Trang 14 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 41213141516 ... CuốiCuối
Kết quả 261 đến 280 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #261
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đà Nẵng: Nhiều bệnh nhân bỏ điều trị nghiện bằng methadone

    Thứ ba 17/11/2015 16:00
    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Đà Nẵng đã giúp nhiều bệnh nhân phục hồi sức khỏe, có việc làm... Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, có hơn 26% số bệnh nhân bỏ điều trị.




    Ảnh minh họa

    Bệnh nhân tự bỏ điều trị?



    Tại Đà Nẵng, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone được triển khai từ ngày 1/10/2010. Tính đến đầu tháng 8/2015, có 552 bệnh nhân đang tham gia điều trị, trong đó có 208 bệnh nhân ra khỏi chương trình, chiếm hơn 26,5% tổng số bệnh nhân đang điều trị. Bác sĩ Nguyễn Phú Đoan Trinh, Trưởng cơ sở 2 điều trị nghiện bằng methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết, nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân tự bỏ, có hành vi vi phạm pháp luật và một số người khi đang cai nghiện heroin thì nghiện thêm ma túy tổng hợp nên phải cai nghiện tập trung ở Trung tâm Giáo dục - dạy nghề 05-06.

    “Nguyên nhân do có một số bệnh nhân đi làm ăn xa, một số nơi chưa có chương trình điều trị nghiện bằng methadone nên không tham gia được, dẫn đến gián đoạn, bỏ điều trị. Cũng có một số bệnh nhân điều trị một thời gian thấy không còn cảm giác thèm thuốc nên bỏ điều trị và khi bị bạn bè rủ rê thì nghiện lại”, bác sĩ Trinh nói.

    Thực tế hiện nay, có không ít bệnh nhân khi đang cai nghiện (nghiện heroin) bằng methadone, bị bạn bè rủ rê lại nghiện thêm ma túy tổng hợp nên phải cai nghiện tập trung tại ở Trung tâm Giáo dục - dạy nghề 05-06.

    Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Chất này được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, từ từ làm giảm thèm muốn và tác động của heroin. Điều trị nghiện heroin bằng methadone là điều trị duy trì, đòi hỏi phải được áp dụng thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên, tùy từng người, sau một thời gian rất lâu, có thể giảm dần liều và ra khỏi chương trình nếu đã điều trị thành công.

    “Chúng tôi đã tạo mọi điều kiện cho bệnh nhân, nhất là về thời gian, có thể từ 6 giờ 30 sáng hoặc giữa trưa (nếu bệnh nhân yêu cầu và có lý do hợp lý) để bệnh nhân tiện đến uống thuốc”, bác sĩ Trinh nói. Bác sĩ Trinh cũng cho biết thêm, hiện đã có một số trường hợp sau một thời gian bỏ điều trị nghiện bằng methadone đã quay trở lại xin tham gia chương trình để tiếp tục uống thuốc.

    Tuyên truyền, vận động người nghiện


    Theo bà Phạm Thị Đào, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng, hiện chỉ có 4,3% bệnh nhân nhiễm HIV trong tổng số bệnh nhân đang điều trị nghiện bằng methadone và không ghi nhận ca nhiễm HIV mới nào. Đó là hiệu quả rõ rệt nhất mà việc điều trị nghiện bằng methadone mang lại.

    Đồng thời, trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt, đa số tăng từ 2-3kg sau 6 tháng điều trị. Trước khi tham gia chương trình, chỉ có 136 người có việc làm thì nay tăng lên 246 người. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người nghiện chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định.

    Tại buổi làm việc mới đây với lãnh đạo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng cho rằng, cần làm tốt công tác tuyên truyền hơn nữa để người bệnh hiểu nhiều hơn về hiệu quả của việc cai nghiện bằng methadone.

    “Chương trình cai nghiện bằng methadone đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giúp nhiều bệnh nhân không sử dụng ma túy, giảm chi phí đáng kể với người nghiện. Nhiều người đã có việc làm, có gia đình ổn định, không còn ám ảnh việc phải tìm đến ma túy, góp phần giảm tệ nạn xã hội.

    Tuy nhiên, số lượng người điều trị chỉ khoảng 80% so với số người nghiện heroin. Bởi vậy, cần vận động, thuyết phục nhiều hơn nữa người nghiện tham gia vào chương trình”, Phó Chủ tịch Đặng Việt Dũng nói. Ông Dũng còn cho rằng, điều quan trọng là phải tạo công ăn việc làm cho người đang cai nghiện để họ có cuộc sống ổn định, góp phần cai nghiện thành công.
    Theo Báo Đà Nẵng

  2. #262
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện thay thế bằng liệu pháp Methadone Ghi nhận kết quả bước đầu
    Cập nhật: 9 : 13' : 42'' (GMT+7) - 18 / 11 / 2015

    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone được đưa vào sử dụng ở tỉnh Bến Tre từ đầu tháng 8-2014 tại số 4, đường Nguyễn Trung Trực, Phường 1, TP. Bến Tre, với chỉ tiêu được giao ban đầu là 140 bệnh nhân. Qua gần 15 tháng triển khai thực hiện, đến nay, Khoa điều trị Methadone (Sở Y tế) đã tiếp nhận 248 bệnh nhân đến điều trị.Phục hồi chức năng tâm sinh lý


















    Các bệnh nhân đến điểm uống thuốc tại Khoa điều trị Methadone.


    Bác sĩ Huỳnh Như Ý - Trưởng Khoa điều trị Methadone cho biết: Methadone có tác dụng giúp bệnh nhân giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích heroin, giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Người điều trị bằng Methadone phải trải qua các giai đoạn: khởi liều (khoảng 2 tuần đầu), chỉnh liều (từ 1 - 3 tháng), duy trì (khoảng 1 năm) sau đó là giảm liều (trên 1 năm). Các bệnh nhân phải đến uống thuốc hàng ngày, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ, Tết. Sau một thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ giảm được cảm giác thèm nhớ, khống chế tác động cảm giác nghiện ma túy.

    Nhìn chung, đa số bệnh nhân tham gia chương trình điều trị đã có chuyển biến tích cực, từ lời ăn tiếng nói, cơ thể có nhiều thay đổi; ăn mặc chỉn chu, sống có trách nhiệm hơn với gia đình; xóa dần tâm lý tự ti, mặc cảm, tái hòa nhập cộng đồng. Bệnh nhân khi đã ở giai đoạn ổn định liều sẽ không có cảm giác khi sử dụng lại heroin. Để thu hút, vận động bệnh nhân tham gia chương trình đều đặn thì biện pháp tư vấn đóng vai trò quan trọng: khoảng 70% bệnh nhân đã có sự chuyển biến tích cực, có sự hợp tác trong quá trình điều trị; xã hội tiết kiệm nguồn kinh phí lớn từ việc mua ma túy; hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội, sự phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nghiện ma túy và giảm thiểu tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS qua tiêm chích ma túy.

    Các bệnh nhân sau một thời gian điều trị tại cơ sở đều chuyển biến tích cực: ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân, đồng thời không còn cảm giác thèm nhớ, lên cơn vật vã như lúc sử dụng heroin. Điều đáng mừng là sự thay đổi cách nhìn từ phía gia đình, cộng đồng đối với người điều trị Methadone: không còn bị kỳ thị, tự kỳ thị, được tôn trọng và tin tưởng, nhiều người đã hòa nhập tốt và tìm lại được giá trị đích thực của cuộc sống.

    Anh Nguyễn Hoàng M.H. ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách đã tham gia chữa trị bằng Methadone được gần 8 tháng, cho biết tình trạng sức khỏe của bản thân rất tốt, tâm sinh lý ổn định hơn nhiều so với lúc đang sử dụng heroin. Từ khi điều trị Methadone đến nay, anh đã đi làm để góp phần ổn định kinh tế gia đình, đồng thời, duy trì uống Methadone đều đặn mỗi ngày với quyết tâm thoát khỏi heroin.

    Hòa nhập tốt với cộng đồng

    Theo anh Lữ H.P. ở xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tham gia điều trị bằng liệu pháp Methadone được hơn 1 năm qua thì việc điều trị bằng Methadone có hiệu quả tích cực đối với anh cùng gia đình. Từ khi điều trị đến nay, anh thấy tinh thần rất thoải mái, sức khỏe đã tốt lên rất nhiều, tăng cân được khoảng 4kg. Gia đình anh H.P. không còn bất hòa như trước, bởi anh đã có công việc ổn định để làm hàng ngày và mức thu nhập cũng kha khá. Thêm vào đó, anh không phải tốn tiền để mua ma túy sử dụng như trước đây nên bắt đầu có tích lũy. Khi bạn bè rủ rê, H.P. thẳng thừng từ chối và trả lời rằng đang điều trị Methadone nên không chơi ma túy nữa.

    Qua công tác tuyên truyền, vận động, số lượng người đến đăng ký điều trị bằng Methadone càng ngày càng đông, đây là một tín hiệu đáng mừng. Một tín hiệu đáng mừng nữa là hiện tại, đã có trên 70 người điều trị Methadone tại Bến Tre đang ở trong giai đoạn giảm liều. Những người ở giai đoạn này đều có thể chất tốt, tâm lý ổn định và hòa nhập tốt với cộng đồng. Tuy nhiên, việc uống thuốc mỗi ngày tại Khoa điều trị Methadone cũng gây khó khăn cho một số người bệnh, nhất là đối với những người ở vùng sâu, vùng xa.

    Điều trị nghiện thay thế bằng Methadone còn góp phần ngăn ngừa các bệnh dễ lây nhiễm do dùng chung kim tiêm như HIV, viêm gan siêu vi... Ngoài ra còn góp phần hạn chế tội phạm do các con nghiện gây ra trong những cơn đói thuốc.

    Với những kết quả bước đầu đạt được qua Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng liệu pháp thay thế Methadone, mong rằng số người cai nghiện ma túy bằng phương pháp này sẽ thu hút ngày càng nhiều số người nghiện ma túy trong tỉnh nhằm từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy, góp phần giữ vững ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn.


    • Bài, ảnh: Văn Thỉnh

    http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=d...print&id=45790

  3. #263
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mở rộng điều trị Methadone cho người nghiện ma túy
    Thứ bảy, 21/11/2015 16 giờ 04 GMT+0
    Lũy tích từ đầu triển khai chương trình điều trị Methadone đến cuối tháng 10-2015, TP Cần Thơ có 1.131 bệnh nhân tham gia điều trị Methadone nhưng chỉ có 543 bệnh nhân đang điều trị Methadone. Nguyên nhân do bệnh nhân tự ý bỏ điều trị, vi phạm pháp luật, nhà ở xa cơ sở... Nhằm tăng số lượng bệnh nhân tham gia điều trị, vừa qua, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ đã triển khai thêm một cơ sở điều trị Methadone…



    * Đơn giản hóa thủ tục



    Ngày 9-11-2015, Phòng khám Chuyên khoa HIV/AIDS và Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone, trực thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ khởi liều Methadone cho 4 bệnh nhân nghiện heroin. Trong hàng ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại phòng khám, thỉnh thoảng các cán bộ y tế đến trò chuyện, tư vấn; người nhà luôn ngồi bên cạnh, động viên bệnh nhân. Ấn tượng nhất với chúng tôi là một phụ nữ dáng người lam lũ, gương mặt hốc hác, khoảng 60 tuổi, ngồi bên cạnh con, nhỏ nhẹ động viên. Chị kể: "Vợ chồng tôi sinh sống nghề bán vé số. Tôi chỉ có một con trai, cố gắng nuôi dưỡng, dạy dỗ. Tôi cho con học nghề điện tử, rồi đi làm, mỗi tháng cũng được 3-4 triệu đồng. Thấy con có việc làm ổn định, tôi vui lắm, nhưng không ngờ, con tôi sa chân vào ma túy, phải nghỉ việc. Mỗi lần lên cơn ghiền, con khóc lóc, van xin, cầm lòng không được, tôi phải cho tiền, mỗi ngày khoảng 200.000 đồng. Tôi cực khổ bán vé số được bao nhiêu tiền, con đem "nướng" hết vào ma túy. Thấy tôi khóc suốt, không có tiền để con thỏa mãn cơn nghiền, con nói tôi giúp mua thuốc tây về nhà tự cai. Cai một thời gian thì con nghiện lại. Tôi nghe nói về uống Methadone lâu rồi nhưng do không có hộ khẩu, chuyển nơi trọ liên tục nên tôi không làm thủ tục điều trị Methadone cho con được. Nghe chị bạn có hai người thân đang điều trị Methadone nói uống có kết quả và khuyên tôi đến Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ đăng ký điều trị cho con vì ở đây có cơ sở mới, thủ tục bây giờ cũng đơn giản hơn trước đây. Lúc tôi liên hệ, Trung tâm chưa mở cơ sở, tôi thường xuyên điện thoại, thăm dò. Khi cơ sở đi vào hoạt động, tôi mừng quá. Thủ tục bây giờ đơn giản, không cần xác nhận của công an và chính quyền địa phương, chỉ cần làm đơn, có hình, pho to chứng minh nhân dân và hộ khẩu. Tôi mừng quá, cả đêm không ngủ. Hôm nay, tôi nghỉ bán cùng đi để động viên, khích lệ tinh thần con trai. Hy vọng con tôi uống Methadone, sẽ đoạn tuyệt ma túy và làm lại cuộc đời".



    Bệnh nhân uống Methadone tại Phòng khám Chuyên khoa HIV/AIDS và Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone.


    Theo bác sĩ Phạm Thị Bạch Quí, Trưởng phòng khám, sau khi uống liều thuốc đầu tiên, lượng thuốc chưa đáp ứng nhu cầu người bệnh, các bác sĩ sẽ theo dõi và điều chỉnh từ từ. Thời gian dò liều thường kéo dài từ 1-3 tháng. Khi mới uống, tùy theo bệnh nhân có các phản ứng phụ như: khô môi, táo bón, bứt rứt... nhưng không kéo dài lâu. Trong thời gian dò liều, gia đình cần theo dõi để có thể động viên, hỗ trợ bệnh nhân tuân thủ điều trị.


    Theo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, hiện nay, các cơ sở điều trị Methadone, thủ tục đăng ký điều trị được đơn giản hóa so với lúc mới triển khai. Cơ sở nhận hồ sơ sẽ trả lời kết quả trong vòng 10 ngày. Trước đây, đối với một số bệnh nhân không có hộ khẩu và chứng minh nhân dân gặp khó khăn trong đăng ký điều trị thì hiện nay, khi được địa phương xác nhận thì cũng được cơ sở tiếp nhận điều trị.


    * Thêm cơ hội lựa chọn cho bệnh nhân



    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, hiện nay, toàn thành phố có 5 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm HIV/AIDS thành phố và các quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt). Trong đó, cơ sở điều trị của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ nhận đăng ký điều trị tất cả bệnh nhân có nhu cầu trong toàn thành phố. Khi chọn cơ sở điều trị, bệnh nhân và gia đình cần cân nhắc vì phải uống thuốc hàng ngày, không nên chọn cơ sở ở quá xa nơi cư trú. Cơ sở Methadone đặt tại các quận đều thực hiện lồng ghép điều trị Methadone, ARV, tư vấn xét nghiệm HIV; riêng cơ sở tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ chỉ triển khai điều trị Methadone. Bác sĩ Nguyễn Quang Thông, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, cho biết: "Việc lồng ghép tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vừa nghiện heroin, vừa nhiễm HIV thì vừa điều trị Methadone, vừa uống thuốc kháng vi rút (ARV) tại 1 cơ sở, đỡ tốn kém chi phí đi lại. Việc lồng ghép này cũng giúp bác sĩ theo dõi sát tình hình bệnh nhân. Do cơ sở ở trung tâm mới thành lập, đang xin giấy phép khám, chữa bệnh nên chưa triển khai điều trị ARV. Sắp tới, khi có giấy phép, chúng tôi sẽ lồng ghép điều trị Methadone, ARV, tư vấn xét nghiệm chung để thuận tiện cho bệnh nhân. Việc thành lập cơ sở tại Trung tâm để bệnh nhân có thêm sự lựa chọn cơ sở điều trị, góp phần tăng tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị Methadone".

    Hiện nay, số bệnh nhân uống Methadone mới đạt khoảng 48,1% so với chỉ tiêu. Do vậy, để đạt được các chỉ tiêu về điều trị Methadone, dự kiến từ đây đến cuối năm 2015, TP Cần Thơ mở thêm điểm cấp phát thuốc Methadone ở huyện Vĩnh Thạnh. Các quận, huyện còn lại, dự kiến sẽ mở điểm cấp thuốc trong năm 2016, nhằm rút ngắn quãng đường bệnh nhân đến cơ sở uống thuốc hằng ngày. Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Thông, cơ sở điều trị cần 10 người nhưng điểm cấp phát thuốc vệ tinh thì chỉ cần 4 người. Vì thế, nếu tình hình bệnh nhân ổn định, qua giai đoạn dò liều thì có thể chuyển về các cơ sở cấp phát thuốc vệ tinh để việc điều trị thuận tiện và đạt hiệu quả hơn.
    Bài, ảnh: H.Hoa
    http://www.baocantho.com.vn/?mod=det...7&p=&id=171821

  4. #264
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện ma túy tại cộng đồng: 5 năm vẫn chờ hướng dẫn

    Thứ hai 23/11/2015 16:10
    Mô hình cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng được coi là giải pháp giúp giảm tải cho các cơ sở cai nghiện tập trung. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 94/2010/NÐ-CP của Chính phủ quy định về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng có hiệu lực, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa triển khai được.






    Bệnh nhân uống Methadone tại Trung tâm cai nghiện bằng Methadone TPVũng Tàu

    Thiếu nhân lực thực hiện



    Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn tỉnh hiện là hơn 2.500 đối tượng; số đang cai nghiện tại Trung tâm giáo dục, lao động và dạy nghề tỉnh là 251, trong đó, 29 đối tượng cai nghiện tự nguyện.

    Theo báo cáo của UBND tỉnh gửi Bộ LĐTBXH, nguyên nhân của việc chưa thể triển khai mô hình cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thời gian qua là do tỉnh có khó khăn về nhân lực. Việc thành lập các tổ công tác thực hiện cai nghiện, bố trí y, bác sĩ chuyên khoa, các cơ sở y tế điều trị cắt cơn riêng chưa đáp ứng được yêu cầu quy định trong Nghị định 94. Nguyên nhân là do toàn tỉnh phải tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thí điểm điều trị cai nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP.Vũng Tàu và huyện Long Điền. Bên cạnh đó, do e ngại bị kỳ thị từ cộng đồng nên rất ít người tự nguyện khai báo và đăng ký cai nghiện.


    Trước đây, BR-VT từng triển khai mô hình cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng nhưng không mấy thành công, tỷ lệ tái nghiện cao. Tỉnh cũng đã từng có một số cơ sở cai nghiện tư nhân, nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay hầu như không còn hoạt động.


    Trước thực trạng đó, nhằm tháo gỡ khó khăn khi triển khai công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, cuối năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành Đề án đổi mới công tác cai nghiện trên địa bàn tỉnh BR-VT đến năm 2020. Đồng thời, UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch thực hiện đề án đổi mới cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó, năm 2015, tỉnh sẽ thực hiện nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 43,73% hiện nay lên 70%, trong đó, giảm dần tỷ lệ điều trị cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đối với người nghiện có hộ khẩu tỉnh BR-VT xuống còn 20%.


    Đồng thời, trong năm 2015, BR-VT sẽ thí điểm thành lập các điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện tự nguyện và quản lý sau cai tại cộng đồng ở các trạm y tế xã, phường tại thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Long Điền, huyện Tân Thành. Tuy nhiên, đến nay các chỉ tiêu trên và kể cả các điểm tư vấn thí điểm tại các trạm y tế xã, phường vẫn chưa thực hiện được và chưa có bất cứ trường hợp nào được hỗ trợ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng.


    Một số khâu chưa có hướng dẫn


    Qua trao đổi với một số sở, ngành liên quan cho thấy, tình trạng thiếu phối hợp chặt chẽ, thiếu văn bản hướng dẫn của cấp Trung ương về cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng đã phần nào ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện tại BR-VT. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh cho biết, để thực hiện điều trị cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cần sự phối hợp giữa các ngành LĐTBXH, y tế, công an và các ban, ngành, đoàn thể cũng như cộng đồng. Đây là việc làm có nhiều vấn đề mới, quy trình phức tạp, các đơn vị chưa có kinh nghiệm, cộng thêm nguồn nhân lực, trang thiết bị, trình độ cán bộ chưa theo kịp nhu cầu thực tế nên việc triển khai gặp khó.


    Bà Hương cho biết thêm, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, tỉnh đã tổ chức đoàn cán bộ học tập kinh nghiệm ở tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, phối hợp với Tổ chuyên gia giúp việc cho Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy và mại dâm cùng Trung tâm hỗ trợ sáng kiến cộng đồng (SCDI) tập huấn, hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” cho cán bộ trực tiếp tham gia mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.


    Qua trao đổi về nhiệm vụ vai trò của ngành y tế trong việc cùng phối hợp triển khai mô hình, ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế cho biết, thời gian qua, Sở Y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về chẩn đoán và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện và ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và cấp chứng chỉ tập huấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho 158 cán bộ trong và ngoài ngành. Sở Y tế cũng đã công bố danh sách 101 y, bác sĩ có đủ thẩm quyền xác nhận tình trạng nghiện ma túy theo quy định. Sở đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tạo điều kiện cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện được tiếp cận các chương trình điều trị nghiện, chương trình can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, chương trình điều trị bằng thuốc ARV… tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trung tâm y tế các huyện, thành phố, các cơ sở điều trị Methadone.


    Các nhiệm vụ còn lại, đến thời điểm này, Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn nâng cấp, phát triển các cơ sở điều trị bằng Methadone thành cơ sở điều trị toàn diện, cơ sở cấp phát thuốc thay thế thành các điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị tại cộng đồng nên Sở Y tế không có căn cứ thực hiện.


    Ngoài những “lấn cấn” trong triển khai, nếu các gia đình có đối tượng nghiện và cộng đồng không mặn mà với công tác này thì sẽ khó lòng thực hiện. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động đối tượng tự nguyện tham gia dưới sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng.


    Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ mười hai (12) tuổi trở lên. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch UBND cấp xã...









    Ngoài các cơ quan chuyên môn có liên quan (LĐTBXH, y tế, công an...) ở mỗi xã, phường triển khai phải thành lập tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch UBND cấp xã (Tổ trưởng). Các thành viên gồm: cán bộ phụ trách LĐTBXH, công an, cán bộ y tế cấp xã; đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận; người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.

















    (Theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng)
    Theo báo Bà Rịa - Vũng Tàu

  5. #265
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng: Phấn đấu điều trị thay thế bằng Methadone cho 5 nghìn người

    Thứ năm 26/11/2015 17:13
    UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn thành phố.





    Ảnh minh họa

    Kế hoạch hướng tới mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện dự phòng nhằm kìm chế giảm tỷ lệ gia tăng số người nghiện mới, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

    Cụ thể, đến năm 2020, phấn đấu 100% cán bộ cấp ủy, chính quyền các cấp và 80% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghiện; 100% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có đầy đủ văn bằng chứng chỉ theo quy định. Bên cạnh đó, nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý lên 75%, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội còn 6%; đồng thời, tăng tỷ lệ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng có việc làm lên 70%.

    Kế hoạch xác định các nhiệm vụ chủ yếu thành phố phải thực hiện từ nay đến năm 2020 đó là: nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện ma túy; tập huấn và nâng cao năng lực cán bộ y tế thực hiện; phát triển các cơ sở điều trị nghiện tự nguyện; phát triển điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại gia đình và cộng đồng; từ 2016 - 2020, thành lập thêm 06 cơ sở điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện tại các quận, huyện và trong các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, nâng số người được điều trị thay thế bằng Methadone lên 5.000 người vào năm 2020.


    Để thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra, thành phố phải tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện; đồng thời, huy động nhiều nguồn lực thực hiện; đẩy mạnh áp dụng các phương pháp điều trị nghiện; bên cạnh đó, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ, các quốc gia khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả việc thực hiện Kế hoạch, các quy định của pháp luật trong cai nghiện ma túy, và sử dụng các nguồn lực phục vụ đổi mới công tác cai nghiện.
    Thu Hà
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Hai-Pho...guoi/15887.vgp

  6. #266
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện bằng Methadone giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS


    Yến Nhi

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.


    Điều trị nghiện ma túy bằng methadone giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.



    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang


    Tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS giảm




    Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sau 5 năm triển khai, chương trình thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đã có hiệu quả tốt, đã giúp bệnh nhân điều trị an toàn, thay đổi hành vi nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng heroin, giảm tội phạm do người nghiện gây ra. Nhờ việc tham gia điều trị methadone, các bệnh nhân đã lấy lại được niềm tin của gia đình và tự đến uống thuốc hằng ngày tại các cơ sở điều trị. Một số người đã tìm được việc làm giúp đỡ gia đình và bước đầu ổn định cuộc sống.
    Cùng với đó, việc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cũng đã chứng tỏ hiệu quả về dự phòng lây nhiễm HIV, xã hội, kinh tế tại Hà Nội. Nhờ đó, việc triển khai thí điểm điều trị methadone trên địa bàn TP đang được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội đồng tình ủng hộ, dư luận xã hội hoan nghênh, mong muốn mở rộng điều trị methadone để đáp ứng nhu cầu của gia đình và bệnh nhân trong việc điều trị có hiệu quả bằng Methadone tại cộng đồng và không phải cai nghiện tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tệ nạn, tội phạm xã hội.


    Ông Lê Nhân Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hà Nội - cho biết: Hiện Hà Nội có tổng số người nghiện theo danh sách quản lý là 16.066 người, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone chỉ là hình thức điều trị nghiện (cai nghiện bắt buộc, tự nguyện tại cộng đồng, cai nghiện tự tập trung tại Trung tâm Giáo dục - lao động xã hội, điều trị methadone). Số người nghiện có mặt tại cộng đồng khoảng 8.000 người. Số còn lại đang ở các trung tâm giáo dục lao động xã hội, trại tạm giam, trại giam, vắng mặt nơi cư trú, do đó chỉ tiêu mà thành phố được giao là rất cao.


    Thực tế triển khai cho thấy methadone giúp các bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện khác giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm lây nhiễm HIV, có cuộc sống bình thường và việc làm ổn định, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Một số ít bệnh nhân mặc dù đã được điều trị ổn định bằng methadone nhưng vẫn còn sử dụng chất ma túy tổng hợp làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị và hiệu quả chương trình methadone. Cùng với đó, để đảm bảo hiệu quả thì các bệnh nhân phải có ý chí và quyết tâm cao, phải tự nguyện và hợp tác tốt với cơ sở điều trị.


    Điều kiện để được điều trị bằng methadone



    Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), điều trị duy trì dài hạn bằng methadone hay trị liệu - liệu pháp duy trì bằng methadone là một trong những phương pháp trị liệu bằng thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin). Methadone là một loại thuốc á phiện tổng hợp (synthetic opiate) có tác dụng lâu hơn heroin, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc.


    Methadone được phân phối dưới dạng xirô để uống và được các bác sĩ đã được Bộ Y tế cấp phép kê toa cho những người nghiện heroin dùng hằng ngày. Người nghiện được uống methadone hằng ngày, giúp họ sinh hoạt bình thường (trừ việc lái xe hoặc điều khiển máy móc). Methadone rẻ hơn heroin và tác dụng trong cơ thể lâu hơn heroin. Một liều tác dụng khoảng 24 giờ, cho nên người nghiện được ổn định cơn nghiện để làm việc, để giải quyết mọi công việc trong cuộc sống hằng ngày không phải lo nghĩ tìm kiếm heroin cho cơn nghiện kế tiếp. Chương trình điều trị có thể kéo dài khoảng hai năm hoặc lâu hơn. Khi nào bệnh nhân muốn kết thúc việc điều trị, bác sĩ điều trị sẽ giảm dần dần liều lượng. Thông thường khoảng từ 3 đến 12 tháng tùy theo lượng methadone họ đang sử dụng.


    Người nghiện ma túy và gia đình cần liên lạc với các dịch vụ điều trị về ma túy của Bộ Y tế địa phương, hoặc các bác sĩ gia đình đã được Bộ Y tế cấp phép để được cho toa methadone làm căn cứ chẩn định về mức độ nghiện ma túy. Nếu thấy thích hợp với chương trình methadone, bác sĩ sẽ làm tờ trình đề nghị Bộ Y tế cho phép người nghiện tham gia chương trình. Sau đó, hằng ngày người nghiện đến trung tâm y tế đã được sắp xếp để uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên phát thuốc.
    http://laodong.com.vn/trang-ha-noi/c...ids-401976.bld

  7. #267
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung kiểm tra công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh

    Cập nhật 02/12/2015 07:48 SA

    Chiều ngày 01/12/2015, đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của tỉnh đã có buổi kiểm tra hoạt động và công tác điều trị Methadone tại Cơ sở điều trị Methadone, đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế.


    Bà Trần Thị Ngọc - GĐ Trung tâm PC HIV/AIDS báo cáo về hoạt động điều trị bằng Methadone tại buổi làm việc


    Việc dùng Methadone để điều trị cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện đã được áp dụng hơn 40 năm qua ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp... Tại Việt Nam, từ tháng 4/2008 chương trình điều trị Methadone, được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm tại Tp Hồ Chí Minh và Tp Hải Phòng, tính đến tháng 10/2014 cả nước đã có 38 tỉnh/thành phố triển khai chương trình điều trị Methadone.

    Cơ sở điều trị Methadone trên đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế là nơi triển khai điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh, từ giữa tháng 11/2014. Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu nhưng cơ sở này đã nhận được nhiều đơn đăng ký tham gia điều trị bằng Methadone của những người nghiện ma túy. Đến nay, đã có 259 hồ sơ đăng ký điều trị và có 244 lượt bệnh nhân đảm bảo đúng tiêu chí để đưa vào điều trị. Trong quá trình điều trị, có 42 bệnh nhân ra khỏi chương trình do vi phạm pháp luật và tự bỏ điều trị. Vì vậy, hiện nay còn 202 bệnh nhân đang tham gia điều trị, phần lớn trong số này tham gia điều trị ổn định liều, phục hồi chức năng tâm lý, ổn định cuộc sống.

    Theo báo cáo của phòng PC 74 – Công an tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 460 người nghiện các chất dạng thuốc phiện (gồm heroin, cần sa, ma túy tổng hợp), trong đó gần 60% người nghiện tập trung ở thành phố Huế, và hơn 70% trong số đó tập trung ở độ tuổi từ 20-29. Mặc dù tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy không nhiều, nhưng đối với nhóm đối tượng nghiện ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao. Vì vậy, tại buổi làm việc, bà Trần Thị Ngọc – Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Việc triển khai điều trị methadone cho người nghiện các chất thuốc phiện vừa giúp người nghiện từ bỏ ma túy, hạn chế lây nhiễm HIV, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình, vừa giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội.


    Hoạt động tư vấn diễn ra tại cơ sở

    Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đánh giá cao những tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của chương trình can thiệp giảm tác hại bằng việc điều trị Methadone đem lại, đồng thời chỉ đạo: ngành Y tế, Công an tỉnh, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để đối tượng có cơ hội tham gia chương trình thuận tiện. Đối với công tác điều trị Methadone, nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới, ngành y tế Thừa Thiên Huế cần tăng cường kết hợp điều trị Methadone với liệu pháp dược lý và các hoạt động tư vấn hỗ trợ tâm lý, nâng cao thể lực, động viên tìm việc làm, giáo dục kỹ năng sống, dự phòng tái nghiện cho bệnh nhân. Song song đó, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính từ cấp xã, phường để nhanh chóng xác nhận đơn xin điều trị cho người có nhu cầu, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Mặt khác, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích về mặt xã hội của chương trình điều trị Methadone…
    www.thuathienhue.gov.vn

  8. #268
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả bước đầu của Chương trình điều trị Methadone tại Bình Dương

    Thứ tư 02/12/2015 14:46


    Điều trị nghiện thay thế bằng Methadone đã được triển khai đầu tiên tại Thủ Dầu Môt (Bình Dương) vào tháng 6 vừa qua. Việc điều trị nghiện bằng Methadone cho người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh bước đầu đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo về sức khỏe cho người nghiện ma túy. Đồng thời, hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tái nghiện, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


    Theo kế hoạch 917/KH-UBND của tỉnh Bình Dương, tháng 6/2015, cơ sở điều trị nghiện thay thế bằng Methadonet Thủ Dầu Một đã đi vào hoạt động , theo dự kiến trong thời gian tới, cơ sở điều trị thứ 2 tại TX Dĩ An sẽ đi vào hoạt động nhằm giảm tải trong tương lai các bệnh nhân tham gia đông đảo ảnh hưởng đến chất lượng chương trình. Theo đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghiện và gia đình họ. UBND tỉnh cũng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn điều trị của những người có nhu cầu…

    Trong gần 6 tháng qua, cơ sở đã tiếp nhân và điều trị cho 128 bệnh nhân. Kết quả bước đầu cho thấy, các bệnh nhân tham gia chương trình có những tiến triển tốt.

    Chị Nguyễn Thị Xuyến (Bến Cát, Bình Dương) chia sẻ “ Tôi có chồng đang điều trị cai nghiện Methadone, nhưng phải tới tận Thủ Đức để điều trị, nên việc đi lại rất xa nên nhiều khó khăn khi mưa gió, và tốn kém chi phí đi lại, tôi thực sự quá vui mừng khi cơ sở điều trị Methadone được mở tại Thủ Dầu Một giúp chồng tôi thuận tiện cho việc đi lại uống thuốc, mấy tháng nay, thấy chồng sức khỏe biến chuyển tốt và đã xin được việc làm phụ gia đình” .

    Theo BS Nguyễn Thị Thanh Phương - BS điều trị tại cơ sở Methadone cho biết, đa số bệnh nhân ngày mới đến đều từ chỗ suy sụp thể chất lẫn tinh thần,qua gần nửa năm điều trị đã cải thiện đáng kể. Số bệnh nhân đang dùng liều duy trì đã từ bỏ được heroin, tình trạng sức khỏe biến chuyển tốt, đa số đã tăng cân, tinh thần vui vẻ và tin tưởng vào khả năng bỏ sử dụng heroin. Với đội ngũ chuyên viên cũng như cơ sở vật chất hoàn thiện, BS Phương cho biết cơ sở đảm bảo điều trị cho khoảng 300 bệnh nhân trên địa bàn.

    Anh Nguyễn Văn N (40 tuổi) ở P.Tân An, Thủ Dầu Một, cho biết anh bị nghiện 6 năm, tiêu tốn vài trăm nghìn mỗi ngày, vợ con anh nhiều lần đưa đi cai nghiện nhưng anh đều tái nghiện. Khi cơ sở điều trị nghiện bằng Methedone được mở tại Thủ Dầu Một, anh đã đăng ký điều trị. Nhờ kiên trì tham gia điều trị, sức khỏe anh đến này đã tốt, không còn sử dụng ma túy nữa. Anh và gia đình cũng đã giải quyết được những mâu thuẫn trước đây. Việc đoàn tụ và hạnh phúc với gia đình là điều trước kia anh còn không dám mơ đến.

    Để đẩy mạnh các bệnh nhân tham gia chương trình, BS Nguyễn Minh Nguyên- Phó Giám đốc Trung tâm y tế TP. Thủ Dầu Một cho biết, Trung tâm sẽ tăng cường các hoạt động phối hợp liên ngành với các cấp ủy, chính quyền địa phương; tổ chức in ấn tờ rơi, áp-phích, phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt thông qua các tổ chức cộng đồng đang hỗ trợ cho người nhiễm trên địa bàn của dự án Quỹ toàn cầu và VAAC-US.CDC.

    BS Nguyên cho biết thêm, để giúp người nghiện có cơ hội tiếp cận với chương trình điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, thời gian tới, các cơ quan chuyên môn của TP tiếp tục truyền thông cho người nghiện và nhân dân hiểu về lợi ích từ chương trình điều trị methadone; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các y, bác sỹ; đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm điểm cấp phát thuốc methadone tại Dĩ An, tạo thuận lợi cho người bệnh trong quá trình điều trị methadone, góp phần giảm số người nghiện và tái nghiện trên địa bàn.
    Tống Nam
    http://tiengchuong.vn/O-dau-the-nao/...uong/16015.vgp

  9. #269
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần Thơ: Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị methadone

    Thứ tư 02/12/2015 15:38


    Tính đến cuối tháng 11/2015, toàn thành phố có 1.054 bệnh nhân từng được điều trị Methadone. Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, hiện chỉ có 550 bệnh nhân duy trì điều trị, đạt 50% chỉ tiêu Chính phủ giao.





    Ảnh minh họa

    Về tình hình tội phạm ma túy, theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an TP Cần Thơ, trong 9 tháng năm 2015, lực lượng này đã phát hiện và bắt giữ 52 vụ, 70 đối tượng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất ma túy, thu 756 gram heroin, 785 gram ma túy tổng hợp... Lực lượng đã ra quyết định khởi tố 35 vụ với 41 đối tượng có liên quan.

    Tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, chủ yếu được vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh về Cần Thơ tiêu thụ. Thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi như lợi dụng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, quán karaoke, vũ trường… để hoạt động, sử dụng mạng di động, xe phân khối lớn, nhiều người để giao dịch ma túy; ma túy thường để một nơi, nhận tiền nơi khác, thường xuyên thay đổi địa điểm. Thời gian gần đây, các đối tượng còn dùng thủ đoạn mới là nhờ người khác thuê phòng trọ, khách sạn nhưng không ở mà để các đối tượng hoạt động mua bán ma túy trái phép.

    Trong hàng trăm vụ vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy, có nhiều vụ liên quan đến ma túy tổng hợp (ma túy đá). Được phát hiện trên địa bàn vài năm trở lại đây, thế nhưng, tình hình vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép ma túy đá ngày càng phức tạp. Hàng đá vận chuyển vào Cần Thơ với số lượng ngày càng nhiều, gây lo lắng trong dư luận.

    Về tình hình người nghiện, theo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Cần Thơ, thành phố hiện có hơn 2.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó 30% nằm trong diện điều trị bắt buộc tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục - lao động xã hội và quản lý sau nghiện và 50% người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm.

    Tính đến cuối tháng 11/2015, toàn thành phố có 1.054 bệnh nhân từng được điều trị Methadone. Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, hiện chỉ có 550 bệnh nhân duy trì điều trị, đạt 50% chỉ tiêu Chính phủ giao.

    Số bệnh nhân thôi điều trị tại các cơ sở của thành phố qua từng năm với nhiều lý do khác nhau: chuyển đến các tỉnh khác theo nơi làm việc mới, bị bắt do vi phạm pháp luật, tự ý bỏ trị, mắc các bệnh lý khác, sử dụng ma túy tổng hợp và tử vong…

    Vừa qua, ngày 1/12, Sở Y tế tổ chức lễ khai trương cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Đây là cơ sở thứ 5 điều trị Methadone trên địa bàn thành phố với phấn đấu đến hết 31/12/2015 đạt ít nhất 15 bệnh nhân được điều trị và đạt 200 đến 250 bệnh nhân vào cuối năm 2016.

    Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, việc triển khai cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cùng với việc mở cơ sở cấp phát thuốc vệ tinh tại huyện Vĩnh Thạnh trong tháng 12 này và các quận/huyện còn lại trong năm tới sẽ giúp đem dịch vụ chăm sóc, điều trị đến gần dân hơn, góp phần cùng các giải pháp đồng bộ khác nâng cao tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị Methadone trên toàn thành phố.
    Thu Hà
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Can-Tho...done/16022.vgp

  10. #270
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng: Ngăn chặn người cai nghiện "ăn bớt" Methadone

    Thứ năm 03/12/2015 09:53


    Thời gian qua, hàng loạt vụ mua bán trái phép chất Methadone do chính người nghiện thực hiện bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ và xử lý, cho thấy sự lỏng lẻo, nhiều sơ hở trong quy trình quản lý người nghiện uống Methadone ở các cơ sở điều trị tại cộng đồng.





    Người bệnh uống Methadone tại cơ sở điều trị xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên

    Đủ chiêu “tuồn” thuốc



    Tại phiên tòa xét xử bị cáo Lê Quốc Hà, sinh năm 1965, ở địa chỉ số 2/89 đường 25/10, thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên về tội mua bán trái phép chất ma túy, những người tham dự không khỏi ngạc nhiên trước thủ đoạn tinh vi nhằm cất giấu và tuồn Methadone ra ngoài để bán kiếm lời.

    Theo lời khai của bị cáo, do nghiện ma túy nên Hà được đưa vào điều trị cai nghiện bằng hình thức uống Methadone tại cơ sở điều trị xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên với liều lượng 24ml/ngày. Từ đầu tháng 5/2015, nhận thấy cơ sở điều trị có sơ hở trong việc quản lý người nghiện uống Methadone nên khi đến uống, Hà không nuốt hết mà ngậm trong miệng khoảng 10ml rồi ra nhà vệ sinh cho vào túi nilon giấu trong người. Số Methadone lấy được, Hà đem pha thêm với nước ngọt rồi cho vào chai nhựa, cất giấu trong thùng lạnh để bán lại cho người nghiện.

    Nhiều người nghiện còn sử dụng đủ các “chiêu trò” khác để đưa được Methadone ra ngoài hòng đem bán kiếm lời. Ông Bùi Vi Thế, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, người trực tiếp quản lý 2 cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn và xã Thủy Triều cho biết, từ đầu năm tới nay, chính cán bộ, nhân viên ở hai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện phát giác 5 vụ người nghiện cố tình không thực hiện đúng quy trình uống thuốc, giấu Methadone đi bán kiếm lời. Thủ đoạn của họ khá đa dạng như sử dụng một nắm bông ngậm vào miệng để thấm Methadone cất đi, đến sử dụng ống hút giấu trong phần tay áo hay cổ áo…

    Theo số liệu từ Công an huyện Thủy Nguyên, chỉ trong chưa đầy 1 tháng có gần 10 vụ mua bán trái phép Methadone bị bắt với 10 đối tượng liên quan. Bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn, các đối tượng tuồn được ra ngoài 311,5ml Methadone. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận: thấy nhiều người nghiện có nhu cầu sử dụng Methadone trong khi công tác quản lý ở các cơ sở điều trị Methadone còn lỏng lẻo, nên họ tìm mọi cách để giấu và tuồn Methadone ra ngoài bán kiếm lời. Giá của 10ml Methadone thường được bán với mức giá dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng tùy độ tinh chất.

    Quản lý còn sơ hở


    Trao đổi về những sơ hở, lỗ hổng trong quản lý người nghiện ở các cơ sở điều trị Methadone, ông Bùi Vi Thế cho biết, số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại 2 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện Thủy Nguyên hiện có 28 người. Tuy nhiên, so với tổng số hơn 600 người nghiện đang điều trị bằng phương pháp uống Methadone, vẫn là quá ít.

    Ghi nhận của phóng viên tại cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn cho thấy, người nghiện sau khi vào bàn đón tiếp, ký nhận liều uống sẽ được nhận thuốc. Sau khi uống, người bệnh phải tráng ly và chào nhân viên trước khi ra về để họ buộc phải nuốt trước khi nói. Tuy nhiên, lượng người bệnh đến uống Methadone thường tập trung vào đầu giờ sáng, tan tầm hoặc cuối giờ chiều, nên nhân viên không thể kiểm soát hết quy trình uống thuốc đối với mỗi bệnh nhân. Bên cạnh đó, những người bệnh có chủ định giấu Methadone thường có nhiều “mánh lới” để qua mắt nhân viên cơ sở điều trị. Theo một nhân viên làm việc tại cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn, nhiều trường hợp nhân viên phát hiện ra hành vi gian lận, bị người bệnh phản ứng gay gắt, thậm chí nhắn tin đe dọa, hành hung…

    “Để siết chặt quy trình uống Methadone của người nghiện, các cơ sở điều trị tổ chức phân luồng đường đi của người bệnh, đồng thời bố trí thêm một bàn để người nghiện sau khi uống xong đến đọc liều uống và ký nhận. Tuy nhiên, vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng người bệnh tuồn Methadone ra ngoài”, ông Thế thừa nhận.

    Để ngăn chặn người bệnh không tuân thủ quy trình điều trị, cất giấu Methadone đem bán, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên Bùi Vi Thế kiến nghị cần có sự phối hợp, tham gia tích cực của lực lượng công an trong giám sát, bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở điều trị Methadone. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm giáo dục, tuyên truyền, vận động người nghiện thực hiện đúng quy trình điều trị cai nghiện bằng Methadone để việc cai nghiện đạt kết quả tốt, hạn chế phát sinh tội phạm, gây mất an ninh, trật tự ở cơ sở.

    Theo báo Hải Phòng

  11. #271
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tây Ninh: Hiệu quả tích cực từ chương trình cai nghiện bằng Methadone

    Thứ sáu 04/12/2015 14:15

    Tây Ninh đã có hai cơ sở điều trị bằng thuốc Methadone. Cơ sở đặt tại Trung tâm y tế phường 4, TP Tây Ninh đã đi vào hoạt động và tiếp nhận bệnh nhân từ tháng 3-2015, một cơ sở khác vừa khai trương tại Trạm y tế xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu. Cơ sở này tiếp nhận điều trị bệnh nhân tại các huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu và các huyện lân cận.


    Hiệu quả của mô hình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang dần được khẳng định. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân còn được tư vấn kiến thức về HIV/AIDS và cách sinh hoạt, ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe trong quá trình dùng thuốc.

    Số người đăng ký để được điều trị bằng phương pháp này ngày càng tăng, đến nay tại hai cơ sở đã có 192 bệnh nhân tham gia điều trị. Sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như lao, HIV, viêm gan B, viêm gan C... Qua khảo sát, những bệnh nhân chuyển qua giai đoạn điều trị duy trì đều cho kết quả xét nghiệm nước tiểu về ma túy âm tính.

    Người bệnh uống thuốc Methadone tại cơ sở

    Bác sỹ Nguyễn Sanh Tâm, người đang điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tại Cơ sở Methadone tại Trung tâm y tế phường 4 cho biết: “Thời gian điều trị bằng thuốc Methadone cho bệnh nhân không giới hạn, tùy thuộc vào thể trạng, tình hình tiến triển của sức khỏe và ý chí của bệnh nhân. Sau thời gian nếu bệnh nhân có nhu cầu ngưng uống thuốc thì chúng tôi sẽ giảm liều tiến tới ngưng điều trị. Nếu sau đó bệnh nhân có cảm giác thèm nhớ ma túy hoặc có nguy cơ tái nghiện thì có thể đến cơ sở đăng ký điều trị trở lại”.

    Từ việc cải thiện tốt sức khỏe, tinh thần cho người nghiện, phương thức điều trị này đã góp phần làm giảm tình trạng người bệnh vi phạm pháp luật, trộm cắp để có tiền sử dụng ma túy. Có thể nói, việc điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang mở ra hy vọng mới cho người nghiện trong cuộc chiến với ma túy.

    Theo CAND


  12. #272
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cơ sở tư nhân cai nghiện ma túy bằng methadone đầu tiên ở TPHCM



    Chủ nhật, 06/12/2015 08:40

    Trung tâm cai nghiện Đức Thanh Tâm, quận Bình Thạnh, là cơ sở tư nhân điều trị nghiện ma túy bằng methadone đầu tiên tại TP HCM.

    Tại đây người nghiện được tư vấn, thăm khám các bệnh lý nội khoa kèm theo, đánh giá mức độ nghiện và chỉ định uống methadone. Người nghiện có thể đăng ký ở lại trung tâm tham gia các sinh hoạt trị liệu hoặc tiếp tục theo dõi nội trú, giúp xử lý kịp thời, tránh nguy cơ tự ý dùng thêm heroin gây ra các tác dụng không mong muốn hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc.


    Các sinh hoạt và theo dõi nội trú còn có thể giúp tránh tình trạng sử dụng các loại ma túy khác như amphetamine, methamphetamine, cần sa, hút shisha mà gia đình không kiểm soát được.


    [SIZE=px"3"]
    [/SIZE]
    Bác sĩ thăm khám, tư vấn điều trị nghiện cho bệnh nhân tại trung tâm Đức Thánh Tâm. Ảnh: V.T


    BS Phạm Văn Trụ, Trưởng nhóm hỗ trợ chuyên môn chương trình Methadone TPHCM cho biết toàn thành phố đang có 14 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone.


    Trung tâm Đức Thanh Tâm là cơ sở tư nhân thứ ba của cả nước, sau Hải Phòng và Nam Định. Cũng như các cơ sở công lập, trung tâm được nhận thuốc methadone miễn phí theo chương trình dự kiến đến tháng 9/2016.



    Sở Y tế TPHCM sẽ tiếp tục mở các cơ sở mới vớ mục tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, chủ yếu là heroin, cho 8.000 người. Xã hội hóa, điều trị tự nguyện là chủ trương đổi mới công tác điều trị nghiện và phù hợp thực tế của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.



    Theo Lê Phương - VnExpress

  13. #273
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều khó khăn trong điều trị cai nghiện tại điểm “nóng” về ma túy

    Thứ ba 08/12/2015 14:31


    Là tỉnh có số người nghiện khá cao, tính đến ngày 15/7/2015, Công an tỉnh Sơn La đã cập nhập 7.974 trường hợp người nghiện ma túy đang trong diện quản lý. Tuy nhiên, hiện chỉ có 994 trường hợp được tiếp cận với điều trị cai nghiện bằng Methadone.



    Địa bàn “nóng” về ma túy


    Do có 250 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trải dài qua 17 xã, thuộc 6 huyện của tỉnh, ngoài 2 cửa khẩu quốc gia còn rất nhiều đường tiểu ngạch đi lại giữa 2 nước nên Sơn La đã trở thành địa điểm thuận lợi cho việc buôn bán, vận chuyển ma túy.



    Bệnh nhân điều trị Methadone tại cơ sở điều trị ở Thuận Châu, Sơn La - Ảnh: Thùy Chi

    Bên cạnh đó, Sơn La là tỉnh có trình độ dân trí không đều, kinh tế phát triển chậm, địa hình phức tạp với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đến trên 54%, còn lại là các dân tộc khác, vì vậy sự hiểu biết về những tác hại do ma túy gây ra còn hạn chế. Đa số người nghiện ma túy hầu hết nằm trong nhóm đối tượng là người lao động, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

    Anh Lò Văn T, sinh năm 1980 ở Thuận Châu, Sơn La cho biết, do bạn bè rủ rê lôi kéo, anh đã tìm tới thuốc phiện từ năm 2000. Khi vướng vào ma túy, anh đã bị trượt dài trong những cơn ảo giác do ma túy gây ra. Mất việc làm, trong khi đó có những ngày anh phải bỏ ra đến hàng triệu đồng để mua. Gia đình anh “tan nát” cũng vì ma túy, sức khỏe thì ngày càng giảm sút.

    Giống như trường hợp của anh Lò Văn T, anh Nguyễn Văn Y, Mộc Châu, Sơn La cũng đã mất rất nhiều tiền cho những cơn nghiền ma túy của mình. 20 năm nghiện ngập là quãng thời gian địa ngục đối với anh, tiền bạc trong nhà lần lượt ra đi. Rất nhiều lần anh Nguyễn Văn Y đã quyết tâm cai nghiện nhưng đều thất bại, sự quyết tâm đối với bản thân là chưa đủ.

    “Tôi đã trải qua những tháng ngày đen tối. Đau lòng hơn là khi tôi đang ‘phê’ với thuốc thì đứa con đầu đã tử vong vì căn bệnh quái ác ung thư. Gia đình tôi khi đó bất lực vì không có tiền chạy chữa cho con”, anh Y buồn rầu kể.

    Cú sốc tinh thần lớn nhất trong đời đã khiến anh bừng tỉnh. Vượt qua chính bản thân mình, đến lần thứ 7 anh Y đã quyết tâm điều trị cai nghiện bằng Methedone. Sau 1 năm điều trị, hiện anh Y cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt, tình trạng gia đình anh nhờ đó cũng được cải thiện.

    Cũng nhờ điều trị cai nghiện bằng Methadone, anh Lò Văn T giờ đã có được công việc ổn định, niềm vui của anh bây giờ là làm công tác đồng đẳng viên, tuyên truyền, phổ biến tác hại về ma túy, giúp những người đã từng vướng vào ma túy như anh cai nghiện, làm lại cuộc đời.

    Gần 7.000 trường hợp cần được điều trị Methadone


    Nhìn gương mặt ánh lên niềm vui, hy vọng vào tương lai phía trước của anh Lò Văn T và anh anh Nguyễn Văn Y, chắc hẳn gia đình của hai anh và những người đối diện đều cảm thấy an tâm phần nào, song cũng không khỏi lo lắng vì hiện kinh phí cho chương trình điều trị Methadone đang gặp nhiều khó khăn.

    BS. Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết, tính đến ngày 30/9, tổng số cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn là 12. Số bệnh nhân đang được điều trị Methadone là 994. Như vậy, còn đến 7.000 trường hợp nghiện ma túy cần điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.



    Cán bộ làm việc hợp đồng đang khám cho bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone ở Thuận Châu, Sơn La - Ảnh: Thùy Chi

    Tuy nhiên, công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Do thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị Methadone, trong khi đó hiện nay nhân lực đều là lao động hợp đồng, không có biên chế với thu nhập thấp, chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng. “Công tác này gặp khó khăn hơn nữa, vì từ ngày 1/1/2016, số lao động hợp đồng này sẽ không được hưởng trợ cấp do khó khăn về kinh phí, vì vậy việc điều trị cai nghiện bằng Methadone phải do cán bộ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thực hiện”, BS. Hưởng nói.

    Hiện nay cán bộ của Trung tâm chỉ có khoảng 30 người, trong đó 3 người đã được cử đi học, số còn lại lo các công tác chuyên môn, khám, tư vấn, điều trị cho bệnh nhân HIV. Các cán bộ phải làm việc cả vào những ngày nghỉ cuối tuần để đảm bảo tiến độ công việc, vì vậy nếu bố trí nhân lực phục vụ cho 12 cơ sở điều trị Methadone, trung tâm sẽ không thể duy trì được hoạt động thường xuyên.

    Bên cạnh nguồn nhân lực thiếu thì công tác tuyên truyền còn hạn chế, do tỉnh Sơn La có địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, trình độ dân trí không đồng đều nên còn một bộ phận người dân trong cộng đồng, người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình; nhiều bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện do lo sợ bị kỳ thị nên chưa dám đăng ký điều trị bằng Methadone.

    Trong khi đó, một số trường hợp muốn được điều trị nhưng do các cơ sở điều trị Methadone chưa vươn tới tận các thôn bản, chủ yếu tập trung ở xã, thị trấn nên người bệnh muốn điều trị phải lặn lội một quãng đường dài mới đến được cơ sở điều trị. Mặc dù, trong thời gian qua, để khắc phục khó khăn về địa hình trung tâm đã nỗ lực mở rộng chương trình điều trị Methadone tại 10 cơ sở điều trị tuyến huyện Thuận Châu, Mường La, Sông Mã, Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Yên Châu, Bắc Yên, Phù Yên, giúp cho những bệnh nhân ở khu vực xa có thể tiếp cận điều trị. Tuy nhiên, vẫn cần phải mở thêm một số cơ sở điều trị tại một số địa bàn vùng sâu vùng xa để tránh tình trạng người đang điều trị Methadone bỏ ngang chương trình, dẫn đến tái sử dụng ma túy.

    Ngoài ra, một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt nên vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều. Cá biệt, có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về chương trình điều trị Methadone.

    Một khó khăn nữa đó là tạo công ăn việc làm cho người nghiện, việc này cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở để hỗ trợ dạy nghề, tạo động lực cho người nghiện tìm tới các cơ sở điều trị Methadone cai nghiện, giúp duy trì sức khỏe, lấy lại khả năng lao động sản xuất và tái hòa nhập cộng đồng.

    Để giúp người nghiện được tiếp tục điều trị bằng Methadone và người chưa được điều trị có thể tiếp cận thuốc điều trị, BS. Đàm Văn Hưởng cho rằng, trong thời gian tới các khó khăn cần được khắc phục. Hiện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La đang khảo sát, hướng dẫn các huyện trên địa bàn tiếp tục triển khai kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017 để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trong công tác điều trị Methadone.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Nhieu-k...-tuy/16074.vgp

  14. #274
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giảm lây nhiễm cho người nghiện ma túy

    Thứ Tư, 09/12/2015, 08:21 [GMT+7]


    Hoạt động hơn một tháng, cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước (thuộc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước) bước đầu có nhiều dấu hiệu tích cực.


    Có thêm động lực cai nghiện


    Cách đây 3 năm, N.T.L. (xã Tiên Sơn) bỏ học, tập tành theo chúng bạn dẫn đến nghiện ma túy. Vài tháng trước, sau nhiều lần cai nghiện không thành, L. xuống cơ sở điều trị methadone Tam Kỳ với quyết tâm cắt đứt ma túy. “Nhà cách mấy chục cây số, phải có mặt đều đặn vào buổi sáng để uống thuốc, đôi lúc em thấy mệt mỏi vì đường xa. Cũng may, sau một thời gian dùng thuốc cai nghiện, em dần trở lại bình thường hơn. Sẵn có cơ sở này mới mở, em có thêm động lực để cai nghiện, trước hết là nhờ gần nhà” - L. cho hay.

    Đây cũng là động lực chung của tất cả người nghiện ma túy đang điều trị tại cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước. Tại cơ sở này, còn có một số người nghiện ở 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My xuống điều trị. Vừa uống xong thuốc, D.V.M. ra lấy xe máy chạy về lại Bắc Trà My để lên rẫy. Trước đây M. phải xuống tận Tam Kỳ để uống methadone. Quãng đường khoảng 120km cả đi lẫn về khiến M. nhiều khi muốn bỏ cuộc. Nay uống methadone tại Tiên Phước, hành trình của M. giảm hơn một nửa. Nhờ vậy M. uống thuốc đều đặn, không bỏ bữa. Uống xong, M. còn tranh thủ về nhà để đi làm.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước cho biết, xuất phát từ thực trạng Tiên Phước là một trong các địa phương có số lượng người nghiện ma túy cao nhất tỉnh, nên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cùng UBND huyện Tiên Phước phối hợp lập cơ sở này. “Khi cai nghiện tại cơ sở điều trị methadone Tam Kỳ một thời gian, các bác sĩ nhận thấy người nghiện có chuyển biến tốt về sức khỏe, ý thức…, thì sẽ chuyển họ lên trên này để tiếp tục điều trị cho đến khi cai nghiện hoàn toàn” - bác sĩ Mai cho biết thêm.

    Mới thành lập, cơ sở có 67 người điều trị, nay có 75 người nghiện đến điều trị methadone. Trong đó, Tiên Phước có 67 người, Nam Trà My 1 người và Bắc Trà My 7 người; có 8 trường hợp nhiễm HIV trước khi đến điều trị tại cơ sở. Ông Nguyễn Văn Tốt - cán bộ chuyên trách phòng chống HIV (thuộc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước) cho biết những người đến điều trị tại cơ sở chấp hành rất tốt các yêu cầu của dược sĩ, có ý thức cao trong quyết tâm cai nghiện. “Tuy nhiên, đã có 1 trường hợp bỏ uống methadone 2 ngày liền. Cán bộ cơ sở vào cuộc, mới biết em này không có xe nên… lười; được vận động, em đã đi uống thuốc đều đặn trở lại” - ông Tốt cho hay. Tính riêng Tiên Phước, có 145 người nghiện đang điều trị bằng methadone. Vì cơ sở mới chỉ có 2 dược sĩ được đào tạo bài bản về điều trị bằng methadone, và cả 2 dược sĩ này đều phải làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật.

    Ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết chính quyền huyện dành nhiều quan tâm cho cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước, xuất phát từ nguyên nhân địa phương có số lượng con nghiện cao. Đồng thời huyện Tiên Phước đang trình UBND tỉnh kế hoạch lập cơ sở điều trị methadone khu vực Tiên Phước - Bắc Trà My, và được UBND tỉnh thống nhất chủ trương khảo sát thực tế. “Hiện tại cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước chỉ cấp phát thuốc cho người nghiện theo chỉ định của bác sĩ từ Tam Kỳ, nhân lực và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, trong khi thực tế số người nghiện trong khu vực tương đối cao. Nên việc lập cơ sở điều trị trong khu vực giúp người nghiện dễ dàng tiếp cận với methadone hơn, từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất lây nhiễm HIV” - ông Huy cho biết thêm.

    XUÂN THỌ
    http://baoquangnam.com.vn/xa-hoi/y-t...ma-tuy-651211/

  15. #275
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lai Châu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu điều trị Methadone

    Thứ hai 21/12/2015 17:17


    Tính đến tháng 12/2015, Lai Châu là tỉnh hoàn thành sớm chỉ tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone do Chính phủ giao trong năm 2015. Hiện tỉnh đang điều trị cho 1.973 bệnh nhân, đạt 116% so với chỉ tiêu được giao là 1.700 bệnh nhân.



    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu, tính đến ngày 30/11/2015, tỉnh Lai Châu có 1.973 bệnh nhân được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt 116% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Lai Châu cũng là tỉnh đạt cao nhất của toàn quốc về chỉ tiêu điều trị Methadone.



    Điểm cấp phát Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu

    Để trở thành tỉnh vượt chỉ tiêu kế hoạch trong điều trị Methadone, Lai Châu đã đẩy mạnh việc triển khai các điểm cấp phát Methadone tại tuyến xã. Tính đến thời điểm hiện tại cả 8/8 huyện, thị đã triển khai điều trị Methadone với 8 cơ sở điều trị và 29 điểm cấp phát thuốc tại các Trạm Y tế xã, Phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội.

    Với đặc thù là tỉnh miền núi với hầu hết các xã vùng cao, đi lại rất khó khăn, người nghiện ma túy chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, văn hóa thấp và phong tục tập quán sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận điều trị. Do vậy, nếu chỉ triển khai tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, chắc chắn số người tiếp cận điều trị Methadone sẽ rất hạn chế. Tuy nhiên, nhờ có sự tham mưu của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh và sự vào cuộc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể các cấp nên tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh mở các điểm cấp phát Methadone tại tuyến xã.

    Để đảm bảo đúng các quy định và hướng dẫn chuyên môn, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã cử các nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh cùng y tế huyện khảo sát các xã, tuyên truyền vận động già làng, trưởng bản, người nghiện ma túy về lợi ích của điều trị Methadone để họ đăng ký tham gia. Khi đã có một lượng bệnh nhân nhất định, nhóm hỗ trợ kỹ thuật sẽ tiến hành khởi liều ngay tại trạm y tế xã, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho nhân viên các điểm cấp thuốc để tư vấn, cấp phát thuốc, theo dõi, quản lý thuốc theo đúng quy trình. Sau khoảng từ 20 ngày đến một tháng khi bệnh nhân đã ổn định liều điều trị, các điểm điều trị Methadone tuyến huyện tiếp tục theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho các điểm cấp phát thuốc tuyến xã. Nhờ cách làm này mà số người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone không ngừng tăng lên.

    Bên cạnh đó, việc điều trị Methadone, các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác như điều trị ARV, tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị Lao/HIV đã được triển khai lồng ghép tại tuyến huyện, thị xã và triển khai toàn diện các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại tất cả các huyện của tỉnh Lai Châu.


    Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị đã góp phần quan trọng vào việc giảm số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm, đưa tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm mạnh từ 28% năm 2013 xuống còn 11% năm 2015.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Lai-Cha...done/16190.vgp

  16. #276
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đưa Methadone về vùng cao...

    Thứ hai 21/12/2015 17:20


    Đoàn chúng tôi gồm cán bộ y tế và các nhà báo bắt đầu rời thị trấn Mường Tè để đi lên xã Tà Tổng, Mường Tè ở Lai Châu vào lúc 6 giờ khi trời còn chưa sáng, để đến thăm cơ sở cấp phát thuốc Methadone - một loại thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện đã được Bộ Y tế triển khai từ nhiều năm nay.



    Mặc dù được anh Chu Pó Xá - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Tè cho biết đường xa đến gần trăm cây số và có thể không đến nơi nếu đi trời mưa nhưng chúng tôi vẫn rất háo hức đến xã cao nhất của huyện khó khăn và nghèo nhất nước này. Dừng chân ăn tạm bát mỳ tôm tại Nậm Khao khi trời vừa hửng sáng, anh Xá nói, còn khoảng hơn 30 km, tuy nhiên chắc phải mất tầm 2 tiếng nữa mới tới nơi. Chúng tôi hỏi anh Xá sao có 30 km mà lại mất những 2 giờ, anh trả lời thì cứ đi mới biết.


    Đường vào Tà Tổng khiến ô tô cũng khó có thể vượt qua

    Khi xe ô tô chạy được chừng 6 km nữa thì mới đến cung đường gian nan. Đường chỗ thì sạt lở, chỗ đang thi công chờ xe ủi gạt phẳng hơn mới đi được, chỗ thì nhão nhoét. Tuy nhiên thêm một quãng nữa thì không ô tô nào có thể đi được. Chúng tôi hội ý quyết định để xe lại rồi anh Xá gọi cho xe máy trong xã ra đón. Trong khi chờ xe, chúng tôi đi bộ, càng đi càng thấy gian nan, lúc đầu còn lựa xem chỗ nào có thể đặt chân xuống đất cho an toàn nhưng rồi đường ngập bùn và không ai còn có thể giữ gìn được giày dép nữa. Cứ thế đi chừng 6-7 km rồi đội xe máy của xã cũng gặp chúng tôi. Dù ngồi xe nhưng do đường trơn trượt, do vậy hoặc lái xe liên tục sục hai chân chống xuống bùn chống đỡ, hoặc chúng tôi xuống phụ lái xe đẩy xe qua những chỗ khó khăn. Cuối cùng 11 giờ 30 chúng tôi cũng đến được điểm cấp phát Methadone tại xã Tà Tổng, nơi được coi là một trong các xã vùng cao và khó khăn nhất của huyện Mường Tè huyện khó khăn nhất cả nước của tỉnh Lai Châu.

    Tà Tổng cũng là địa bàn trồng cây thuốc phiện khó triệt phá nhất của tỉnh Lai Châu, nên có rất nhiều người đã không thoát khỏi sự cám dỗ. Cơ sở cấp phát thuốc Methadone xã Tà Tổng đã triển khai từ 1 năm nay và hiện nay có 93 người nghiện thuốc phiện tại xã Tà Tổng đang được uống thuốc hàng ngày, sức khỏe của họ đã dần hồi phục, nước da không còn thâm đen, khuôn mặt cười cũng rạng rỡ hơn, đi lại, sinh hoạt cũng nhanh nhẹn hơn. Niềm vui này là cả sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Tè và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu.


    Đoàn công tác phải bỏ xe ô tô lại để đi bộ vào - Ảnh: Hữu Thủy

    Trao đổi nhanh với anh Thào A L, một người Mông dân bản Cô Lô Hồ, một người nghiện có thâm niên 6 năm cho hay, từ năm 20 tuổi anh đã lỡ vướng vào ma túy, rồi mắc nghiện. Từ khi mắc nghiện làm được đến đâu, tiền bạc, thóc gạo đều chui qua cái tẩu hút thuốc phiện hết, có khi bí quá còn bắt cả gà nhà hàng xóm đem bán. Nhìn vợ khóc lóc, con ốm không có tiền chăm sóc anh cũng muốn đoạn tuyệt với ma túy mà không làm nổi. Sau ba lần cai nghiện không thành, anh may mắn được cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh động viên, tư vấn về các tác dụng của việc cai nghiện bằng Methadone, hướng dẫn làm các thủ tục để được điều trị nghiện bằng phương pháp này.

    Sau 1 tháng uống Methadone có sự giám sát của cán bộ y tế, sức khỏe của anh A L đã cải thiện trông thấy. Trước đây anh hút thuốc phiện 3 lần một ngày thì chỉ hơn 2 tuần sau anh không còn thấy thèm thuốc. Không còn phải nghĩ đến việc làm thế nào để có ma túy, anh lao động chăm chỉ và cùng vợ chăm sóc con.

    Anh L chia sẻ, anh rất biết ơn các y, bác sỹ đã cùng chương trình Methadone đã đưa một chương trình hết sức ý nghĩa cho bà con Tà Tổng nói chung và gia đình anh nói riêng. Hiện nay 93 bệnh nhân uống thuốc đều đã có sức khỏe tốt, không còn nghiện ma túy và nhiều gia đình có tới vài người cùng nghiện uống thuốc Methadone hàng ngày đã có của ăn, của để, cuộc sống ngày càng no ấm hơn.

    Tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Tà Tổng hiện có khoảng 200 người nghiện, chủ yếu là thuốc phiện, một trong những địa bàn được đánh giá là có số người nghiện cao nhất huyện do vậy công tác giảm nghèo với xã những năm qua vẫn là một bài toán khó. Hàng năm huyện cũng đã đề nhiều giải pháp, trong đó, chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung tuyên truyền về tác hại của ma túy với gia đình và cộng đồng; vận động người nghiện đi cai, thậm chí bắt buộc đi cai nghiện tập trung nhưng số cai nghiện xong trở về cộng đồng bị tái nghiện rất cao, khó kiểm soát. Do vậy, việc đưa Methadone và đặc biệt là việc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mường Tè cử cán bộ về khởi liều tận xã đã giúp người nghiện thuốc phiện của Tà Tổng tiếp cận dễ dàng hơn với biện pháp này.


    Bệnh nhân uống Methadone tại Trạm Y tế xã Tà Tổng - Ảnh: Hữu Thủy

    Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Chu Pó Xá - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết, bước đầu thành lập cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động bệnh nhân vì hầu hết là dân tộc Mông, nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế, nhiều người không biết tiếng phổ thông, thậm chí không biết chữ. Giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đi bộ. Đội ngũ cán bộ y tế tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ trạm y tế xã Tà Tổng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương không quản khó khăn, ngày đêm đến từng bản, gõ cửa từng nhà người nghiện, kiên trì vận động, thuyết phục, hướng dẫn chu đáo các thủ tục. Với mong muốn hiệu quả tích cực từ Methadone mang lại sẽ giúp cho số người nghiện cũng như những hệ lụy từ người nghiện giảm đi. Nhờ những nỗ lực đó, hiện cả huyện Mường Tè đã có 466 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang điều trị tại 1 cơ sở điều trị và 7 cơ sở cấp phát. Có xã như Bum Tở đang điều trị cho 122 bệnh nhân.

    Cũng nhờ nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế và hiệu quả bước đầu từ việc uống thuốc mà hiện nay tại Trạm y tế xã Tà Tổng đã và đang điều trị cho 93 người. Các bệnh nhân tham gia cai nghiện đều đã được tư vấn kỹ lưỡng cũng như thấm thía những gì do “nghiện ngập” gây nên cho nên đều tuân thủ đúng nguyên tắc của việc sử dụng thuốc. Địa điểm uống thuốc là Trạm Y tế xã, giúp người nghiện có cảm giác không bị xa lánh, kỳ thị và trong lúc điều trị vẫn có thời gian lao động kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống. Do đó, số người tự giác đăng ký uống thuốc ngày càng nhiều.

    Như lời một lãnh đạo xã Tà Tổng trao đổi với chúng tôi trong bữa cơm trưa:“Việc điều trị thay thế bằng Methadone đã thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đã lỡ vướng vào ma túy. Họ không còn phải liều mình để có tiền thỏa mãn cơn đói thuốc cho nên tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn giảm hẳn; chất lượng sống của người nghiện được cải thiện. Nhiều người trước đây đi làm thuê suốt ngày được trả công bằng thuốc phiện hoặc còn không đủ tiền mua thuốc phiện thì hiện nay họ đã để tiền đó mua những vật dụng cần thiết cho gia đình và bản thân. Khi số lượng người nghiện giảm sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương”.

    Chúng tôi cũng được cán bộ xã cho biết rằng: Mặc dù Methadone đã về đến tuyến xã, tuy nhiên có những bản vẫn còn cách xa trung tâm xã tới vài chục cây số nên người dân ở đó vẫn chữa thể tiếp cận được với Methadone. Ông mong rằng có mô hình đưa thuốc xuống cụm bản để người dân được tiếp cận với loại thuốc này.

    Chia tay Tà Tổng vào buổi chiều cuối năm để kịp cho các lái xe ôm còn quay trở lại xã. Vẫn với con đường vẫn lầy lội, vẫn những đoạn đường cùng nhau xuống đi bộ đẩy xe. Cả đoàn thấm mệt nhưng chúng tôi thấy vui vì Methadone đã về tận Tà Tổng. Methadone đã cứu giúp cho nhiều thân phận, nhiều gia đình thoát khỏi nạn ma túy để vươn lên chuẩn bị đón một mùa xuân mới đang về.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Dua-Met...-cao/16191.vgp

  17. #277
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone đổi thay cuộc sống người dân bản Nậm Củm

    Thứ ba 22/12/2015 17:00


    Những ngày cuối năm 2015, nhóm cán bộ y tế và các phóng viên báo chí phòng, chống HIV/AIDS đã đến thăm bản Nậm Củm thuộc xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để cùng tìm hiểu việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.



    Ấn tượng đầu tiên chúng tôi thấy, đó là đường vào Nậm Củm được trải nhựa sạch, đẹp không như liên tưởng trước đó của chúng tôi là đường đi khó khăn, khúc khuỷu, nên từ trung tâm xã Bum Nưa đi vào chỉ mất khoảng 20 phút bằng ô tô. Ở đây khung cảnh thiên nhiên hiền hòa, thanh bình với những rừng cây xanh bạt ngàn bao bọc lấy bản làng miền núi.



    Một góc bản Nậm Củm - Ảnh: Hữu Thủy

    Bản nằm ngay cạnh đường có điểm trường tiểu học và mẫu giáo mới khá khang trang. Tuy nhiên, khi làm việc với Trưởng bản Lò Y Van chúng tôi được biết cả bản chỉ có 26 hộ với khoảng 170 nhân khẩu thì hiện nay phát hiện khoảng hơn 30 người nghiện ở 24 hộ. Việc người dân ở đây nghiện ma túy do phong tục tập quán của dân tộc Mảng diễn ra từ nhiều năm nay vì ban đầu khi có bệnh, hay đau ốm gì người dân cũng truyền tai nhau dùng thuốc phiện để làm giảm đau, họ còn coi thuốc phiện như liều thuốc có thể chữa bách bệnh. Hơn nữa, trước đây thuốc phiện mua bán khá dễ dàng, do vậy người dân nghiện ma túy là rất phổ biến. Cùng với ma túy là tệ nạn uống rượu, đàn ông cũng uống, đàn bà cũng uống, vui cũng uống, buồn cũng uống và đến nay không vui không buồn cũng uống. Thậm chí chỉ có một đĩa rau sắn cũng mời nhau đến uống rượu.

    Để đưa người dân từng bước thoát khỏi ma túy, ngành y tế cũng như các cấp chính quyền địa phương đã vào cuộc một cách hết sức quyết liệt. Cùng với những nỗ lực của UBND huyện Mường Tè và sự hỗ trợ tích cực Trung tâm Y tế huyện và Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu đã cử 6 cán bộ của Trung tâm trực tiếp vào Nậm Củm tổ chức truyền thông, vận động, thăm khám, dò liều, khởi liều cho người nghiện tại bản. Bằng việc mở điểm cấp phát Methadone tại bản Nậm Củm và có lẽ đây cũng là mô hình mới nữa mà Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu đã triển khai sau mô hình cấp phát tại tuyến xã, sau gần 6 tháng hoạt động, điểm cấp phát thuốc Methadone tại bản Nậm Củm đang phát huy hiệu quả tích cực. Đến nay 24 người nghiện ma túy đã được uống thuốc Methadone hàng ngày ngay tại bản, chưa có ai bỏ cuộc trừ một người xin chuyển đi nơi khác.



    Tư vấn trước khi điều trị - Ảnh: Hữu Thủy

    Nói chuyện với anh Thào A Đ, một người nghiện ma túy nhiều năm chia sẻ: “Năm nay tôi 32 tuổi, đã nghiện thuốc phiện gần 10 năm, tính trung bình mỗi ngày chi phí hàng trăm nghìn đồng cho việc hút thuốc phiện. Những khoản tiền được nhà nước hỗ trợ tôi đều mang bán hết để mua thuốc phiện. Ruộng nương không có người làm vì vậy cái đói nghèo cứ đeo bán mãi. Khi được các cán bộ cho uống thuốc Methadone cai nghiện, tôi không còn cảm giác thèm thuốc nữa, người bớt mệt mỏi, cũng không phải suy nghĩ mọi cách để kiếm tiền mua thuốc. Cai được nghiện rồi, tôi sẽ cùng vợ làm ruộng, nương để kiếm thóc, gạo nuôi sống gia đình”.

    Cũng như anh Đẻn, chị Pàn Thị H, năm nay 24 tuổi, cũng có thâm niên nghiện thuốc phiện. Trong niềm vui khi không phải vật vã vì những cơn thèm thuốc, chị H nói: “Em cám ơn các cán bộ nhiều lắm. Nhờ có thuốc Methadone, em không còn khổ vì nghiện nữa. Trước kia, lúc lên cơn thèm thuốc, em không còn quan tâm gì đến gia đình, con cái nữa, chỉ muốn làm thế nào để có thuốc hút thôi. Giờ nghĩ lại thấy thương con lắm. Em sẽ uống thuốc đều để cai nghiện, cố gắng làm ăn và chăm sóc gia đình”.

    Theo thông tin từ chị Nguyễn Thị Thảo, Cán bộ y tế cấp phát Methadone, tất cả người nghiện trong bản đều tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone. Họ chấp hành rất tốt những quy định trong việc điều trị, trừ một số người bỏ một hai ngày khi phải đi nương còn cơ bản họ đến uống thuốc đều đặn, đúng giờ. Trong khi điều trị, qua thử test, tỷ lệ đạt 22/24 người âm tính với ma túy. Đây là tỷ lệ rất khả quan, điều đó cho thấy bà con trong bản đang rất nỗ lực tuân thủ điều trị.



    Uống Methadone tại điểm cấp thuốc tại Bản Nậm Củm

    Cùng với việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho bản Nậm Củm, một tổ công tác của huyện cũng đã được thành lập và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tích cực để giúp Nậm Củm phát triển. UBND huyện Mường Tè cùng các ban, ngành trong tỉnh đã thành lập tổ công tác gồm các cơ quan: công an, bộ đội, y tế, giáo dục, nông nghiệp… do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Tổ trưởng tăng cường giúp đỡ bản. Tổ chia làm 3 bộ phận thực hiện chỉ đạo: phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; thực hiện các chính sách, tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể; vận động xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới. Song song với việc đôn đốc người nghiện uống Methadone, cán bộ trong tổ công tác còn trực tiếp xuống nhà dân ăn cùng, ở cùng, làm cùng và hướng dẫn bà con cách thức canh tác, trồng rau, chăn nuôi, vệ sinh nhà cửa, thôn bản…

    Nậm Củm còn rất nghèo, những ngôi nhà còn trống hơ trống hoác và trong nhà không thấy có vật dụng gì đáng giá, người dân trong bản vẫn còn nhọc nhằn mưu sinh. Những tệ nạn xã hội như uống rượu vẫn đang còn phổ biến. Hay như cảnh tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn là điều “bình thường” tại Nậm Củm…Đây là những trở ngại lớn trong bước đường phát triển của người dân trong bản, tuy nhiên ngày nay Nậm Củm đã biết phát triển ngành chăn nuôi, an ninh cũng tốt hơn, cuộc sống bà con đã có đổi thay và đang vươn lên.

    Với thành công bước đầu của việc đưa Methadone về bản Nậm Củm đã thắp sáng niềm hy vọng cho người nghiện và người dân trong bản. Mong rằng, với sự quan tâm và nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành các cấp cùng với quyết tâm của đồng bảo nơi đây, Nậm Củm sẽ sớm vươn lên phát triển kinh tế, thoát đói, vượt nghèo.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Methado...-Cum/16198.vgp

  18. #278
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone


    Ngày cập nhật 26/12/2015 14:27


    (TTH) - Cơ sở điều trị Methadone tổ chức khởi liều điều trị cho bệnh nhân vào ngày 27/11/2014; tính đến nay, đã tiếp nhận 266 hồ sơ đăng ký tham gia điều trị. Trong đó có 243 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xét chọn điều trị, số bệnh nhân đang tham gia điều trị hiện tại là 202, vượt chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.

    Qua một năm triển khai, cơ sở thực hiện 40 cuộc tư vấn nhóm, giáo dục nhóm, truyền thông vận động cộng đồng về chương trình Methadone với trên 720 người tham gia; tiến hành tư vấn cho 1.095 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về ý nghĩa mục đích và những lợi ích của việc tham gia điều trị điều trị Methadone, những tác hại của việc sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp.


    Tư vấn cho bệnh nhân tham gia điều trị thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thừa Thiên Huế. Ảnh: Minh Văn


    Điều đáng ghi nhận, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ nơi đây nỗ lực hết mình trong việc tiếp cận, chăm sóc, điều trị và vận động gia đình có người nghiện ma túy tích cực tham gia chương trình. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một người cán bộ, người thầy thuốc mà họ còn là người bạn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần để động viên giúp đỡ người bệnh cai nghiện đạt hiệu quả cao. Chú trọng tư vấn hỗ trợ về tâm lý, giúp bệnh nhân và người nhà có những thông tin cơ bản về các vấn đề có liên quan đến Methadone để xác định tư tưởng tham gia điều trị lâu dài, dùng tình cảm để cảm hóa, củng cố động lực giúp bệnh nhân thay đổi nhận thức và hành vi, hợp tác với gia đình để kịp thời điều chỉnh hiện tượng tái sử dụng ma túy ở một số bệnh nhân, trao đổi với gia đình cần có sự quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ cho bệnh nhân tìm kiếm việc làm, hạn chế việc nhàn rỗi, vì đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc tái sử dụng ma túy bất hợp pháp.


    Một bệnh nhân tâm sự: “nghiện ma túy, tôi đã phá phách không biết bao nhiêu của cải gia đình, vợ con, gia đình ruồng bỏ, xã hội coi thường. Thật lòng tôi đã từng cai nhiều lần nhưng không thành công, cứ tưởng cuộc đời đi vào ngõ cụt. Từ khi tham gia chương trình Methadone, được các cán bộ y tế tận tình hướng dẫn chăm sóc điều trị, hiện nay sức khỏe rất tốt”. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone bước đầu đem lại lợi ích thiết thực cho người nghiện về thể chất và tinh thần, giúp họ hòa nhập cộng đồng HIV. Trước khi đưa vào điều trị phát hiện 7 trường hợp nhiễm HIV đã chuyển tiếp điều trị thuốc kháng virus cho các trường hợp này, trong suốt quá trình điều trị không phát hiện thêm ca nhiễm HIV nào. Đánh giá ban đầu, hiện có 80 % bệnh nhân trong giai đoạn điều trị liều ổn định. Tỷ lệ sử dụng heroin ở bệnh nhân giảm rõ rệt, giảm chi phí tiêu tốn cho việc sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm sự mâu thuẫn trong gia đình, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở một số điểm nóng địa bàn trên địa bàn tỉnh, trên 20% bệnh nhân ổn định cuộc sống có công ăn việc làm.


    Trên quan điểm y học “nghiện là một bệnh não mạn tính, tái diễn và người nghiện ma tuý là bệnh nhân” với những kết quả ban đầu triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone không chỉ mang ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV mà nó còn được xem là chương trình mang tính nhân văn, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường giảm các hành vi tội phạm.




    Trần Thị Ngọc (Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS)
    http://baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=76&newsid=8-0-65245

  19. #279
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị Methadone: Cơ hội “vàng” làm lại cuộc đời cho người nghiện

    Ngày 28 Tháng 12, 2015 | 01:00 PM

    GiadinhNet - Để Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên các địa bàn có hiệu quả, rất cần có sự quan tâm vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Đồng thời, tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích thiết thực khi được điều trị Methadone, tạo sự đồng thuận, tham gia ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.




    Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Ảnh: Vũ Thủy


    Làm lại cuộc đời nhờ Methadone



    Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn và khóa tác động của các chất gây nghiện từ từ nên được coi là giải pháp an toàn cho sức khỏe của người nghiện giúp điều trị hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

    Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là chương trình điều trị lâu dài, điều trị càng lâu, kết quả càng tốt. Đây là chương trình hoàn toàn tự nguyện. Methadone được coi là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin. Trên thế giới, Methadone là phương pháp duy nhất chứng minh hiệu quả điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Gần đây, Methadone đã được sử dụng rộng rãi giúp làm giảm lây truyền HIV, giảm tội phạm hiệu quả và an toàn cho cộng đồng.

    Tại Việt Nam, Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được thực hiện thí điểm từ tháng 4/2008 tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh với 6 cơ sở điều trị ban đầu. Đến nay, Chương trình đã được nhân rộng ra hàng trăm cơ sở tại các tỉnh, thành phố.

    Anh N.V.Y (ở Mộc Châu, Sơn La) là người trót nghiện ma túy… đến 20 năm. Đây được coi là quãng thời gian địa ngục đối với anh và cả gia đình. Bao nhiêu đồ đạc có giá trị trong nhà đều đã “đội nón ra đi” để đổi lại là cảm giác “phê” thuốc. Anh Yến cho biết, có ngày cơn nghiện lên cao, anh phải bỏ ra hàng triệu đồng cho việc mua thuốc.

    Theo lời kể của anh Y, rất nhiều lần anh đã quyết tâm cai nghiện song đều bất lực. Dường như sự quyết tâm bản thân là chưa đủ với sức mạnh, nỗi vật vã do những cơn thèm thuốc gây ra. Chỉ khi anh phải đối mặt với cú sốc tinh thần về nỗi đau mất mát người thân, anh mới chợt tỉnh ngộ.

    “Tôi đã trải qua những tháng ngày đen tối. Khi tôi đang mải mê “phê” với thuốc thì đứa con đầu đã ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Tôi vô cùng ân hận, vì trong khi gia đình không có tiền chữa bệnh cho con thì tôi vẫn dùng tiền đi hút thuốc phiện. Giá như tôi tỉnh ngộ sớm hơn, có lẽ đã không ra nông nỗi này…”, anh Y thở dài.

    Vượt qua chính bản thân mình, anh Y đã quyết tâm điều trị cai nghiện bằng Methedone. BS Trần Thị Vân, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) cho biết, anh Y đã duy trì uống Methadone thường xuyên trong một năm qua không bỏ ngày nào. Do vậy, sức khỏe của anh khá tốt, thoạt nhìn không ai nghĩ rằng anh có “thâm niên” nghiện mấy chục năm.

    Cũng giống như anh Y, anh K.D.P (ở Tiểu khu 3, TT Mộc Châu) cũng đã mất rất nhiều tiền cho những cơn nghiền ma túy của mình. Anh cho biết, do bạn bè rủ rê lôi kéo, anh đã tìm đến chất gây nghiện này và không dứt ra được. Khi vướng vào ma túy, anh đã bị trượt dài trong những cơn ảo giác do ma túy gây ra.

    Cũng nhờ điều trị cai nghiện bằng Methadone, anh P giờ đã có được công việc ổn định. Niềm vui của anh bây giờ là làm công tác đồng đẳng viên, tuyên truyền, phổ biến tác hại về ma túy, giúp những người đã từng vướng vào ma túy như anh cai nghiện, làm lại cuộc đời.

    Cần đưa cơ sở điều trị Methadone về địa phương


    Theo thống kê, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 80.000 người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone. Song hiện số người được tiếp cận dịch vụ này mới chiếm khoảng 47%. Đây thực sự là bài toán nan giải, thách thức lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải đồng thời vào cuộc.

    Sơn La được coi là một trong những điểm “nóng” về tình trạng nghiện ma túy và “dẫn đầu” về số bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tính đến ngày 15/7/2015, Công an tỉnh đã cập nhập 7.974 trường hợp người nghiện ma túy đang trong diện quản lý.

    Ma túy đang là nguyên nhân khiến HIV tăng nhanh ở vùng đất này. Sau 4 năm triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đến nay chương trình vẫn diễn ra chậm chạp và còn nhiều vướng mắc. Chỉ tiêu Chính phủ giao tỉnh Sơn La đến năm 2015 phải có 6.000 người nghiện được điều trị bằng thuốc Methadone, nhưng con số đó mới đạt khoảng hơn 10%.

    BS Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết: Tính đến ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh có 12 cơ sở điều trị bằng Methadone. Số bệnh nhân đang được điều trị Methadone là 994 người. Trong đó, số bệnh nhân không còn sử dụng ma túy sau khi điều trị Methadone trên 6 tháng là 946 trường hợp. Lũy tích bệnh nhân đã điều trị Methadone là 1.383 người.

    Như vậy, đối chiếu số người nghiện ma túy trên toàn tỉnh (7.974) và số người được điều trị bằng Methadone (994), vẫn còn khoảng 7.000 trường hợp nghiện ma túy cần được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.

    Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết thêm, công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị Methadone, trong khi đó hiện nay nhân lực đều là lao động hợp đồng, không có biên chế với thu nhập thấp, chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng.

    Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, số người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình cai nghiện bằng Methadone còn nhiều. Đồng thời, còn nhiều trường hợp do sợ bị kỳ thị nên chưa dám đăng ký điều trị bằng Methadone.

    Ngoài ra, một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt nên vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều. Cá biệt, có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về Chương trình điều trị Methadone.

    Theo y sỹ Quàng Văn Đoàn , Trạm trưởng Trạm Y tế xã Chiềng Lao (Sơn La), khó khăn lớn nhất trong công tác vận động những người nghiện trên địa bàn đi điều trị cai nghiện bằng Methadone do người dân chủ yếu là bà con nghèo, ý thức phòng bệnh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, tất cả các cơ sở điều trị bằng Methadone đều ở tuyến huyện, thành phố, trong khi quãng đường từ xã lên huyện khá xa, lại chủ yếu là đường núi, người bệnh muốn điều trị phải lặn lội một quãng đường dài mới đến được cơ sở điều trị. Đây là một trong những cản trở đối với người dân trong việc đi điều trị bệnh. Do vậy, vẫn cần phải mở thêm các cơ sở điều trị tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa để tránh tình trạng người đang điều trị Methadone bỏ ngang chương trình, dẫn đến tái sử dụng ma túy.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, trên 90% thuốc Methadone là từ nguồn viện trợ, nhưng nguồn viện trợ hiện đang bị cắt giảm trầm trọng, do vậy Chương trình điều trị Methadone trên cả nước cũng bị ảnh hưởng theo.


    Về bản chất, Methadone xếp vào nhóm thuốc gây nghiện, việc mua bán và uống phải do bác sĩ kê đơn. Mỗi người cai nghiện sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau, do đó, thuốc Methadone được Bộ Y tế quản lý chặt chẽ. Liều dùng phải do bác sĩ được đào tạo chuyên sâu chỉ định, kê đơn dựa trên khả năng dung nạp của người sử dụng. Việc uống Methadone phải được tiến hành tại các cơ sở điều trị với sự giám sát của nhân viên y tế. Nếu tự ý điều trị, dùng sai liều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng với điều trị, người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị phục hồi sức khỏe thể chất, tâm lý mới đạt hiệu quả và tránh được những tác hại khó lường do độc tính của thuốc gây ra. Những người tự ý cai nghiện, sử dụng không đúng liều thuốc điều trị thay thế Methadone hay các loại thuốc cắt cơn, chống tái nghiện có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
    Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

  20. #280
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị thay thế bằng Methadone: Những khó khăn

    Thứ bảy 02/01/2016 14:57


    Thời gian qua, công tác cai nghiện và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã giúp hàng nghìn người ổn định cuộc sống, có thu nhập, góp phần giảm tội phạm, lây nhiễm HIV, ổn định xã hội. Tuy nhiên, công tác này đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ.



    Điều đầu tiên phải kể đến là sự nhẫm lẫn giữa các khái niệm dẫn đến cách hiểu, truyền thông và xử lý công việc chưa thật chính xác.


    Theo đó, cần phải hiểu sự khác nhau giữa cai nghiện ma túy với điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (điều trị thay thế); sự khác nhau giữa thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện với thuốc điều trị thay thế.


    Nghị định 94/2010/NĐ-CP nêu rõ, cai nghiện ma túy thuộc lĩnh vực giảm cầu trong phòng chống ma túy. Các biện pháp y tế, tâm lý, xã hội… được áp dụng nhằm giúp người nghiện bỏ sử dụng ma túy, hòa nhập cộng đồng.


    Trong khi đó, tại Nghị định 96/2012/NĐ-CP quy định, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là việc sử dụng thuốc thay thế để điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện” thuộc lĩnh vực giảm tác hại trong phòng chống HIV/AIDS và phòng chống ma túy.


    Bên cạnh đó, thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc của quy trình cai nghiện hiện nay có nhiều loại như: thuốc trong phác đồ An thần kinh (do Bộ Y tế ban hành), Bông sen, Cedemex, Heantos, Kamat…thành phần chính của thuốc này thường là các thuốc có tính chất an thần, bồi bổ, nâng cao sức khỏe để giúp người cai nghiện vượt qua giai đoạn đầu khó khăn nhất khi dừng sử dụng ma túy (giảm thiểu các phản ứng của cơ thể thường gọi là “hội chứng cai nghiện” khi người nghiện “đói” ma túy). Thời gian sử dụng thuốc thường 1-2 tuần đến 1 tháng.


    Trong khi đó, thuốc điều trị thay thế cho người nghiện nhóm thuốc phiện (nhóm thuốc phiện gồm thuốc phiện, dolargan, morphine, heroine…) là các chất đồng vận với nhóm thuốc phiện (tạm hiểu là có tính dược lý như nhóm thuốc phiện) như các chất Methadone, Buprenorphine, suboxone… thường dùng bằng đường uống.Thuốc điều trị thay thế thực chất là chất gây nghiện được Liên Hợp Quốc quy định là “thuốc”.Điều trị thay thế là điều trị hàng ngày (hoặc cách nhật), có thể phải dùng suốt đời.Hiện nay, nhiều nước đã dừng hoặc hạn chế phương pháp điều trị thay thế.


    Như vậy, cai nghiện ma túy và điều trị thay thế là hai phương pháp hoàn toàn khác nhau cũng như tính chất dược lý, mục tiêu sử dụng, cách sử dụng, thời gian sử dụng của thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc điều trị thay thế là khác nhau hoàn toàn..


    Thứ hai, là thiếu sự kết hợp các dịch vụ xã hội.


    Cuối năm 2015, tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, có 305 người điều trị bằng Methadone, chiếm 43,6% số người nghiện cả huyện. Riêng thị trấn Sìn Hồ có 93 người điều trị, chiếm 66,4% số người nghiện. Theo Trung tâm y tế dự phòng huyện thì có người sau khi điều trị mua được xe máy, nạn trộm cắp giảm. Thực tế cho thấy, ngoài những người nghiện lâu năm, nghiện quá nặng, nếu được tư vấn tốt, tự nguyện tham gia chương trình thì điều trị thay thế còn phù hợp với các vùng miền núi, nơi người nghiện vẫn chủ yếu dùng thuốc phiện, heroin, nghiện lâu năm, gia cảnh nghèo khó.


    Tuy nhiên, xã và huyện cũng cho biết, ngoài tổ chức điều trị thay thế thì nhìn chung, chưa có biện pháp gì khác giúp đỡ người uống Methadone. Nhiều nơi khác cũng vậy.


    Trước mắt và lâu dài, những vấn đề cần tập trung khắc phục, xử lý là: hạn chế tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị (có nơi đến 25% ngay trong giai đoạn đầu); bệnh nhân sử dụng lại heroin và cả ma túy đá (methamphetamine) trong quá trình điều trị và buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy bất hợp pháp; không có công ăn việc làm ổn định; tham gia điều trị thay thế để trốn tránh cai nghiện bắt buộc; dẫn đến nghiện methadone và các hệ lụy …


    Trong chuyến thăm và làm việc của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cuối năm 2009 tại Hoa Kỳ về chương trình sản xuất Methadone, các chuyên gia Hoa Kỳ đã khuyến cáo “điều trị thay thế nghiện bằng Methadone đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan từ trung ương đến địa phương, kết hợp các dịch vụ xã hội khác, nếu chỉ riêng ngành y tế sẽ không thể giải quyết được và kém hiệu quả…cần chú ý sử dụng đúng liều (quá liều có thể gây tử vong hoặc ngộ độc, dùng lâu không giảm liều có thể nghiện chất thay thế…)”.


    Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng


    Để khắc phục những khó khăn đã nêu trên, chúng ta cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng để thực hiện nhiều “dịch vụ xã hội”. Cụ thể, chung tay tư vấn cho người điều trị; quan tâm đến chương trình giảm liều cho bệnh nhân để không gây nghiện methadone (cai nghiện sẽ khó khăn gấp nhiều lần so với nghiện nhóm opiat) và phòng chống ảnh hưởng đến con cái của họ (theo 1 nghiên cứu được thông báo, tại Mỹ hơn 10 năm qua, có hơn 130.000 trẻ em (năm 2013 có 27.000 em) mới sinh ra đã lệ thuộc vào chất gây nghiện trong đó có Methadone, do mẹ các em đang dùng các loại này. Các hội chứng biểu hiện là biếng ăn, nôn chớ, tiêu chảy nặng, nhạy cảm với các kích ứng nhỏ nhất.Hiện nay, cứ 19 phút có 1 em sinh đã lệ thuộc chất gây nghiện.Hơn 5 năm qua, hơn 100 trẻ em tử vong).


    Ở các vùng cao, từ thôn bản đến trạm y tế xã có khi xa hàng chục cây số, đường đất đi lại chưa thuận lợi, có khi phải đi bộ, nếu đến điểm Methadone cấp huyện còn xa hơn, do vậy, nếu có phương cách đưa thuốc đến tận thôn bản sẽ là một cách phục vụ hợp lý nhất. Tại một số nước, họ cho dùng buprenorphine, bệnh nhân 2-3 ngày dùng 1 lần hoặc dùng suboxone (tổng hợp của buprenorphine và naloxone) bệnh nhân có thể mang về cho 10-15 ngày sau khi đã kiểm tra độ tin tưởng của bệnh nhân.


    Lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ địa bàn để xử lý nghiêm các ổ nhóm buôn bán ma túy, nhất là buôn bán nhỏ, lẻ để ngăn chặn người điều trị thay thế ít có cơ hội mua ma túy sử dụng; bên cạnh việc chống kỳ thị người nghiện, tư vấn để không sử dụng ma túy thì vẫn quản lý theo dõi chặt chẽ người điều trị thay thế sử dụng ma túy.


    Pháp luật cần bổ sung các điều khoản, nếu người điều trị thay thế sử dụng ma túy thì không những đưa ra khỏi chương trình điều trị mà cần đưa ngay vào chương trình cai nghiện bắt buộc, nhất là người lợi dụng chương trình để sử dụng ma túy trái phép mà không bị xử lý.


    Cân nhắc việc triển khai các chương trình điều trị thay thế trong trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hay chú trọng tăng cường việc quản lý ma túy thẩm lậu vào các cơ sở này. Thực tế phạm nhân có tiền sử nghiện các chất dạng thuốc phiện, sau một vài tháng không còn xuất hiện hội chứng cai, ổn định thể chất và tinh thần, đáp ứng công tác lao động cải tạo. Khi họ không còn sử dụng ma túy, phục hồi và thời gian chấp hành án dài thì việc áp dụng điều trị thay thế là không phù hợp, không khoa học và lãng phí nguồn lực.


    Ủy ban nhân dân, các ban, ngành ở cơ sở luôn là lực lượng quan trọng phối hợp với gia đình trong việc hỗ trợ bệnh nhân: tư vấn mọi mặt, thăm hỏi, con cái học hành, lập các Câu lạc bộ, các sinh hoạt văn hóa- thể thao tại cộng đồng, giải quyết khủng hoảng tâm lý, các khó khăn về kinh tế, công ăn, việc làm…Những người điều trị thay thế có kết quả tốt thời gian qua không tách rời sự quan tâm, chăm lo của gia đình và cộng đồng xã hội.


    Các cơ quan chức năng cần tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát thật sự khách quan, khoa học về kết quả điều trị thay thế để có các giải pháp xử lý đảm bảo các mục tiêu đề ra.
    Lê Hiền
    http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chu...khan/16279.vgp

Trang 14 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 41213141516 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •