Em đã đọc thông tin nhưng vẫn mong anh Tuấn và các anh trực tiếp giải đáp giúp em 5 câu hỏi dưới đây, như vậy em thấy yên tâm, tin tưởng hơn. Đây đều là những tình huống em đã gặp trong công việc với lượng máu và môi trường cụ thể:

* Lượng máu: Các vết máu với lượng từ 1 giọt - 10 giọt máu (không xét đến các vũng máu lớn).

1/ Với vài giọt máu trong bơm kim tiêm để trong phòng, nhiệt độ 20 độ C thì sau thời gian tối đa bao lâu HIV hoàn toàn chết?

2/ Các vết máu dính trên đồ vật trong phòng khách sạn: giường ngủ, ngăn kéo tủ, chăn đệm… dưới nhiệt độ 20 độ C thì sau thời gian tối đa bao lâu HIV hoàn toàn chết?

3/ Các vết máu vương vãi trên sân, đường đi, nhiệt độ 20 - 30 độ C thì sau thời gian tối đa bao lâu HIV hoàn toàn chết?

4/ Tóm lại: Dù là máu trong bơm kim tiêm hay các vết máu trong môi trường khác sau thời gian tối đa là bao lâu HIV hoàn toàn chết để chúng ta dù có chạm vết thương hở của mình vào cũng không bị lây nhiễm HIV?
(Xin hãy chỉ ra một mốc thời gian cụ thể: ...Mấy tiếng đồng hồ? 3 ngày? 7 ngày? 10 ngày? 2 tuần? 1 Tháng? 3 tháng? 6 tháng, 1 Năm?…)

5/ Như thế nào thì máu được xem là thực sự đã khô không còn khả năng lây nhiễm HIV? (Có thể phân biệt bằng mắt thường qua màu sắc, tính chất máu không?...).