Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 21 đến 22 của 22

Chủ đề: Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhận diện bệnh thường gặp ở miệng

    Thứ tư, 31/12/2014 08:44

    Một số vấn đề thường gặp ở miệng thường ít ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của mỗi người.


    Một số vấn đề thường gặp ở miệng thường ít ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan hay bị "bỏ quên" vì rất nhiều lý do khiến cho bệnh ngày càng nặng và điều trị dài ngày.


    Nhiễm nấm Candida (tưa lưỡi) - Thrush:

    Gây ra bởi nấm Candida, rất hay gặp ở người già và sơ sinh (tưa lưỡi). Ở lứa tuổi khác cũng có thể bị nhiễm nấm: khi hệ thống miễn dịch suy giảm, dùng kháng sinh dài ngày, bệnh tiểu đường, dùng corticosteroid dạng hít hay uống, bệnh nhân ung thư… Khi phát hiện, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo từng trường hợp khác nhau.


    Thường xuyên ăn trầu có thể dẫn đến ung thư miệng. Ảnh: Diễn Đàm

    Bệnh giộp môi - Cold sores:

    Do virut Herpes simplex (HSV) gây nên - còn gọi là mụn nước do sốt vì hay gặp sau những đợt bạn bị ốm, giảm sức đề kháng. Virut có thể lây qua nước bọt, dùng chung đồ, qua tiếp xúc gần gũi. Có thể dùng thuốc mỡ bôi cho dễ chịu và mau lành vết thương nhưng khi bị thường xuyên, bạn cần đi khám bác sĩ để uống thuốc theo toa ngăn ngừa bộc phát.

    Chứng hôi miệng - Bad breath:

    Do nhiều nguyên nhân: chải răng không kĩ gây giắt thức ăn, tích tụ mảng bám lâu ngày, răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, khô miệng, sức khỏe yếu…


    Cần phân biệt mùi hôi trong khoang miệng (chứng hôi miệng) và khi thở ra bằng mũi vẫn có mùi hôi (hơi thở hôi). Điều trị: Vệ sinh răng miệng đầy đủ, chế độ ăn uống hợp lý, điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể.


    Lưỡi bản đồ - Geography tongue:

    Là bệnh ở phần niêm mạc của lưỡi, còn gọi là viêm lưỡi di cư, lành tính. Biểu hiện là sự rụng tạm thời những nhú lưỡi nhỏ, có ban đỏ không định hình, không có hình dạng nhất định.


    Thường không gây khó chịu nhưng có thể bị kích thích khi ăn nóng, cay, nặng hơn khi bị bội nhiễm vi khuẩn và nấm Candida. Nếu đau nhiều hay bị kéo dài, cần đi khám bác sĩ, có thể dùng corticosteroid tại chỗ hay triamcinolon dán nha khoa.


    Bạch sản - Leukoplakia:

    Là dát hay mảng trắng trên má, môi, lưỡi liên quan đến những sang chấn kéo dài trong miệng như: răng thô ráp, cắn vào má, răng giả sai quy cách, hút thuốc lá, nhiễm nấm, giang mai… Thường không gây đau nhưng phải hết sức cẩn trọng vì bạch sản được coi như tổn thương tiền ung thư, khi phát hiện phải đi khám bác sĩ ngay.



    Loét miệng.

    Viêm loét miệng - Canker Sores:

    Còn gọi là nhiệt miệng, loét áp-tơ. Do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, quá mẫn cảm, kích thích tố, stress, thiếu vitamin, sau sang chấn… Có thể gặp trên lưỡi, má, lợi. Bệnh thường tự khỏi sau khoảng 2 tuần, nếu nặng có thể dùng thuốc, kem bôi giảm đau hoặc dùng laser nha khoa.


    Ung thư miệng - Oral Cancer:

    Dấu hiệu ban đầu là những tổn thương kéo dài không khỏi trên môi, má, luỡi, vòm họng…, có thể mất cảm giác, tê bì, có những mảng đỏ, trắng hay loét kéo dài. Nguyên nhân: hút thuốc lá, nhai lá thuốc, nhai trầu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình có người bị ung thư, HPV. Khám phát hiện sớm chính là chìa khóa điều trị thành công ung thư miệng.


    Lưỡi mọc tóc - Black hairy tongue:

    Xảy ra khi lưỡi có những sang chấn kéo dài như một cái bẫy cho vi khuẩn phát triển mạnh, lưỡi có màu đen và giống như tóc. Nguyên nhân: dùng kháng sinh kéo dài, hút thuốc, vệ sinh kém, uống nhiều trà và cà phê, khô miệng…


    Điều trị: thường chỉ cần chải lưỡi bằng cây cạo lưỡi, nếu tình trạng nặng kéo dài, nên đi khám bác sĩ để dùng thuốc nếu cần.


    Theo BS Nguyễn Thành Huy - Sức khỏe và Đời sống
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nấm miệng hay tái phát có nguy hiểm?

    Thứ hai, 30/03/2015 15:35
    Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong.


    Em thường xuyên bị nấm miệng, cứ khoảng 1 tháng lại tái phát. Vừa rồi em có uống vitamin PP, kẽm khoảng 1 tuần nhưng không khỏi. Em không bị sâu răng, hàng ngày uống nhiều nước (2 lít) và thường ăn rau, trái cây. Em có dùng nhiều loại thuốc bôi sát khuẩn và giảm đau nhưng vẫn bị tái phát. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

    Nguyễn Ngọc (Duongnguyenanhthu2012@gmail.com)

    Chào bạn,


    Nấm miệng là một tình trạng mà trong đó các loại nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng, thường là trên lưỡi hoặc má trong, đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.


    Nấm có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng hay gặp ở người sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch. Nấm miệng là một vấn đề nhỏ nếu đang khỏe mạnh nhưng nếu có một hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.


    Các triệu chứng có thể phát triển đột ngột hoặc ban đầu không hề có triệu chứng nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài. Tổn thương với hình giống như pho mát, gây đau, chảy máu nếu tổn thương cọ xát hoặc cạo. Nứt ở góc miệng, cảm giác bông trong miệng, mất vị giác… Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống, vào thực quản (Candida thực quản).


    Nếu điều này xảy ra, có thể gặp khó nuốt hoặc cảm thấy như là thực phẩm đang mắc kẹt trong cổ họng. Không hiểu em đã đi khám chuyên khoa da liễu chưa hay chỉ dùng thuốc theo sự mách bảo. Việc dùng các thuốc như vitamin hay kẽm sẽ có tác dụng nếu nguyên nhân do cơ thể thiếu những chất này.


    Tuy nhiên, bệnh do nhiều nguyên nhân nên phải tìm đúng nguyên nhân để dùng thuốc điều trị đặc hiệu thì mới không tái phát. Vì vậy, đôi khi việc dùng nhiều thuốc nhưng không đúng lại là nguyên nhân để bệnh tái phát. Tốt nhất em nên đi khám chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thích hợp.
    Theo BS Vũ Hồng Ngọc - Sức khỏe và Đời sống

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •