:


    a) Thông báo với Ủy ban nhân dân và công an cấp xã trước khi triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên địa bàn;
    b) Sử dụng thẻ khi thực hiện nhiệm vụ đúng với phạm vi trách nhiệm được phân công".
    Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tại mục a, khoản 2 điều 11 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP có qui định thêm về việc quản lý các hoạt động giảm tác hại trong đó qui định về Trách nhiệm thực hiện kiểm tra giám sát: “ Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các qui định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng qui định của pháp luật".
    Theo các qui định trên, nếu phát hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào xảy ra thì sẽ có những biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo mức độ vi phạm.



  27. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Câu 26. Tôi là cán bộ y tế ở một bệnh viện. Xin hỏi Nhà nước có chế độ, chính sách hỗ trợ đối với nhân viên y tế phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hay không?
    Trả lời:
    , luật pháp có qui định các biện pháp cụ thể hỗ trợ nhân viên y tế và những người có thể bị nhiễm hoặc phơi nhiễm với HIV trong công việc.
    1. Điều 45 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế độ, chính sách đối với người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc điều trị người nhiễm HIV như sau:
    "Người trực tiếp làm xét nghiệm HIV, quản lý, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở y tế của Nhà nước, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trại giam, trại tạm giam được ưu tiên các trang bị phương tiện, dụng cụ cần thiết để phòng, chống lây nhiễm HIV, hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ".
    2. Điều 36 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về dự phòng sau phơi nhiễm với HIV như sau:
    "1. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn, hướng dẫn điều trị và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.
    2. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 46 của Luật này".
    3. Điều 46 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định về chế dộ đối với người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:
    "1. Người bị phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.
    2. Người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được khám, chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội và được cấp thuốc kháng HIV miễn phí.
    .........."



Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cho e thắc mắc chút kiến thức về vấn đề bệnh ngoài da!!!!
    Bởi Bladmaster trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 03:59
  2. 1 chút ý kiến.
    Bởi motchutnhinlai trong diễn đàn Góp ý của bạn
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-07-2013, 08:32
  3. Em cần xin ý kiến anh tuấn về bao cao su.
    Bởi popbob trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 29-06-2013, 04:19

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •