Kết quả 1 đến 17 của 17

Chủ đề: Chuyển cấp ARV qua BHYT: Nhiều thách thức cần giải quyết

  1. #1
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần

    Chuyển cấp ARV qua BHYT: Nhiều thách thức cần giải quyết

    Chuyển cấp ARV qua BHYT: Nhiều thách thức cần giải quyết

    Thứ ba 04/12/2018 17:44

    Tới đây, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho thuốc ARV sẽ rút hoàn toàn, điều trị ARV tại Việt Nam chuyển sang do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Điều đó dẫn đến những thách thức mà Việt Nam sẽ cần giải quyết để có thể tiến tới hoàn toàn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Cùng với đó, nhiều người nhiễm HIV lo ngại việc khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ khiến việc bảo mật thông tin cho họ không còn được duy trì.


    Việc tuân thủ điều trị chưa được quan tâm đúng mức

    Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 31,1-43,9 triệu người sống chung với HIV, 75% trong số đó biết tình trạng của mình. Tính đến năm 2017, số người tham gia điều trị đạt mức cao nhất trong lịch sử phòng, chống HIV/AIDS với 21,7 triệu bệnh nhân (58.6%), số người tử vong vì AIDS cũng đạt mức thấp nhất là dưới 1 triệu ca một năm. Số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 1,8 triệu em, tuy nhiên mới chỉ có khoảng 50% được tham gia điều trị.


    Trong gần 30 năm qua, kể từ khi phát hiện bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1991, Việt Nam đã đạt được những bước tiến và thành tựu đáng kể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.


    Với cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020, Việt Nam luôn cập nhật và áp dụng những tiến bộ mới vào ứng phó HIV quốc gia, có thể nhắc đến một số như: tăng cường sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi HIV trong ứng phó, thúc đẩy xét nghiệm sớm, điều trị ngay khi có kết quả dương tính với HIV, khuyến khích điều trị dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP) cho các nhóm chịu ảnh hưởng lớn bởi HIV như người sử dụng ma tuý, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới,…


    Bên cạnh những sáng kiến liên quan đến phát hiện và điều trị sớm để đạt mục tiêu 90-90-90, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng đó là giúp bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị.


    Bởi phát hiện tình trạng nhiễm HIV và điều trị ngay để tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thôi là chưa đủ, mà còn cần duy trì kết quả dưới ngưỡng phát hiện đó trong toàn bộ quá trình điều trị HIV bằng cách tuân thủ các quy tắc trong điều trị: Uống đúng thuốc, đúng cách, đúng liều và đúng giờ. Tuân thủ điều trị ARV còn giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc.


    Tuy nhiên, một quan niệm phổ biến trong cộng đồng là việc tuân thủ điều trị là trách nhiệm của riêng cá nhân người nhiễm HIV, từ đó dẫn đến việc còn thiếu sự cảm thông cũng như hỗ trợ từ cộng đồng đối với bệnh nhân HIV.


    Chị Đoàn Thị Khuyên, Trưởng ban điều hành Liên minh Hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV chia sẻ: “Bệnh nhân điều trị HIV không chỉ đối mặt với những mệt mỏi về thể chất do tác dụng phụ của thuốc gây ra mà còn vấp phải nhiều sự kỳ thị, xa lánh của xã hội.


    Điều trị HIV là một hành trình mệt mỏi và cô độc đối với bệnh nhân nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ từ gia đình, nhân viên y tế và xã hội. Điều này rất dễ dẫn đến việc không tuân thủ điều trị hay bỏ trị, gây nguy hại không chỉ cho bản thân bệnh nhân mà còn có tác động không tích cực đến cộng đồng”.


    Nỗi lo lộ thông tin


    Cùng với đó, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho thuốc ARV sẽ rút hoàn toàn vào năm 2020, điều trị HIV tại Việt Nam buộc phải chuyển đổi sang hệ thống do BHYT chi trả trong một lộ trình tương đối khẩn trương đối với cả bệnh nhân và các cơ sở khám, chữa bệnh. Điều đó dẫn đến những thách thức mà Việt Nam sẽ cần giải quyết để có thể tiến tới hoàn toàn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.


    Theo đó, bệnh nhân HIV phải thích ứng cùng một lúc với nhiều thay đổi: môi trường khám chữa bệnh mới (từ phòng khám ngoại trú riêng biệt sang bệnh viện), nhân viên y tế mới, các quy trình và thủ tục mới cũng như nỗi lo về tài chính khi không còn được chi trả toàn bộ cho việc khám, điều trị HIV như trước đây.


    Theo BS Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần người bệnh chủ quan uống sai giờ, lúc đầu vài phút, vài tiếng, vài ngày, thậm chí cả tháng vì thấy mình… không sao. Nhưng uống kiểu này sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khó điều trị.


    Do đó, việc thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tuân thủ điều trị. Nếu không cẩn thận sẽ làm xáo trộn, gây hậu quả khi nhiều người nhiễm HIV bỏ dùng thuốc.


    Trao đổi về vấn đề này, chị Đoàn Thị Khuyên, Trưởng ban điều hành Liên minh Hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV cho biết, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, người nhiễm HIV được tiếp cận với chương trình điều trị, được giáo dục về vấn đề điều trị rất chặt chẽ, theo đó việc tuân thủ điều trị là rất tốt.


    Sắp tới điều trị ARV chuyển sang thanh toán qua BHYT, đó là sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ dành cho chương trình HIV. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển giao này, người nhiễm HIV cũng đang gặp những khó khăn.


    “Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế mới, không phải cán bộ y tế nào cũng sẵn sàng chấp nhận, làm việc thân thiện với người nhiễm HIV. Do bác sĩ kiêm nhiệm quá nhiều công việc trong một đơn vị, hệ thống bệnh viện sẽ không còn nhiều thời gian để tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề tuân thủ điều trị ARV nữa.


    Nếu bệnh nhân không hiểu được tầm quan trọng của điều trị sẽ dễ dẫn đến việc bỏ trị, sức khỏe giảm sút, tỷ lệ kháng thuốc cao hơn, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng cao hơn và chi phí điều trị bệnh cho người bệnh cũng cao hơn”, chị Khuyên nhấn mạnh.


    Cùng với đó, khi chuyển đổi sang thẻ BHYT vấn đề bảo mật thông tin là điều mà hầu hết người nhiễm HIV nào cũng lo lắng. Anh Nguyễn Đình Đức - Trưởng nhóm Niềm tin xanh Hà Nội cho hay: “Sử dụng thẻ BHYT có những mặt tốt, có thể quản lý được người nhiễm HIV, tuy nhiên, đa số những người đang sử dụng thuốc ARV lo sợ bị lộ thông tin khi chuyển cấp thuốc ARV qua BHYT.


    Hầu hết họ sẽ không đồng ý chuyển về địa phương để điều trị ARV, sẽ không điều trị ở các cơ sở y tế, bệnh viện, theo đó nhiều người chọn phương án tự mua thuốc ở bên ngoài để điều trị mà khi đó bản thân họ không kiểm soát được chất lượng thuốc và thậm chí không có đủ chi phí để mua thuốc cả đời”.

    Trước những nỗi lo đó, cộng đồng người có HIV mong muốn trong thời gian tới BHYT sẽ cung cấp được đầy đủ các loại thuốc, đáp ứng được nhu cầu điều trị của người nhiễm HIV tại Việt Nam. Đồng thời, người bệnh cũng mong nhận được sự quan tâm, tư vấn, hỗ trợ tuân thủ điều trị từ nhân viên y tế, gia đình và cộng đồng.



    Thanh Tâm

    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn Charles cho bài viết này:

    DaminhSavio (04-12-2018)

  3. #2
    Thành Viên Mới DaminhSavio's Avatar
    Ngày tham gia
    21-10-2018
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TPHCM
    Bài viết
    62
    Cảm ơn
    25
    Được cảm ơn: 2 lần
    Haizz, toàn là dự thảo mà chưa có 1 đề xuất gì nghiêm túc. Tiền ko quan trọng nhưng lộ thông tin khiến tôi bệnh nặng thêm

  4. #3
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    30-07-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Bài viết
    24
    Cảm ơn
    4
    Được cảm ơn 1 lần.
    Lại khổ rồi haiz. Chuyển về bệnh viện địa phương khác nào cho cả làng cả xã họ biết. Hic

  5. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    04-12-2018
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Ha Noi
    Bài viết
    24
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 2 lần
    Hình như nếu cùng tuyến huyện mình có thể dùng bảo hiểm điều trị ở bất kỳ bv huyện nào. K nhất thiết phải ở đúng bv huyện của mình

  6. #5
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    29-09-2018
    Bài viết
    28
    Cảm ơn
    2
    Được cảm ơn: 0 lần
    Hôm bữa có xem video rồi. Bảo hiểm y tế dành cho người có H có thể mua trực tiếp đồng thời tại cơ sở điều trị do Bộ Y Tế và Bộ LDTBXH phối hợp thay đổi quy định nên không sợ bị lộ thông tin. Với lại điều trị ở bệnh Viện Quận hay Huyện thì làm sao mà lộ thông tin cho nổi. Cả cái huyện với cái quận đó dân số hàng trăm ngàn con người, họ đi khám chữa bệnh thì bác sĩ họ chữa chứ ai quan tâm mình là ai. Quy định về thông tin bảo mật cho người có H đã có quy định từ lâu rồi, chứ đâu phải năm mười người gì đâu mà sợ lộ. Chỉ cần cho họ thấy họ không thể nào lộ thông tin có H khi dùng BHYT thì chắc chắn họ sẽ dùng BHYT thôi.

  7. #6
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    09-11-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Q5 ,HCM
    Bài viết
    105
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 14 lần
    Nói lô thông tin cũng tốt vì nhìu người bị H che giấu rồi cố ý lây lan cho công động nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến những người vô tình bị H do cuộc sống ko may mắn. Nên cho lộ thông tin của những kẻ cố ý lay lan H cho ng khác. Hi

  8. #7
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    04-12-2018
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Ha Noi
    Bài viết
    24
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 2 lần
    Trường hợp mà nhiễm HIV rồi cố tình truyền bệnh chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ trong xh. Những ng nhiễm HIV đã khổ rồi bg lại còn bị lộ thông tin khác nào đẩy họ vào đg cùng

  9. #8
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    09-11-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Q5 ,HCM
    Bài viết
    105
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 14 lần
    Trích dẫn Gửi bởi degiocuondi2018 Xem bài viết
    Trường hợp mà nhiễm HIV rồi cố tình truyền bệnh chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ trong xh. Những ng nhiễm HIV đã khổ rồi bg lại còn bị lộ thông tin khác nào đẩy họ vào đg cùng
    Mình la ng bị hại đây.

  10. #9
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    16-08-2018
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    ha noi
    Bài viết
    140
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 15 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Vuong Hi Xem bài viết
    Nói lô thông tin cũng tốt vì nhìu người bị H che giấu rồi cố ý lây lan cho công động nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến những người vô tình bị H do cuộc sống ko may mắn. Nên cho lộ thông tin của những kẻ cố ý lay lan H cho ng khác. Hi
    BS điều trị tuyệt đối không làm nộ danh tính bệnh nhân. căn bệnh này giờ khi điều trị tải lượng dưới ngưỡng sẽ rất ít khả năng lây nhiễm .

  11. #10
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    09-11-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Q5 ,HCM
    Bài viết
    105
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 14 lần
    Trích dẫn Gửi bởi mưa buon Xem bài viết
    BS điều trị tuyệt đối không làm nộ danh tính bệnh nhân. căn bệnh này giờ khi điều trị tải lượng dưới ngưỡng sẽ rất ít khả năng lây nhiễm .
    Hjx hjx giờ chưa nói cho bô me biết... Hjx ngày nói ra mình bi H ko bik ngày đó sẽ kinh khủng như thế nào...

  12. #11
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    09-11-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Q5 ,HCM
    Bài viết
    105
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 14 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Truong Xuan Xem bài viết
    Chuyển cấp ARV qua BHYT: Nhiều thách thức cần giải quyết

    Thứ ba 04/12/2018 17:44

    Tới đây, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho thuốc ARV sẽ rút hoàn toàn, điều trị ARV tại Việt Nam chuyển sang do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Điều đó dẫn đến những thách thức mà Việt Nam sẽ cần giải quyết để có thể tiến tới hoàn toàn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Cùng với đó, nhiều người nhiễm HIV lo ngại việc khám chữa bệnh bằng BHYT sẽ khiến việc bảo mật thông tin cho họ không còn được duy trì.


    Việc tuân thủ điều trị chưa được quan tâm đúng mức

    Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 31,1-43,9 triệu người sống chung với HIV, 75% trong số đó biết tình trạng của mình. Tính đến năm 2017, số người tham gia điều trị đạt mức cao nhất trong lịch sử phòng, chống HIV/AIDS với 21,7 triệu bệnh nhân (58.6%), số người tử vong vì AIDS cũng đạt mức thấp nhất là dưới 1 triệu ca một năm. Số trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm HIV là 1,8 triệu em, tuy nhiên mới chỉ có khoảng 50% được tham gia điều trị.


    Trong gần 30 năm qua, kể từ khi phát hiện bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1991, Việt Nam đã đạt được những bước tiến và thành tựu đáng kể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.


    Với cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 đến năm 2020, Việt Nam luôn cập nhật và áp dụng những tiến bộ mới vào ứng phó HIV quốc gia, có thể nhắc đến một số như: tăng cường sự tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi HIV trong ứng phó, thúc đẩy xét nghiệm sớm, điều trị ngay khi có kết quả dương tính với HIV, khuyến khích điều trị dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP) cho các nhóm chịu ảnh hưởng lớn bởi HIV như người sử dụng ma tuý, người bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới,…


    Bên cạnh những sáng kiến liên quan đến phát hiện và điều trị sớm để đạt mục tiêu 90-90-90, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng đó là giúp bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị.


    Bởi phát hiện tình trạng nhiễm HIV và điều trị ngay để tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thôi là chưa đủ, mà còn cần duy trì kết quả dưới ngưỡng phát hiện đó trong toàn bộ quá trình điều trị HIV bằng cách tuân thủ các quy tắc trong điều trị: Uống đúng thuốc, đúng cách, đúng liều và đúng giờ. Tuân thủ điều trị ARV còn giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc.


    Tuy nhiên, một quan niệm phổ biến trong cộng đồng là việc tuân thủ điều trị là trách nhiệm của riêng cá nhân người nhiễm HIV, từ đó dẫn đến việc còn thiếu sự cảm thông cũng như hỗ trợ từ cộng đồng đối với bệnh nhân HIV.


    Chị Đoàn Thị Khuyên, Trưởng ban điều hành Liên minh Hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV chia sẻ: “Bệnh nhân điều trị HIV không chỉ đối mặt với những mệt mỏi về thể chất do tác dụng phụ của thuốc gây ra mà còn vấp phải nhiều sự kỳ thị, xa lánh của xã hội.


    Điều trị HIV là một hành trình mệt mỏi và cô độc đối với bệnh nhân nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ đầy đủ từ gia đình, nhân viên y tế và xã hội. Điều này rất dễ dẫn đến việc không tuân thủ điều trị hay bỏ trị, gây nguy hại không chỉ cho bản thân bệnh nhân mà còn có tác động không tích cực đến cộng đồng”.


    Nỗi lo lộ thông tin


    Cùng với đó, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho thuốc ARV sẽ rút hoàn toàn vào năm 2020, điều trị HIV tại Việt Nam buộc phải chuyển đổi sang hệ thống do BHYT chi trả trong một lộ trình tương đối khẩn trương đối với cả bệnh nhân và các cơ sở khám, chữa bệnh. Điều đó dẫn đến những thách thức mà Việt Nam sẽ cần giải quyết để có thể tiến tới hoàn toàn chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.


    Theo đó, bệnh nhân HIV phải thích ứng cùng một lúc với nhiều thay đổi: môi trường khám chữa bệnh mới (từ phòng khám ngoại trú riêng biệt sang bệnh viện), nhân viên y tế mới, các quy trình và thủ tục mới cũng như nỗi lo về tài chính khi không còn được chi trả toàn bộ cho việc khám, điều trị HIV như trước đây.


    Theo BS Đỗ Duy Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần người bệnh chủ quan uống sai giờ, lúc đầu vài phút, vài tiếng, vài ngày, thậm chí cả tháng vì thấy mình… không sao. Nhưng uống kiểu này sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khó điều trị.


    Do đó, việc thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tuân thủ điều trị. Nếu không cẩn thận sẽ làm xáo trộn, gây hậu quả khi nhiều người nhiễm HIV bỏ dùng thuốc.


    Trao đổi về vấn đề này, chị Đoàn Thị Khuyên, Trưởng ban điều hành Liên minh Hỗ trợ tuân thủ điều trị cho người có HIV cho biết, trong thời gian qua với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, người nhiễm HIV được tiếp cận với chương trình điều trị, được giáo dục về vấn đề điều trị rất chặt chẽ, theo đó việc tuân thủ điều trị là rất tốt.


    Sắp tới điều trị ARV chuyển sang thanh toán qua BHYT, đó là sự quan tâm đặc biệt từ phía Chính phủ dành cho chương trình HIV. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển giao này, người nhiễm HIV cũng đang gặp những khó khăn.


    “Với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế mới, không phải cán bộ y tế nào cũng sẵn sàng chấp nhận, làm việc thân thiện với người nhiễm HIV. Do bác sĩ kiêm nhiệm quá nhiều công việc trong một đơn vị, hệ thống bệnh viện sẽ không còn nhiều thời gian để tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề tuân thủ điều trị ARV nữa.


    Nếu bệnh nhân không hiểu được tầm quan trọng của điều trị sẽ dễ dẫn đến việc bỏ trị, sức khỏe giảm sút, tỷ lệ kháng thuốc cao hơn, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng cao hơn và chi phí điều trị bệnh cho người bệnh cũng cao hơn”, chị Khuyên nhấn mạnh.


    Cùng với đó, khi chuyển đổi sang thẻ BHYT vấn đề bảo mật thông tin là điều mà hầu hết người nhiễm HIV nào cũng lo lắng. Anh Nguyễn Đình Đức - Trưởng nhóm Niềm tin xanh Hà Nội cho hay: “Sử dụng thẻ BHYT có những mặt tốt, có thể quản lý được người nhiễm HIV, tuy nhiên, đa số những người đang sử dụng thuốc ARV lo sợ bị lộ thông tin khi chuyển cấp thuốc ARV qua BHYT.


    Hầu hết họ sẽ không đồng ý chuyển về địa phương để điều trị ARV, sẽ không điều trị ở các cơ sở y tế, bệnh viện, theo đó nhiều người chọn phương án tự mua thuốc ở bên ngoài để điều trị mà khi đó bản thân họ không kiểm soát được chất lượng thuốc và thậm chí không có đủ chi phí để mua thuốc cả đời”.

    Trước những nỗi lo đó, cộng đồng người có HIV mong muốn trong thời gian tới BHYT sẽ cung cấp được đầy đủ các loại thuốc, đáp ứng được nhu cầu điều trị của người nhiễm HIV tại Việt Nam. Đồng thời, người bệnh cũng mong nhận được sự quan tâm, tư vấn, hỗ trợ tuân thủ điều trị từ nhân viên y tế, gia đình và cộng đồng.



    Thanh Tâm

    Mình nghĩ thay đổi chỗ điều trị là không có. Mình đang điều trị tại y tế phường của quận. Quan trọng là BHYT là mọi người điều trị phải có, sợ sẽ có những người họ không mua hoặc do ko đủ khả năng mua bhyt hay lý do gì khác sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị của họ. Haizzz. Mua BHYT cũng trên 500 ngàn rồi .

  13. #12
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    09-11-2018
    Giới tính
    Đồng Giới Nam
    Đến từ
    Q5 ,HCM
    Bài viết
    105
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 14 lần
    Tiền bạc điều trị H cả đời cũng là 1 gánh nặng với những người hoàn cảnh khó khăn hoặc những lý do khác.nhìu khi đến đâu hay đến đó vậy.

  14. #13
    Thành Viên Mới vuive90's Avatar
    Ngày tham gia
    20-06-2017
    Đến từ
    Thiên Đường
    Bài viết
    324
    Cảm ơn
    31
    Được cảm ơn: 33 lần
    Vậy tại sao ko để cho OPC tiếp tục cấp thuốc thông qua BHYT nhỉ? Giống như những phòng khám hay bvien tư đc BHYT trả tiền vậy đó. Vừa quen thuộc với người có H, lại vừa bảo mật thông tin nửa.

  15. #14
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    16-08-2018
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    ha noi
    Bài viết
    140
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 15 lần
    Trích dẫn Gửi bởi vuive90 Xem bài viết
    Vậy tại sao ko để cho OPC tiếp tục cấp thuốc thông qua BHYT nhỉ? Giống như những phòng khám hay bvien tư đc BHYT trả tiền vậy đó. Vừa quen thuộc với người có H, lại vừa bảo mật thông tin nửa.
    nên đưa về mô hình OPC cấp thuốc .

  16. #15
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    14-09-2017
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Bình dinh
    Bài viết
    13
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Mấy a chị cho e hỏi .e điều trị arv đc 1 năm rồi lúc đầu cd4 của e là516 .nhưng sau 1 năm điều trị tải lượng virus ko phát hiện nữa nhưng cd4 còn có 476 ah .vậy có bị sao ko .mong mấy a chị giúp e.e làm việc thường hay tiếp khách nên uống rượu bia thường .vậy khi đến giờ uống thuốc mà có uống rượu bia có làm giảm tác dụng của thuốc ko .? Dạ cám ơn a chị chỉ giúp

  17. #16
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Khatvongsong35 Xem bài viết
    Mấy a chị cho e hỏi .e điều trị arv đc 1 năm rồi lúc đầu cd4 của e là516 .nhưng sau 1 năm điều trị tải lượng virus ko phát hiện nữa nhưng cd4 còn có 476 ah .vậy có bị sao ko .mong mấy a chị giúp e.e làm việc thường hay tiếp khách nên uống rượu bia thường .vậy khi đến giờ uống thuốc mà có uống rượu bia có làm giảm tác dụng của thuốc ko .? Dạ cám ơn a chị chỉ giúp
    CD4 lên xuống vài chục như vậy không vấn đề gì bạn. Có điều khuyên bạn nên hạn chế rượu bia, các chất kích thích, bởi khi điều trị ARV gan đã phải làm việc cật lực rồi.

  18. #17
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    14-09-2017
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Bình dinh
    Bài viết
    13
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Dạ cám ơn a xuân trường . E sẽ cố gắn hạn chế .

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •